.Thị hiếu và tập quán tiêu dùng gạo của người dân EU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 31 - 35)

2.1 .Tổng quan về thị trường gạo EU

2.1.1.2 .Thị hiếu và tập quán tiêu dùng gạo của người dân EU

Mặc dù khơng phải là một trong những cây lương thực chính và cũng khơng phải

là cây trồng chủ đạo ở châu Âu, nhưng gạo cũng có ý nghĩa văn hóa xã hội và tầm quan trọng trong sinh thái của một số nước vùng Địa Trung Hải của châu Âu. Trên thực tế, gạo đã là một phần của ẩm thực châu Âu ngay cả trước khi khoai tây được thêm vào chế độ ăn kiêng. Gạo được cho rằng xuất hiện ở châu Âu từ thế kỉ thứ VIII do người Ả Rập trồng và phát triển lúa gạo đầu tiên. Gạo Japonica và Indica là hai loại gạo phổ biến nhất của người dân EU. Đây được coi là loại gạo truyền thống của châu Âu, chiếm khoảng 75% sản lượng gạo xuất tại EU và được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Nam Âu. Người dân địa phương rất ưa chuộng loại gạo này, họ đánh giá rất cao về phẩm chất và chất lượng. Đối với gạo Japonica, EU đủ lượng để tự cung cấp cho khu vực và thậm chí cịn

22

xuất khẩu một lượng nhỏ mỗi năm. Loại gạo phổ biến thứ hai là gạo Indica được trồng chủ yếu ở châu Á và được tiêu thụ ở vùng Bắc Âu. Đây khơng phải là loại gạo khu vực EU có thể tự sản xuất được mà phải nhập khẩu một lượng lớn hằng năm từ các nước châu Á. Xu hướng tiêu dùng gạo Indica của người dân EU ngày càng gia tăng. Ngoài 2 loại gạo phổ biến này, người dân EU còn tiêu dùng một số loại gạo khác như Basmati- gạo thơm, đưuọc trồng chủ yếu từ Pakistan và Ấn Độ; gạo Jasmine-ít thơ hơn so với gạo Basmati và hơi dẻo khi nấu chín, được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, phần lớn gạo Jasmine nhập khẩu của EU là từ Thái Lan; gạo nếp là loại gạo dẻo hay gạo đen, gạo đỏ,… Nhu cầu tiêu dùng những loại gạo này của người dân EU ngày càng tăng nhanh, mức tiêu thụ khoảng 6%/năm.

Dù khơng phải là nguồn lương thực chính trong đa số bữa ăn hàng ngày của người dân EU, nhưng các món ăn từ gạo ở những địa phương này cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Với những cách chế biến độc lạ, khác với người dân châu Á sử dụng cơm nấu chín kèm các món ăn mặn trong bữa ăn hàng ngày đã tạo nên nét ẩm thực đặc trưng của châu Âu. Nếu như người Ý có món Risotto-gạo nấu kèm với nước dùng nhiều kem, thịt, bơ, phơ mai thì Tây Ban Nha có món Paella-cơm thập cẩm hay Pilaf-cơm được nấu với nước luộc thịt, được sử dụng phổ biến ở các nước Đông Nam châu Âu như Romani, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp,…Nhiều món ăn đa dạng được làm từ gạo đã khiến nhu cầu sử dụng gạo của các quốc gia trong EU tăng cao. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng tiêu dùng thực phẩm cũng có nhiều xu hướng biến đổi, ngày càng nhiều người nhận thức được sự cần thiết của một chế độ ăn lành mạnh, họ quan tâm đến giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Điển hình như Risotto của người Ý, nó được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất. Người tiêu dùng Ý nhận thấy có lợi cho sức khỏe hơn là mì ống nên nhu cầu về món Risotto đã tăng lên nhanh chóng. Chính vì ý thức về sức khỏe ngày càng tăng, người dân Ý đang cắt giảm và hạn chế lượng mì ống trong chế độ ăn uống của họ và chuyển dần sang sử dụng các loại ngũ cốc có lợi cho sức khỏe, trong đó có gạo. Do sở thích của người tiêu dùng thay đổi và lối sống thay đổi, các công ty địa phương trong nước luôn tham gia vào sự đổi mới liên tục thích nghi với nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại. Chẳng hạn, công ty Risotto Bello của Ý đã bổ sung món Risotto ăn liền mới trong loạt sản phẩm của mình, để đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm chất lượng cao, dễ nấu.

