Khái niệm đạo đức

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 106 - 108)

Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

1. Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề nghiệp

1.1. Khái niệm đạo đức

Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng La tinh là “mos” (moris) – lề thói (moralis nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa). Cịn “ln lý” được coi như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng Hy Lạp là “ethicos”- lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói và tập tục thể hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm đạo đức và đạo đức học cịn gọi là “ethicos”.

Ở Phương Đơng, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về đạo và đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo được vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo cịn có nghĩa là đường sống của con người trong xã hội.

Khái niệm đạo đức lần đầu tiên xuất hiện trong Kim văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân

105

đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc, luân lý. Như vậy, có thể nói đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo.

Khái niệm đạo đức (Theo Từ điển tiếng Việt) “Những phép tắc căn cứ vào chế độ kinh tế và chế độ chính trị mà đặt ra để quy định quan hệ giữa người và người, giữa cá nhân và xã hội cốt để bảo vệ chế độ kinh tế và chế độ xã hội”.

Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin “Đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, những tiêu chuẩn, những khuôn phép, những mẫu mực về hạnh kiểm, phong cách hay hành vi có liên quan đến bổn phận, đến trách nhiệm của con người đó với xã hội, với bản thân mình”.

Với tư cách là một hình thái xã hội, đạo đức có đặc điểm: - Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương

Các tầng lớp khác nhau, các dân tộc, vùng miền khác nhau có quan niệm khác nhau về nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội.

- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể. Theo thời gian, những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc trong lối sống, sinh hoạt, mối quan hệ và hành vi của con người cũng có những thay đổi với điều kiện cụ thể.

- Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.

Như vậy, có thể hiểu về đạo đức:

- Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.

- Nghĩa rộng: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và với cả bản thân mình.

Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khn mẫu, tiêu chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người.

106

Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín, ác ...

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)