.Thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 45)

2.3.1.Thực tiễn thúc đẩy xuất khẩu gạo sang EU giai đoạn 2018-2021

Để thúc đẩy xuất khẩu gạo sang thị trường tiềm năng EU, Chính phủ Việt Nam đã

đưa ra các chiến lược thúc đẩy xuất khẩu gạo sang EU. Mục tiêu tổng quát của chiến lược là phát triển các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô lớn, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng. Vì vậy, chiến lược của Việt Nam là tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu. Khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy xuất khẩu góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nơng dân, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo.

36

Tăng tỷ lệ xuất khẩu gạo: Chiến lược phấn đấu điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng vẫn giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam. Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU năm 2021 dù chưa ghi nhận sự gia tăng mạnh về khối lượng nhưng giá xuất khẩu và trị giá thu về đã tăng lên đáng kể với 53.910 tấn, trị giá 38,07 triệu USD, so với năm 2020 chỉ tăng 0,8% về lượng nhưng trị giá thu về tăng tới 21,6%.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, kết quả này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định EVFTA để gia tăng giá trị xuất khẩu gạo sang EU, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi EU tăng mạnh và nhập khẩu gạo của thị trường này giảm trong năm 2021.

Mặc dù EU hiện chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam (chiếm 1% về lượng và 1,3% về kim ngạch) nhưng đây lại là thị trường tiềm năng về xuất khẩu các loại gạo có giá trị cao.

Trong 11 tháng năm 2021, lượng gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 37.390 tấn, trị giá 26,82 triệu USD, tăng 9,3% về lượng và tăng 28,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường trong khối EU. Tỉ trọng gạo thơm trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU cũng đã tăng lên 70% trong 11 tháng năm 2021 so với 64% của cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, ngoại trừ nhóm gạo hữu cơ, gạo huyết rồng… có sự sụt giảm mạnh 87% về khối lượng xuất khẩu sang EU, các chủng loại gạo khác đều tăng mạnh như: Gạo trắng tăng 40,9%, gạo giống Nhật tăng 137,6%, gạo nếp tăng 323,2%. Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU tăng mạnh so với 11 tháng năm 2020 như: Gạo thơm tăng 17,5%, đạt bình quân 665 USD/tấn; gạo trắng tăng 41,8%; gạo giống Nhật tăng 7,5%, nhóm gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng... tăng 38,5%. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), nhập khẩu gạo của EU trong 9 tháng đầu năm 2021 đã giảm 10,9% về lượng và giảm 9,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 2,63 triệu tấn, trị giá 2,1 tỷ USD. Tuy nhiên, trong số 10 nguồn cung gạo ngoại khối lớn cho EU trong 9 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU đạt

37

mức tăng mạnh nhất, tăng 20,3%, đạt trung bình 781 USD/tấn. Do đó, dù lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu thu về vẫn tăng 13,2%, đạt 34,03 triệu USD.

Chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu: Định hướng chung của chiến lược là chuyển

dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo thông dụng của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư. Chiến lược cũng hướng đến việc tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại. Song song phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị tăng cao; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định. Tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường.

Thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam là châu Á, đặc biệt là Philippines ln

đứng ở vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chiếm tới 33,9% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong năm 2020 đạt 2,22 triệu tấn và 1,06 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và tăng 19,3% về giá trị so với năm 2019. Về chủng loại xuất khẩu, trong năm 2020, giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 45,1% tổng kim ngạch, đạt 2,76 triệu tấn; gạo jasmine và gạo thơm chiếm 26,8%, đạt 1,64 triệu tấn; gạo tấm: chiếm 13,65%, đạt 834,4 nghìn tấn; gạo nếp chiếm 8,9% đạt 547,9 nghìn tấn; gạo japonica và gạo giống Nhật chiếm 4,2%.

