Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý người bệnh

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 73 - 76)

Bài 2 : TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH

4. Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý người bệnh

72

Xem xét sự khác biệt giữa tâm lý thường và tâm lý người bệnh trên 3 mặt cơ bản của tâm lý con người đó là mặt nhận thức, xúc cảm và mặt hành vi.

4.1. Về mặt nhận thức

Người khỏe mạnh: Với những người sức khỏe ở trạng thái bình thường họ đều có khả năng nhận thức đúng về bản thân và thế giới xung quanh. Thường xuyên tự đánh giá, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu… của bản thân để từ đó cải thiện chính mình. Một người khỏe mạnh hồn tồn chấp nhận con người thật của mình, ln cảm thấy lạc quan vui vẻ. Người khỏe mạnh có niềm tin vào bản thân cũng có thể là nguồn ủi an với người khác. Họ cũng không bao giờ cố gắng làm hài lịng tất cả mọi người hoặc tìm kiếm sự chấp nhận nơi người khác. Đây là những đặc điểm cơ bản của một tâm lý lành mạnh. Người bệnh: Do mức độ bệnh tật mà tâm lý, tinh thần và nhận thức của người bệnh có khi bình thường, có khi bị rối loạn. Bệnh tật có thể làm thay đổi quan điểm sống và cách xem xét thế giới xung quanh của người bệnh. Có khi làm họ nhìn cuộc đời một cách ảm đạm, bế tắc... Cách xem xét thế giới của những người bệnh bị những nguyên nhân, diễn biến, tiên lượng của bệnh chi phối.

Điểm rõ rệt nhất trong nhận thức của người bệnh đó là biểu hiện giảm trí nhớ, khơng tập trung chú ý, giảm khả năng lao động… Khi những xung động cảm xúc tăng lên, ý chí giảm đi, ở người bệnh có thể xuất hiện tình trạng tự động tâm lý; ý nghĩ, liên tưởng trở nên lộn xộn; dễ ám thị… Tình trạng dễ bị ám thị tăng lên, người bệnh bị động, phụ thuộc, thậm chí những người vơ thần, những nhà trí thức, cũng cầu cứu đến nhà thờ, chùa chiền, tin vào số mệnh… Đây chính là hiện tượng quay về những hoạt động tâm lý nòi giống phát sinh từ cổ xưa, theo đuổi những lơgíc cảm xúc khơng xuất phát từ quy luật tư duy. Trong tình trạng lo sợ và thiếu tin tưởng, người bệnh muốn thoát khỏi hiện tại, đề cao quá mức những cái không đáng đề cao, miễn là chúng có liên quan đến nhân cách và niềm hy vọng khỏi bệnh của mình.

Nhận thức của người bệnh có thể chia thành các kiểu sau:

- Nhận thức đứng đắn bình thường: Người bệnh khơng có sự thay đổi về mặt nhận thức khi bị bệnh. Họ phân biệt được đúng sai, nên làm và không nên làm…Họ hợp tác tố với nhân viên y tế trong quá trình điều trị bệnh tật.

- Nhận thức cường điệu quá mức: Người bệnh có xu hướng nghiêm trọng hóa bệnh tật và vấn đề sức khỏe của bản thân họ. Vì vậy dễ bị kích thích, nhạy cảm với đau cho nên thường kêu ca, phàn nàn.

- Nhận thức yếu: Người bệnhcó xu hướng coi thường bệnh tật, đánh giá thấp tính nguy kịch của bệnh lý, ít quan tâm khám và điều trị.

73

- Nhận thức không ổn định, loạn nhận thức: Ý thức của người bệnh hay thay đổi, lúc thì coi thường xem nhẹ bệnh tật, lúc lại lo lắng sợ hãi, sợ chết, sợ biến chứng.

Quan sát trên thực tế chúng ta có thể thấy bốn loại nhận thức trên sẽ tương ứng với đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi. Khi bị bệnh, bệnh tật sẽ tác động đến từng cá nhân và ảnh hưởng tới quá trình nhận thức: Đối với lứa tuổi trẻ em học sinh thường hoang mang lo sợ, dễ phản ứng, sợ đau. Đối với tuổi thanh niên thường coi thường bệnh, đánh giá cao sức khỏe của mình, chú nhiều thẩm mỹ, sợ xấu người... Đối với người trưởng thành thì nét tâm lý chững chạc hơn, các đặc điểm tâm lý ổn định hơn nên phản ứng đối với bệnh tật và nhận thức của mình đối với bệnh mang dấu vết nhân cách đã hình thành vững chắc. Đối với người lớn tuổi thì kiểu cường nhận thức thường chiếm ưu thế và phổ biến.

