Căn cứ vào phương thức tác động

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 90)

Bài 3 : LIỆU PHÁP TÂM LÝ

5. Phân loại liệu pháp tâm lý

5.1 Căn cứ vào phương thức tác động

51.1. Liệu pháp tâm lý gián tiếp

Liệu pháp tâm lý gián tiếp là liệu pháp cần áp dụng cho tất cả các người bệnh ở tất cả các chuyên khoa. Có thể nói liệu pháp tâm lý gián tiếp bao gồm tồn bộ cơng tác tổ chức, các quy định và chế độ trong bệnh viện nhằm mục đích làm cho người bệnh sinh hoạt thoải mái, yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào chun mơn và từ đó mất những triệu chứng thứ phát do lo nghĩ, buồn rầu, sợ hãi sinh ra.

Có 4 liệu pháp tâm lý gián tiếp.

- Cách xây dựng bệnh viện, buồng bệnh.

+ Bệnh viện cần được xây dựng ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, nhiều tiếng động. + Bệnh viện phải rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây cối.

+ Bệnh viện cần có cấu trúc đẹp, hài hồ, sạch sẽ, hợp lý cả về hình thức bên ngồi lẫn cấu trúc bên trong.

Như chúng ta đã biết theo sự chỉ đạo triển khai về mơ hình “Bệnh viện xanh - sạch - đẹp” của Bộ Y tế, hàng loạt các bệnh viện trong và ngồi cơng lập đã có sự đầu tư và cải biến đáng kể. Rất dễ dàng nhìn thấy trong khn viên của nhiều bệnh viện có khơng gian xanh mát, đẹp của vườn hoa cây cảnh, ghế đá đặt ở những nơi thoáng mát để người bệnh và người nhà thư giãn khi thăm nom, chăm sóc người bệnh. Một số bệnh viện còn đầu tư phòng chờ cho người nhà người bệnh có khơng gian thống, đẹp, tiện lợi, lịch sự. Hệ thống đường đi trong bệnh viện được nâng cấp từ đường đổ bê tông thành đường rải nhựa; trồng thêm các loại cây xanh và thảm cỏ xanh; xây dựng khu dịch vụ thân thiện với người bệnh...Phịng bệnh và các khơng gian khác trong bệnh viện được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ….

Việc xây dựng một bệnh viện xanh, sạch, đẹp khơng chỉ góp phần tạo khơng khí dễ chịu, cần thiết cho cơng tác khám, chữa bệnh mà cịn là nền tảng tác động tích cực tới tâm lý người bệnh làm cho họ yên tâm tin tưởng vào chất lượng của bệnh viện.

- Các chế độ thủ thuật phải chuẩn xác.

Khi tiến hành các chế độ thủ thuật trên người bệnh chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc sau:

89

+ Trước khi làm thủ thuật cần trao đổi mục đích, ý nghĩa và vai trị của việc làm thủ thuật với người bệnh và người nhà họ.

+ Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ, tránh vừa làm, vừa tìm và lấy thêm dụng cụ. Sau khi tiến hành xong các thủ thuật phải kiểm tra, kiểm kê lại các dụng cụ để hạn chế tối đa những sự cố y khoa có thể xảy ra.

+ Tiến hành thủ thuật chính xác, tránh làm đi làm lại nhiều lần gây lo sợ cho người bệnh.

- Cách tiếp xúc với người bệnh.

Khi tiếp xúc với người bệnh chúng ta cần:

+ Tiếp xúc thân mật, chân thành, cởi mở, dễ gần. Sự chân thành cởi mở, dễ gần có thể thể hiện qua thái độ, cử chỉ... của nhân viên y tế. Nhiều khi chỉ là nụ cười thân thiện của nhân viên y tế cũng làm cho người bệnh cảm thấy được động viên, an ủi.

+ Lời nói dịu dàng, ơn tồn, hịa nhã dễ gây cảm tình với người bệnh. Việc lựa chọn ngôn từ, cách diễn đạt, kể cả cách lên giọng xuống giọng của nhân viên y tế cũng tác động trực tiếp đến tâm lý của người bệnh. Vì vậy khi tiếp xúc với người bệnh nhân viên y tế cần phải lựa chọn ngôn từ chuẩn, phù hợp, lịch sự...Tránh nói những câu tỉnh lược, đặc biệt việc lựa chọn ngơi nhân xưng phải đúng với văn hóa Việt Nam.

+ Cần duy trì mối liên hệ, tiếp xúc với người bệnh thường xuyên, hàng ngày để có thể hiểu được những diễn biến tâm lý của người bệnh.

- Đảm bảo môi trường “Vô khuẩn về tâm lý”.

Nội dung lời nói của nhân viên y tế phải thống nhất với nhau, nói khơng khớp sẽ gây cho người bệnh mất tin tưởng.

5.1.2. Liệu pháp tâm lý trực tiếp

Liệu pháp tâm lý trực tiếp là những liệu pháp dùng lời nói trực tiếp tác động đến tâm thần của người bệnh để chữa bệnh.

Có 4 liệu pháp tâm lý trực tiếp. Giải thích hợp lý.