Có thể thấy, thứ nhất, kết quả xuất khẩu gạo năm 2020 tiếp tục tăng dù lượng gạo xuất khẩu giảm là do Việt Nam đang thay thế dần các loại gạo phẩm cấp thấp sang phẩm cấp cao để vào thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, EU, Hàn Quốc. Thứ hai, tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo được triển khai mạnh mẽ đã làm thay đổi quy trình canh tác lúa theo hướng nâng cao chất lượng thay vì tăng sản lượng. Thứ ba, những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia mang tầm chiến lược như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) đã tạo điều kiện cho gạo Việt Nam bứt phá. Mặt khác, Việt Nam cịn đưa ra chính sách phát triển thương hiệu gạo: Chính phủ

38

đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gạo, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng mặt hàng gạo, thực phẩm toàn cầu; nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu; tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm gạo của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Gạo Việt đứng “Top 3 gạo ngon nhất thế giới” ST24 và “Gạo ngon nhất thế giới” ST25 cuối năm 2019 cũng là một cột mốc quan trọng giúp gạo Việt cất tiếng nói mạnh mẽ hơn và có sự khẳng định rõ ràng hơn về chất lượng trên thị trường gạo thế giới. Bước sang năm 2020 có thể xem là một năm đáng mừng, phát đi những tín hiệu tích cực về một bức tranh xuất khẩu tươi sáng của ngành lúa gạo nước nhà. Bộ Công Thương cho biết, trong 8 tháng, Việt Nam xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt 2,2 tỷ USD. Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2020, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng gạo đã tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2019, đạt bình qn 489USD/tấn. Trên thị trường thế giới, tính đến ngày 26-8-2020, giá chào bán gạo trắng 5% tấm của Việt Nam đạt 480- 490USD/tấn, mức cao nhất kể từ cuối năm 2011. Như vậy, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang có sự chuyển dịch cơ cấu sang các loại gạo có giá trị cao và chinh phục các thị trường khó tính. Hiệp định EVFTA cũng sẽ là địn bẩy giúp gạo Việt rộng cửa hơn vào các thị trường châu Âu cao cấp, khởi sắc việc xuất khẩu cả về số lượng và giá trị nhờ giảm phí trung gian và miễn-giảm thuế. Từ đó, doanh nghiệp Việt sẽ có điều kiện để tập trung vào chất lượng, đẩy mạnh phát triển thương hiệu gạo.

2.3.2.Nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2021

Thứ nhất về nhân tố chất lượng. EU là thị khó tính bậc nhất, u cầu về chất lượng rất cao vì vậy chất lượng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thúc đẩy xuất khẩu gạo. Chất lượng gạo của Việt Nam trong giai đoạn gần đây vẫn chủ yếu là những loại gạo có chất lượng trung bình, vẫn tồn dư lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật. Chất lượng gạo chưa có được những cải tiến rõ rệt để đáp ứng được yêu cầu của thị trường nên thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU trong giai đoạn này vẫn trì trệ.

Thứ hai về hệ thống vận chuyển, kho bến bãi. Giai đoạn này, hệ thống cầu đường, cảng biển đều được nâng cấp thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa ra đến cầu cảng lên tàu xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đồng thời các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gạo lớn hàng đầu như Lộc Trời, Intimex…đều xây dựng cho mình những nhà kho chất lượng cao với những công nghệ tiên tiến như kho lạnh bảo quản

39

gạo..Điều này càng góp phần nâng cao chất lượng gạo do được bảo quản tốt, thời gian vận chuyển nhanh chóng nên sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo.

Thứ ba về những chính sách vĩ mơ từ Nhà nước. Chính phủ nhà nước cũng như các bộ ban ngành liên quan đều nhận thức được tầm quan trọng của việc cải cách các hoạt động liên quan đến sản xuất và xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2021. Chính phủ đã đưa ra những đề án: Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuy nhiên các hoạt động này thực thi chưa thực sự mang lại kết quả dẫn đến chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn thấp làm giảm khối lượng xuất khẩu gạo sang EU.

