.Kinh nghiệm từ Campuchia

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 27 - 29)

1.5 .Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường EU

1.5.2 .Kinh nghiệm từ Campuchia

Campuchia là một nước chậm phát triển, đi sau Việt Nam khoảng 20 năm về xuất khẩu gạo. Nhưng gạo Việt Nam xuất sang EU lại vấp phải sự cạnh tranh lớn với gạo Campuchia ở thị trường này cả về lượng, chất lượng và giá cả. Với những thành công hiện tại của Campuchia có những cách thành cơng của Campuchia đáng để Việt Nam học hỏi và làm theo. Campuchia có những cách làm, biện pháp hiệu quả khiến thị phần gạo xuất khẩu của họ cũng tăng nhanh, điều đáng nói là Campuchia đã khẳng định được những thương hiệu gạo đẳng cấp, trong khi đó Việt Nam vẫn khá loay hoay xây dựng thương hiệu cho riêng mình.

Campuchia tập trung vào sản xuất gạo chất lượng. Trái ngược với chính sách trước đây của Việt Nam về việc tập trung nâng cao sản lượng, tăng lượng xuất khẩu mà không chú trọng nâng cao chất lượng thì ngay từ khi xuất phát điểm Campuchia đã không chạy theo số lượng mà tập trung vào chất lượng. Hệ thống canh tác lúa ít cơ giới hóa, trồng lúa theo mùa kéo dài tới 6 tháng, ít sử dụng phân bón, thuốc hóa học. Nhờ đó, sản lượng gạo tuy ít nhưng có đến gần một nửa là gạo chất lượng cao, kéo theo giá bán cũng tăng theo. Với chất lượng gạo cao, gạo Campuchia đã chinh phục được các thị trường cao cấp, trong đó có EU. Hiện nay, Campuchia lọt top 5 nước có gạo hữu cơ xuất sang EU sau Mỹ, Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan. Đây là điều mà nước xuất khẩu thứ 3 thế giới như Việt Nam chưa làm được.

Campuchia thành công trong cách làm thương hiệu gạo. Điểm khác biệt ở đây cho rằng Việt Nam quan tâm nhiều đến số lượng, trong khi Campuchia lại đặt mối quan tâm của mình vào chất lượng của sản phẩm. Và thực tế, quốc gia nước láng giềng của chúng ta đã có những bước đi cơ bản để xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Năm 2012, gạo Campuchia đạt giải thưởng loại gạo ngon nhất thế giới tại hội nghị gạo thế giới (The World Rice Conference) và họ tiếp tục duy trì địa vị này trong hai năm liên tiếp sau đó là 2013 và 2014. Giải thưởng này có tác dụng rất lớn trong việc giúp Campuchia tạo được sự chú ý trong mắt các nhà nhập khẩu gạo cao cấp ở thị trường châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, khơng dừng lại ở đó, với sự hỗ trợ của IFC (Tổ chức tài chính quốc tế),

18

Campuchia đã có những nghiên cứu khảo sát chi tiết các thị trường tiềm năng và chiến lược thâm nhập cho từng thị trường. IFC chọn sáu thị trường nơi mà gạo Campuchia được đánh giá cao nhất gồm Trung Quốc, Singapore, Pháp, Đức, Mỹ và Bờ Biển Ngà để thực hiện khảo sát. Lấy ví dụ thị trường Trung Quốc, trong khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây đề xuất nên tính tốn, đưa thêm giống lúa Nhật Japonica vào danh mục giống lúa chọn làm thương hiệu, Tổng thư ký VFA, đưa ra là mỗi năm tỉnh Vân Nam – Trung Quốc nhập khoảng 1,4 triệu tấn gạo Japonica thì Campuchia đã có một bức tranh tổng quát cùng những bước đi chi tiết vào thị trường này. Cụ thể, theo bản nghiên cứu của IFC, ứng với mỗi thị trường luôn bao gồm ba phần: đánh giá tổng quan thị trường; kinh nghiệm xuất khẩu của Campuchia vào thị trường này và cuối cùng cũng là phần quan trọng nhất, đó là chiến lược xuất khẩu. Trong chiến lược xuất khẩu, IFC đưa ra 7 vấn đề liên quan tương ứng đến việc xây dựng thương hiệu; các cơ quan có thể liên hệ để hỗ trợ; marketing; thị trường mục tiêu; giá cả; đóng gói; dịch vụ. Ứng với thị trường Trung Quốc, IFC đưa ra những khuyến nghị rất chi tiết như chọn thị trường ngách là phân khúc cấp cao với khách hàng là các ngành nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ẩm thực để tiếp cận; sản phẩm đóng gói nên bao gồm cả những túi nhỏ cỡ 10kg; nhấn mạnh yếu tố chất lượng và an toàn thực phẩm vốn rất được chú trọng tại Trung Quốc…Xây dựng thương hiệu, dù là gạo hay bất cứ sản phẩm nào khác, lắng nghe tiếng nói của thị trường và đáp lại tiếng nói ấy ln là điều quan trọng nhất. Cách làm của Campuchia có thể khơng thích hợp với Việt Nam nhưng với những gì ngành xuất khẩu gạo của họ đạt được, dù sao, bước đi này vẫn đáng để Việt Nam tham khảo.

1.5.3. Kinh nghiệm từ Ấn Độ

Ấn Độ hiện nay là quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, là anh cả của các nước xuất khẩu gạo. Với dân số khoảng 1,37 tỷ người, Ấn Độ đứng thứ hai trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Vậy mà nền nông nghiệp quốc gia này đảm bảo được an ninh lương thực trong nước và vẫn xuất khẩu với lượng hơn 10 triệu tấn mỗi năm dẫn đầu thị trường gạo thế giới. Cùng với Thái Lan thì Ấn Độ cũng là quốc gia chiếm thị phần lớn trong lượng gạo nhập khẩu vào thị trường EU với loại gạo chủ đạo là gạo Bastima – gạo thơm.

Chính sách của Chính phủ đối với hoạt động xuất khẩu gạo, Ấn Độ chủ trương đưa máy móc, thiết bị đến tay người nơng dân thơng qua trợ cấp, cho vay tín dụng. Nhà nông đưuọc trang bị kiến thức, kĩ thuật nơng nghiệp hiện đại qua các khóa học được tổ chức dưới hình thức phù hợp với trình độ của người nơng dân. Những chủ trương, chính sách hỗ trợ này giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng gạo sản xuất trong nước. Bên

19

cạnh đó, các thủ tục xuất khẩu cũng được đơn giản hóa một cách tối đa, giảm bớt các thủ tục hành chính nhằm khuyến khích nhiều thương nhân tham gia xuất khẩu gạo. Do vậy, hoạt động xuất khẩu gạo của quốc gia này càng được đẩy mạnh.

Đa dạng chủng loại gạo xuất khẩu cũng là ưu điểm của quốc gia này. Các loại gạo của quốc gia này rất đa dạng, từ cấp thấp, trung bình đến chất lượng cao. Đồng thời Chính phủ thực hiện phân loại rõ ràng các loại gạo theo khả năng xuất khẩu: gạo chất lượng cao như Basmati dùng để cạnh tranh với gạo đến từ Thái Lan và Việt Nam tại thi trường nước nhập khẩu; các loại gạo có chất lượng trung bình sẽ xuất khẩu cho những quốc gia không yêu cầu cao về chất lượng như các quốc gia châu Phi và các loại gạo không xuất khẩu sẽ được phục vụ nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh lương thực. Với những hoạch định, chính sách này sẽ giúp cho gạo Bastima của Ấn Độ có chỗ đứng trong thị trường EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)