4.2. Về mặt xúc cảm

Người khỏe mạnh: Người khỏe mạnh thường dễ dàng làm chủ được cảm xúc của mình, các cảm xúc của họ phù hợp với hồn cảnh thực tế. Họ cũng khơng cố gắng giải quyết những thứ khơng nằm trong tầm kiểm sốt của mình. Thay vào đó, họ tìm cách nắm được cách mình phản ứng với những cảm xúc, cố gắng điều hướng nó khi đối diện với cảm xúc tiêu cực như nóng giận hay ghen tỵ... Họ không để mình bị tổn thương vì những nhận xét hoặc chỉ trích tiêu cực. Ngược lại, với khả năng nhìn mọi thứ một cách lạc quan và kiểm soát tốt cách bản thân phản ứng với cảm xúc của mình, người có tâm hồn khỏe mạnh có thể dễ dàng chấp nhận những khuyết điểm của bản thân.

Người bệnh: người bệnh thường bị cảm xúc tiêu cực lấn át, bi quan trước hoàn cản của bản thân. Hay rơi vào mớ cảm xúc hỗn độn, khơng chắc mình phải làm gì hay mình muốn gì.

Xúc cảm của người bệnh được hình thành từ những cảm giác về bệnh và từ sự nhận thức về bản chất của bệnh. Thường đi kèm với bệnh tật là những xúc cảm âm tính, làm người bệnh giảm khí sắc, buồn rầu, ưu tư…Nhiều trường hợp xuất hiện xung cảm dưới dạng stress, khiến người bệnh lo âu, sợ hãi quá mức có khi hoảng loạn. Những xúc cảm âm tính vừa và nhẹ có tác dụng bảo vệ người bệnh trước bệnh tật. Mặt khác, xúc cảm sợ hãi, lo lắng là những phản ứng tự nhiên của con người, có tác dụng kích thích hệ thần kinh - nội tiết, tạo ra hội chứng thích nghi khơng đặc hiệu, tác động dương tính lên những q trình bệnh lý trung bình. Xúc cảm của người bệnh và tình trạng bệnh tật thường quan hệ với nhau theo ba hướng sau đây:

+ Phù hợp về dấu và cường độ: thường là xúc cảm âm tính, ở mức độ trung bình, có tác dụng bảo vệ người bệnh và điều trị bệnh tật.

+ Không phù hợp về dấu và cường độ: thường là những xúc cảm vui tươi, sảng khối chiếm ưu thế, người bệnh khơng đánh giá đúng mức độ và diễn biến của bệnh, tỏ ra nông nổi, thiếu can đảm.

74

+ Xúc cảm phù hợp về dấu, không phù hợp về cường độ: thường là những xúc cảm âm tính như buồn rầu, sợ hãi, thất vọng, hoảng hốt quá mức. Chúng có thể là nguồn gốc của những bệnh có căn nguyên tâm lý và làm cho diễn biến của bệnh xấu đi.

4.3. Về mặt hành vi

Người khỏe mạnh thường có hành vi tích cực phù hợp với chuẩn mực đặc biệt họ ln có thể thay đổi để thích nghi với mọi thay đổi.

Trái ngược với người khỏe mạnh hành vi của người bệnh thường có xu hướng tiêu cực. Họ khơng dễ thích nghi với hoàn cảnh mới hay những thay đổi kể cả từ bên trong hay bên ngồi. Vì vậy họ ln bối rối, căng thẳng, lo lắng, ít động lực... Họ chyển trọng tâm hứng thú, say mê, khát vọng trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày của họ sang theo dõi bệnh tật và tìm cách phịng chữa bệnh. Họ thường ít yêu thương bản thân, đôi lúc làm tổn thương người khác. Hay có suy nghĩ tiêu cực trước mọi vấn đề, vậy nên họ thường cáu gắt, khó chịu.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)