Thứ tư về các nhân tố khách quan. Nhu cầu nhập khẩu gạo của EU gần như không biến động nhiều, miếng bánh thị trường EU chia không đồng đều cho các nước xuất khẩu vào thị trường này. Để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt vào thị trường EU, Việt Nam phải cạnh tranh về chất lượng với các loại gạo có thương hiệu đạt chất lượng cao trên thị trường này như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ. Đến năm 2020, Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu thông qua Hiệp định EVFTA thì gạo Việt cũng tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự gia tăng khối lượng xuất khẩu gạo Việt sang EU. Bên cạnh đó, EU quy định rất cao về chất lượng, an toàn thực phẩm và giới hạn lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo thành phẩm Việt Nam chỉ đáp ứng được một lượng rất nhỏ so với tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác. Nhân tố này cũng trực tiếp làm giảm xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU.

2.4.Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU giai đoạn 2018-2021 2.4.1.Thành tựu

Trong thời gian qua, nhờ sự nỗ lực không ngừng của cả nước, hoạt động xuất khẩu

gạo của Việt Nam vào thị trường EU đạt được nhiều thành tựu:

Thứ nhất, khối lượng xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường EU tăng dần qua các năm. Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU tăng rất mạnh trong những năm gần đây cả về lượng và trị giá, chứng kiến tốc độ tăng trưởng bình quân 24,1%/ năm về lượng và 30,4%/ năm về trị giá trong giai đoạn 2018-2021. Năm 2018, khối lượng gạo xuất sang EU là 20 nghìn tấn do gạo Việt Nam xâm nhập vào thị trường này bị áp thuế cao, chất lượng gạo chưa đạt tiêu chuẩn với thị trường EU. Với tấm vé thông hành từ Hiệp định

40

EVFTA, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này đã có kết quả khởi sắc. Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang EU đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về trị giá so với năm 2020. Trong đó, một số giống gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 lần đầu tiên được xuất khẩu vào các thị trường này. Đây là dòng gạo thơm hiện nay Việt Nam đang có thế mạnh để phát triển. Xuất khẩu gạo sang EU mang lại nguồn thu không nhỏ cho đất nước trong thời gian gần đây.

Thứ hai, ngoài những thành tựu ấn tượng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, những năm qua cũng đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam đang dần tăng lên. Các loại gạo có chất lượng thấp đang dần hạn chế xuất khẩu sang EU, thay vào đó xuất khẩu các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo trắng, gạo thơm, gạo tấm, gạo đặc sản,…đang dần được cải thiện để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân EU. Điều này không chỉ nâng cao giá trị và kim ngạch xuất khẩu mà còn tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như lợi ích cho người nơng dân. Cơ cấu mặt hàng gạo Việt trước đây còn bị hạn chế cả về chủng loại lẫn chất lượng chủ yếu xuất khẩu loại gạo đã xay xát, gạo lứt đảm bảo theo tiêu chuẩn của EU do gạo Việt Nam chịu thuế cao nên bán giá cao tại thị trường này nên cạnh tranh rất khó với gạo của Thái Lan, Australia, Ấn Độ. Sau khi kí kết Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm gồm: 30.000 tấn gạo đã xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hồn tồn đối với gạo tấm, cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hằng năm. Gạo Việt được giảm thuế nhập khẩu về 0% đã mở rộng cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu các chủng loại gạo thơm sang EU: Jasmine 85, ST 5, ST 20, Nàng Hoa 9, VĐ 20, RVT, OM 4900, OM 5451, Tài nguyên Chợ Đào.

Thứ ba, cơ cấu thị trường gạo Việt trước đây chủ yếu xuất sang các nước lớn trong EU như Đức, Hà Lan, Ba Lan. Hiện nay, gạo Việt đã thâm nhập vào hầu hết các nước trong nội khối EU, tuy nhiên vẫn xuất khẩu nhiều sang các nước: Ba Lan, Hà Lan, Đức, Italia chiếm tỷ trọng lần lượt là 16,5%, 14,3%, 13% và 12,8%.

Thứ tư, khả năng cạnh tranh về giá, chất lượng đi kèm với giá cả. Khi chất lượng vào

thị trường địi hỏi cao thì đương nhiên giá sẽ phải cao rất nhiều so với giá gạo chất lượng trung bình mà Việt Nam vẫn đang cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới. Nhưng khi phải chịu thêm thuế nhập khẩu vào thị trường, khiến giá gạo tăng lên 1,5 lần. Giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường eu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)