Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
4. Một số lời thề đạo đức y học
4.2. Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath) (460-377 TCN)
Hippocrates là người có cơng to lớn trong việc hệ thống hoá lại hệ thống tri thức y khoa của nhân loại và đưa vào thực hành y khoa.
Hippocrates đã tách y học ra khỏi thần học thành một khoa học độc lập, tách việc chữa bệnh khỏi việc thờ cúng, tách nơi chữa bệnh ra khỏi các đền thờ. Ông tin tưởng rằng bệnh tật là do nguyên nhân có thể tìm hiểu được. Ơng bác bỏ những quan niệm cho rằng bệnh gây nên do các sức mạnh siêu nhiên và do người ta có những ý nghĩ tội lỗi hay báng bổ thần thánh.
Ông cũng là người đã đặt nền móng cho việc xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề y và soạn thảo “Lời thề Đạo đức Y khoa” (còn gọi là “Lời thề Hippocrates”) để y sinh noi theo. Lời thề thiêng liêng này được bác sĩ trang trọng xưng tụng trước khi bắt đầu hành nghề y. Ngày nay Hippocrates được xem là ông tổ của y học phương Tây.
Nội dung lời thề Hippocrates
“Tôi xin thề trước Apollon- Thần chữa bệnh, trước Asclepius- Thần y học trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết sau đây:
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc sinh ra tơi. Tơi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tơi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tơi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng không dấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả các mơn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với y thuật mà không truyền cho một ai khác.
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tuỳ theo khả năng và sự phán đốn của tơi, tơi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng khơng tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc sảy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành cơng việc đó cho những người chuyên.
Dù vào bất cứ nhà nào, tơi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nơ lệ.
Dù tơi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngồi lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
117
Nếu tôi làm trọn lời thề này và khơng có gì vi phạm tơi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tơi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại”.
Ý nghĩa và giá trị của lời thề Hippocrate trong nghề y
Thời điểm xuất hiện của lời thề này vào khoảng thế kỷ thứ tư trước cơng ngun. Nó đã được sửa chữa nhiều để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của Hy Lạp qua từng giai đoạn khác nhau. Hippocrates là người đầu tiên đưa ra chuẩn mực của nghề y là đòi hỏi người thầy thuốc khi hành nghề y phải đặt lợi ích của người bệnh lên trên lợi ích của bản thân, thậm chí có lúc phải hi sinh chính bản thân mình vì người bệnh hoặc vì lợi ích của cộng đồng. Trong lời thề, Hippocrates cũng nhấn mạnh rằng người thầy thuốc trước hết phải có lương tâm và việc chữa bệnh phải theo lương tâm của mình. Điều này là một nguyên tắc hết sức quan trọng của đạo đức. Khi chữa bệnh theo lương tâm mới tránh khỏi mọi bất công với người bệnh. Đây là một đòi hỏi lớn trong xây dựng đội ngũ thầy thuốc để họ có bản lĩnh hành nghề bằng lương tâm của mình. Trong nền y học hiện đại ngày nay, lời thề này có những điểm khơng cịn phù hợp (ví dụ khơng chấp nhận phá thai) tuy nhiên ý nghĩa lịch sử và tính thiêng liêng của nó vẫn có giá trị rất quan trọng.