23

Gạo không phải là cây lương thực chính và khơng được trồng chủ đạo trên tồn khu vực EU vì những đặc điểm điều kiện tự nhiên, khí hậu của nhiều quốc gia trong khu vực này không phù hợp phát triển cây lúa. Nhưng trong tổng số 27 quốc gia thành viên của khu vực này thì có 8 quốc gia sản xuất gạo: Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Pháp, Romani, Hungary, Bulgaria. Với khả năng sản xuất này, EU có thể tự túc về mặt hàng gạo khoảng 70% lượng tiêu thụ còn lại sẽ nhập khẩu từ các nước châu Á hoặc Mỹ,…

Bảng 2.1.Diện tích và sản lượng gạo sản xuất của khu vực EU

ĐVT: Nghìn ha, nghìn tấn

Năm Diện tích ( nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

2018 414 1637

2019 436 1772

2020 429 1733

2021 414 1621

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2022

Tổng diện tích trồng lúa của các quốc gia này trung bình khoảng 425 nghìn ha với năng suất khoảng 7 tấn thóc/ha. Sản lượng trên tồn khu vực trung bình trong 5 năm gần đây khoảng 1.719 nghìn tấn gạo. Diện tích sản xuất lúa của khu vực EU có sự biến động tăng giảm qua các năm nhưng với lượng không đáng kể do lượng nước nông nghiệp hàng năm biến đổ dẫn đến một số vùng phải giảm diện tích canh tác. Khoảng 50% sản lượng gạo của khu vực EU được sản xuất ở Ý, khoảng 30% sản lượng được sản xuất ở Tây Ban Nha, tiếp theo khoảng 12% được sản xuất ở 2 quốc gia còn lại. Ý là nhà sản xuất hàng đầu khu vực với diện tích canh tác khoảng 220 nghìn ha. Gạo được trồng chủ yếu ở lưu vực sông Po ( vùng Piemonte, Bologna, Venetia và Romagna) và các khu vực khác như Tuscany, Latium, Sardinia,…Nhà sản xuất lúa gạo lớn thứ hai là Tây Ban Nha với 117 nghìn ha với 2 vùng sản xuất lúa gạo chính là Andalusia và Estremadura với diện tích thay đổi qua các năm do lượng nước cho hoạt động canh tác biến động thất thường. Ngoài ra, lúa gạo cũng được sản xuất ở vùng Valencia, đồng bằng Ebo và vùng Navarre, nơi có nguồn cung cấp nước ổn định hơn. Khu vực sản xuất gạo của Hy Lạp trước đây rất phân tán nhưng hiện đang tập trung xung quanh thành phố Thessaloniki với khoảng 25 nghìn ha. Diện tích canh tác của Bồ Đào Nha cũng khoảng 25 nghìn ha, tập trung chủ

24

yếu ở 3 khu vực thành phố Coimbra, đồng bằng Tagus phía đơng bắc Lisbon và thung lũng Sado và Guadiana. Ở Pháp, tồn bộ diện tích khoảng 18 nghìn ha tập trung ở vùng Camargue nằm ở đồng bằng sông Rhone. Các nước canh tác lượng với diện tích nhỏ cịn lại ở khu vực EU cũng đều phân bố cả ven các con sơng lớn. Với điều kiện tự nhiên, khí hậu ở những khu vực này thì một năm chỉ sản xuất được một vụ lúa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9- đây là thời điểm tốt nhất trong năm phù hợp với hoạt động canh tác lúa. Với sản lượng gạo sản xuất mỗi năm như vậy, khu vực EU đảm bảo tự cung tự cấp khoảng 70% tiêu dùng trong nước, chủ yếu tại các nước sản xuất ra chính lượng gạo đó. Các nước khơng trồng lúa thì lượng tiêu thụ chủ yếu từ nguồn nhập khẩu.

Bảng 2.2.Lượng tiêu dùng gạo của khu vực EU trong giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Nghìn tấn

Năm 2018 2019 2020

Tổng lượng sử dụng

trong EU 2889 3043 3416

Con người/ Công nghiệp/ Thức ăn chăn

nuôi

2840 2997 3358

Giống 49 49 58

Nguồn: European Comission, 2020 Qua bảng trên có thể thấy nhu cầu sử dụng gạo của người dân EU ngày càng tăng

cao. Năm 2020, lượng tiêu dùng trong khu vực tăng 373 nghìn tấn so với năm 2019 ứng với khoảng 12,25% và tăng khoảng 18,24% so với năm 2018 do xu hướng tiêu dùng gạo ngày càng tăng của người dân EU. Lượng tiêu thụ gạo của khu vực được chia thành những mục đích sử dụng khác nhau trong đó: tiêu dùng của con người chiếm 85%, thức ăn trong chăn nuôi chiếm khoảng 7%, công nghiệp thực phẩm chiếm 3% và sử dụng làm lại giống trong sản xuất khoảng 3%. Ngoài lượng sản xuất và tiêu thụ trự tiếp trong khu vực này xuất khẩu trung bình khoảng 260 tấn gạo, lượng xuất khẩu thay đổi biến động qua các năm phụ thuộc vào lượng dư của tiêu dùng trong khu vực.

25

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)