Bài 2 : TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH
5. Những phản ứng tâm lý của người bệnh trước bệnh tật
Khi bị bệnh ở người bệnh sự biến chuyển về mặt nhận thức rất khác nhau do đó cách họ phản ứng với bệnh tật, với nhân viên y tế, với bản thân cũng khác nhau. Nhưng thường xuất hiện các loại phản ứng sau:
5.1. Phản ứng hợp tác, tích cực
Đây là loại người bệnh có nhận thức bình thường, khi bị bệnh họ biết phân biệt tốt xấu, đúng sai do đó họ thường lắng nghe ý kiến của nhân viên y tế, thích nghi tốt với hồn cảnh, hợp tác nhân viên y tế trong quá trình điều trị, quan hệ tốt với nhân viên y tế và tin tưởng vào chuyên môn.
5.2. Phản ứng bàng quan, tiêu cực
Người bệnh coi thường bệnh tật và sức khỏe, mặc kệ tới đâu hay đó, thờ ơ với tất cả, họ cho là bệnh không quan trọng rồi sẽ khỏi do đó mất cảnh giác, bệnh có thể trầm trọng hơn, loại người bệnh này thường ít kêu la mà âm thầm chịu đựng. Hoặc người bệnh luôn cho rằng bệnh tật của mình khơng chữa được, sẽ tàn phế, sẽ chết. Do đó người bệnh cho rằng mọi cố gắng nỗ lực của bản thân, của gia đình hay nhân viên y tế đều khơng có tác dụng. Người bệnh có xu hướng chờ chết.
5.3. Phản ứng nghi ngờ
Người bệnh luôn nghi ngờ, thiếu tin tưởng đối với quá trình điều trị của nhân y tế, nghi ngờ trình độ, năng lực của nhân viên y tế, nghi ngờ chất lượng thuốc, nghi ngờ kết quả chẩn đốn... do đó họ sẽ chạy chữa lung tung
75 5.4. Phản ứng hốt hoảng, lo sợ
Dù chỉ mắc bệnh nhẹ nhưng hốt hoảng, lo sợ. Người bệnh thường quá lo lắng về các triệu chứng và tiến triển của bệnh. Sự lo lắng hốt hoảng có thể là điều kiện cho việc xuất hiện sự lo âu bệnh lý, bi quan về bệnh và tương lai.
5.5. Phản ứng phá hoại
Người bệnh không thỏa mãn mọi việc xung quanh, dễ phản ứng, có những hành động tiêu cực như khơng chịu uống thuốc, khơng chịu để nhân viên y tế chăm sóc, thậm chí phản đối với nhân viên y tế, gây gổ, cãi vã hành hung. Loại này thường gặp ở người bệnh nhân có nhân cách bệnh lý, bệnh tâm thần. Thầy thuốc phải thương yêu giúp đỡ, nhưng cũng phải cương quyết với những hành động sai trái.