Lời tuyên thề Nightingale (1820-1910)

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 122 - 123)

Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

4. Một số lời thề đạo đức y học

4.4. Lời tuyên thề Nightingale (1820-1910)

Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX, việc cải cách xã hội đã thay đổi về vai trò người điều dưỡng. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung cũng được cải thiện. Trong thời kỳ này, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tơn kính và được suy tơn là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng. Đó là Florence Nightingale (1820-1910). Bà sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh nên được giáo dục chu đáo. Bà biết nhiều nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tơn giáo, chính trị. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện thiên tính và hồi bão được giúp đỡ người nghèo khổ. Bà đã vượt qua sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserwerth (Đức) năm 1847. Sau đó bà học thêm ở Paris (Pháp) vào năm 1853. Những năm 1854 – 1855, chiến tranh Crimea nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ các thương binh của quân đội hoàng gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau 2 năm bà đã làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Đêm đêm, Florence cầm ngọn đèn dầu đi thăm bệnh, chăm sóc thương binh, đã để lại hình tượng người phụ nữ với cây đèn trong trí nhớ những người thương binh hồi đó. Chiến tranh chưa kết thúc, Florence phải trở lại nước Anh. Cơn sốt “Crimea” và sự căng thẳng của những ngày ở mặt trận đã làm cho bà mất khả năng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món q 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khoẻ. Vì sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở nước Anh vào 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo một năm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới.

Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Florence đã dày công xây dựng. Hội đồng Điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12-5 hàng năm, ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành Điều dưỡng thế giới.

Hiện nay ngành Điều dưỡng của thế giới đã được xếp là một ngành nghề riêng biệt, ngang hàng với các ngành, nghề khác. Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: đại học, trên đại học. Nhiều cán bộ điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ... và các học hàm phó giáo sư, giáo sư...

Nội dung Lời thề Nightingale

Tôi long trọng tuyên thệ trước các đấng tối cao và sự hiện diện của người trong buổi lễ này, sẽ sống trong sạch và thực hành nghề nghiệp một cách trung thực. Tơi sẽ

121

từ chối những gì có thể gây hại cho người khác và sẽ khơng cho bất kỳ loại thuốc có hại nào. Tơi sẽ dùng mọi năng lực của mình để duy trì và phát triển những chuẩn mực nghề nghiệp và sẽ giữ kín tất cả những bí mật riêng tư của người bệnh và thân nhân người bệnh. Với lịng trung thành, tơi sẽ nỗ lực để giúp các thầy thuốc thực hiện công việc và sẽ cống hiến bản thân vì sức khoẻ của những người mà tơi chăm sóc.

Ý nghĩa và giá trị của Lời thề Nightingale trong nghề y

Năm 1893, Bà Lystra E. Gretter và Trường đào tạo điều dưỡng Farrand đã viết một lời thề điều dưỡng phỏng theo lời thề Hippocrate. Nó được đặt tên là lời thề Florence Nightingale để vinh danh người sáng lập tôn quý của ngành điều dưỡng.

Lời thề này thường được đọc thuộc lòng một cách long trọng trong lễ tốt nghiệp của sinh viên điều dưỡng. Nó cũng thường được đọc trong các lễ kỷ niệm của điều dưỡng như là Tuần lễ điều dưỡng (6-12/5), Ngày điều dưỡng quốc tế (12/5).

Lời thề Florence Nightingale đã đề cao giá trị đạo đức của nghề y, đặc biệt là những người điều dưỡng tận tuỵ chăm sóc người bệnh với tinh thần trách nhiệm cao và hết lịng vì người bệnh. Cho đến nay lời thề này vẫn là những chuẩn mực đạo đức mà người điều dưỡng Việt Nam phải phấn đấu thực hiện trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)