.Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 66 - 68)

3.4 .Kiến nghị

3.4.2 .Đối với Chính phủ

Hồn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu gạo: Trước tiên, đối với sản xuất, Chính phủ cần điều chỉnh mức hỗ trợ tài chính phù hợp để đảm bảo vốn đầu tư cho sản xuất. Trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp

57

máy móc trang thiết bị và cơng nghệ hiện đại. Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc cấp tín dụng ưu đãi cho nông dân, doanh nghiệp. Chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư xây dựng các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về giống nhằm lai tạo và phục chế giống lúa tốt, có giá trị cao đối với sản xuất và xuất khẩu.

Về hoạt động xuất khẩu, đối với chính sách cho các doanh nghiệp muốn tham gia các hợp đồng cung ứng gạo cấp Chính phủ, cần tạo cơ chế minh bạch, rõ ràng để các doanh nghiệp có thể nắm bắt thơng tin và tham gia đấu thầu. Đối với những doanh nghiệp tự chủ các hợp đồng xuất khẩu, Chính phủ cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm các khâu trung gian không cần thiết, giảm thiểu những thủ tục rườm rà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng buôn bán quốc tế.

Về vấn đề thể chế, cần nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật và giám sát nghiêm chỉnh pháp luật về mơi trường, sở hữu trí tuệ, lao động. Mơi trường ln là một vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Quốc gia muốn phát triển không phải chỉ để tập trung vào tăng trưởng mà còn cần quan tâm bảo vệ môi trường sống. Việc phát triển sản xuất canh tác lúa có thể kéo theo nhu cầu sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón tăng cao gây độc hại, ô nhiễm môi trường và những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của con người. Chính phủ cần có những quy định, hình thức xử phạt thích đáng để mỗi người dân ,mỗi doanh nghiệp hạn chế sự lệ thuộc quá mức vào những hóa chất này và cần có cơ quan giám sát kiểm tra thường xuyên. Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay chưa được chú trọng. Trong khi đó, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho mặt hàng lúa gạo của Việt Nam. Nếu khơng mau chóng điều chỉnh cho hoạt động này thì khi quá trình hội nhập diễn ra, Việt Nam sẽ rất dễ bị thua thiệt trong những tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Nhân cơng lao động Việt Nam được đánh giá là khá rẻ. Do đó, khi các doanh nghiệp nước ngồi vào tiếp cận rất có thể sẽ làm các doanh nghiệp trong nước bị thiếu hụt nhân lực. Khơng thể phủ nhận những chính sách ưu đãi về tiền lương mà các doanh nghiệp nước ngồi trả ln hấp dẫn hơn những doanh nghiệp trong nước bởi họ có tiền lực tài chính mạnh. Nếu nguồn nhân lực cho sản xuất lúa gạo bị mất cân bằng thì sẽ gây lên bất ổn định trong sản xuất và an ninh lương thực. Do vậy, Chính phủ cần có chính sách bảo vệ lợi ích và khuyến khích để người trồng lúa an tâm sản xuất.

Chỉ đạo xây dựng xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn

58

chuẩn kỹ thuật khắt khe, Nhà nước cần tập trung xây dựng các vùng lúa chuyên canh sản xuất cho xuất khẩu, chỉ đạo các địa phương quy hoạch phân vùng thâm canh trồng lúa cho xuất khẩu. Từ đó tập trung xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đa dạng hóa mặt hàng gạo để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu.

Cần đẩy mạnh truyền thông về áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thực hiện cơ giới hóa sản xuất để tối đa hóa hiệu quả sản xuất. Điều này hồn tồn phù hợp với mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Máy móc thiết bị của Việt Nam còn quá nghèo nàn, lạc hậu, khiến cho hiệu quả sản xuất không được cao. Gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp sẽ giúp gia tăng giá trị hạt gạo, mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, việc liên kết sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp sẽ giúp tạo hiệu quả phát triển bền vững.

VFA phối hợp làm việc với các hiệp hội ngành nghề để thường xuyên đánh giá thực tế hiệu quả hoạt động, từ đó phản ánh hỗ trợ khi cần thiết. Đánh giá những thành quả đạt được sẽ giúp hoạt động sản xuất có định hướng, phát huy những thành quả đã đạt được cũng như phát hiện được những vấn đề tiềm ẩn còn tồn tại.

Xây dựng các đề án, các chương trình dự báo do Bộ quản lý và phê duyệt để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo. Xây dựng các chương trình phân tích lợi thế của Việt Nam, phân tích năng lực cạnh tranh với các đối thủ, tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng và có những định hướng trong giai đoạn dài hạn để người dân và các doanh nghiệp có thể nắm bắt các cơ hội và có sự điều chỉnh phù hợp.

Chuyển giao tiến bộ khoa học cho nông dân: Nông dân thường bị động trong việc áp dụng khoa học kĩ thuật, do đó, Chính phủ cần chủ động xây dựng vùng nguyên liệu mở, mở nhà máy, liên kết với nông dân để nâng cao chất lượng gạo. Hỗ trợ đầu tư cho nông dân đồng bộ khoa học để hiện đại hóa sản xuất hoặc Nhà nước đầu tư máy móc thiết bị và giao cho người nông dân tự quản lý máy móc sản xuất và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu gạo.

Chỉ đạo các viện nghiên cứu, trường học, doanh nghiệp,…tích cực tham gia cơng tácnghiên cứu và hỗ trợ các hộ nông dân sản xuất.Tăng cường hoạt động liên kết vùng giúp gắn kết lợi ích hài hịa giữa người sản xuất, chế biến và người tiêu thụ. Với liên kết này, người nơng dân có thể tận dụng lợi thế và gia tăng năng lực chuyên môn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)