Hội đồng xét duyệt đạo đức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 151 - 153)

Bài 3 : ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨ UY SINH

7. Hội đồng xét duyệt đạo đức nghiên cứu

Vào năm 2000 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xuất bản tài liệu hướng dẫn hoạt động của các hội đồng đạo đức (EC) trong xét duyệt các nghiên cứu y sinh học làm mục đích hỗ trợ và là cơ sở cho việc đánh giá đạo đức trong nghiên cứu ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam năm 2002, Bộ Y tế đã ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

Hội đồng đạo đức để chỉ một tổ chức, một nhóm người được thành lập bởi một cơ quan có tư cách pháp nhân nhằm xem xét đánh giá khía cạnh đạo đức của các nghiên cứu y sinh học như nghiên cứu về dược phẩm, ứng dụng trị liệu mới, xã hội và tâm lý học… mà đối tượng nghiên cứu là con người.

Nhiệm vụ của hội đồng gồm hướng dẫn, tiếp nhận các hồ sơ đánh giá đạo đức nghiên cứu, tổ chức tiến hành đánh giá đạo đức của các nghiên cứu sinh học. Thông báo và hướng dẫn của hội đồng cho nhà nghiên cứu về sự cho phép, những lưu ý của hội đồng với nhà nghiên cứu. Theo dõi triển khai từ khi bắt đầu đến khi kết thúc về khía cạnh đạo đức nghiên cứu.

Hội đồng hoạt động mang tính độc lập khách quan, khơng bị chi phối bởi hành chính hoặc tài chính, bởi nhà tài trợ, người nghiên cứu hoặc cơ quan nghiên cứu, gồm các thành viên thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn, hoạt động kiêm nhiệm, là những người thực sự đại diện cho quyền lợi của đối tượng nghiên cứu, có hiểu biết về khoa học, về xã hội, về luật pháp hiện hành, khách quan trung thực và không bị chi phối bởi sức mạnh vật chất hoặc tinh thần nào khác.

Nếu hội đồng khoa học xem xét tính khoa học của đề tài như thiết kế, giả thuyết nghiên cứu, dự kiến sản phẩm của nghiên cứu… thì hội đồng đạo đức xem xét các vấn

150

đề đạo đức của nghiên cứu, bảo vệ quyền lợi, sự an toàn, thoải mái về vật chất và tinh thần cho đối tượng nghiên cứu.

Hội đồng đạo đức phải đưa ra quyết định chấp thuận cho phép nghiên cứu được triển khai về khía cạnh đạo đức, xem xét những thay đổi so với bản đề cương ban đầu (nếu có) có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích cũng như gia tăng các nguy cơ cho đối tượng nghiên cứu hay không.

Trong thực tế có những nghiên cứu có tính khoa học nhưng nguy cơ cho đối tượng nghiên cứu lại quá lớn so với lợi ích mang lại, những nghiên cứu như vậy là không thể chấp nhận được, những nghiên cứu khơng có sự đồng thuận của hội đồng khoa học và hội đồng đạo đức thì cần phải trao đổi bàn bạc, ý kiến kết luận cuối cùng cho phép đề tài tiến hành hay không là ý kiến của hội đồng đạo đức nghiên cứu vì bảo vệ đối tượng nghiên cứu, bảo vệ con người là nguyên tắc cao nhất.

Khi nghiên cứu hội đồng đạo đức phải nhận được bản tóm tắt kết qủa nghiên cứu và phương án sử dụng kết quả nghiên cứu, những lợi ích từ kết quả nghiên cứu phải được đưa đến cho cộng đồng và cho người tham gia nghiên cứu.

Ở nước ta trong một thời gian dài từ năm 1980 về trước chúng ta chưa coi trọng đánh giá khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu. Gần đây đạo đức trong nghiên cứu y sinh ngày càng được quan tâm đầy đủ. Tuy nhiên khi tiến hành đánh giá đạo đức trong nghiên cứu chúng ta cịn gặp nhiều khó khăn. Nhiều cơ sở quá nhấn mạnh khía cạnh khoa học, chỉ cần hội đồng khoa học thông qua là nghiên cứu đã có thể tiến hành, ý kiến này bản thân hội đồng khoa học khi xem xét đã quan tâm đến khía cạnh rủi ro và các giải pháp đảm bảo an toàn cho đối tượng. Như thế nhiều nguyên tắc của đạo đức nghiên cứu sẽ bị bỏ qua bởi vì ngay cả khi xem xét các rủi ro cũng cần phải cân nhắc, so sánh giữa lợi ích và rủi ro, yêu cầu lợi ích phải vượt trội so với rủi ro.

Năm 2002, Bộ Y tế ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, đạo đức trong nghiên cứu đã có một khung pháp lý đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tuân theo.

LƯỢNG GIÁ

1. Trình bày những nguyên tắc cơ bản của đạo đức trong nghiên cứu y sinh. 2. Anh hay chị hãy cho biết tại sao cần phải thỏa thuận khi tham gia nghiên cứu?

3. Tại sao đánh giá lợi ích và nguy cơ là một nguyên tắc đạo đức nghiên cứu rất cơ bản, chi phối các nguyên tắc đạo đức khác?

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Uẩn, (2010), Tâm lý học đại cương, NXB ĐH Quốc Gia, Hà Nội. 2. Đạo Đức y học, (2011), NXB y học ĐH Y Hà Nội

3. Quy định về y đức, Ban hành kèm theo QĐ số 2033/BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ y tế.

4. Bài giảng đạo đức y học, (2010), NXB y học, ĐH y Hải Phòng.

5. Nguyễn Huỳnh Ngọc, (2011), Tâm lý học y học- y đức, NXB Giáo dục VN

6. GSTS. Phạm Thị Minh Đức, (2012), Tâm lý và đạo đức y học, NXB giáo dục VN 7. Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên Việt Nam, Ban hành theo QĐ số: 20 /2012/QĐ – HĐD của Hội ĐDVN ngày 10 tháng 9 năm 2012

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 151 - 153)