Giải thích hợp lý là liệu pháp dùng lời lẽ hợp lý để giải thích cho người bệnh hiểu được bệnh tật của họ, cơ chế phát sinh, tiến triển của các triệu chứng và của bệnh, đồng thời giải thích phương thức điều trị để làm cho người bệnh hoàn toàn yên tâm tin tưởng vào quá trình điều trị.

Liệu pháp giải thích hợp lý là liệu pháp tâm lý khởi đầu của các liệu pháp tâm lý tiếp theo. Muốn thực hiện được liệu pháp giải thích hợp lý nhà trị liệu bắt buộc phải nắm thật chắc thơng tin về người bệnh hay nói cách khác khơng giải thích khi chưa

90

hiểu biết đầy đủ các thông tin về người bệnh. Nghĩa là thông qua quá giao tiếp trực tiếp giữa nhà trị liệu và người bệnh, thông qua tiếp xúc tâm lý nhà trị liệu khai thác các triệu chứng, các sang chấn tâm lý, diễn biến các triệu chứng, đặc điểm nhân cách người bệnh... Ngoài ra cần phải thu thập đầy đủ các tài liệu khác như kết quả xét nghiệm, kết quả khám và điều trị từ trước... khi đã có đầy đủ thơng tin về người bệnh nhà trị liệu sẽ sử dụng lời nói của mình để giải thích cho người bệnh về bệnh tật của họ.

Trong liệu pháp giải thích hợp lý nhà trị liệu phải luôn bộc lộ được sự tự tin trong ngôn từ, trong cử chỉ, hành vi, thể hiện trong ngơn ngữ nói phải rõ ràng với ngữ điệu có sức thu hút sự chú ý của người bệnh. Khi giải thích phương thức điều trị và kết quả điều trị không được dùng câu nghi vấn hoặc phủ định mà phải dùng câu khẳng định. Phải tùy từng độ tuổi, giới tính, trình độ văn hố...mà chúng ta dùng những từ ngữ chuyên mơn mang tính khoa học hay những thuật ngữ mang tính phổ thơng để cho người bệnh hiểu được vấn đề một cách dễ dàng nhất. Tránh dùng những thuật ngữ chuyên mơn q sâu hay những thuật ngữ mang tính chất địa phương...

Trong khi giao tiếp tránh gây ra những tác động y sinh, tránh coi thường cũng như quá thân mật với người bệnh. Muốn có những tác động tâm lý tích cực lên người bệnh nhà trị liệu cần phải có đức tính của một nhà trị liệu tâm lý:

- Là người có tri thức, hiểu biết khoa học

- Là người có đạo đức, có sức thu hút và sức truyền cảm, khơng nói lắp, nói ngọng.

- Biết chia sẻ và tôn trọng nỗi đau của người bệnh, tuyệt đối giữ kín bí mật của người bệnh.

- Đồn kết và tơn trọng đồng nghiệp. Ám thị

Ám thị là sự tiếp nhận một cách thụ động những tác động tâm lý từ bên ngồi của một cá thể từ đó gây ra những biến đổi nhất định về thể chất và tâm thần.

Có rất nhiều cách phân loại ám thị: Tự ám thị và ám thị, ám thị bằng lời nói và ám thị khơng do lời nói, ám thị trực tiếp và ám thị gián tiếp, ám thị lúc thức và ám thị trong giấc ngủ thôi miên. Tuy vậy, trong thực tế ám thị trực tiếp và ám thị trong lúc thức thường được sử dụng nhiều hơn cả.

Muốn tiến hành được liệu pháp ám thị trước hết nhà trị liệu phải làm liệu pháp giải thích hợp lý cho thân chủ hiểu rõ về bệnh tật của họ để người bệnh tin tưởng vào kết quả điều trị. Sau đó chọn phương pháp hỗ trợ phù hợp đối với từng người bệnh như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Nhà trị liệu dùng lời nói kết hợp với phương pháp hỗ trợ chủ động ám thị người bệnh theo hướng đã lựa chọn từ trước. Trong ám thị nhà trị

91

liệu phải biết lôi cuốn sự thu hút sự chú ý của người bệnh vào chủ đề ám thị của mình, khơng để họ có thời gian suy luận, nghĩa là nhà trị liệu phải huy động toàn bộ năng lượng tâm thần vào quá trình điều trị, thể hiện trong ngơn ngữ, hành động, hành vi.

Khi kết thúc điều trị nhà trị nên tiếp tục ám thị và khuyến khích tính tự ám thị của người bệnh để duy trì kết quả điều trị.

Trên thực tế chúng ta thấy rằng thường những người có vai trị và địa vị xã hội hoặc những người có uy tín dễ làm cho người khác bị ám thị.

Thôi miên .

Thôi miên là liệu pháp tâm lý cổ nhất trong các liệu pháp điều trị tâm thần. Thôi miên được coi là nguồn gốc của các liệu pháp tâm lý khác như ám thị, liệu pháp phân tâm, liệu pháp hành vi....

Theo các tác giả Nga thôi miên là trạng thái nhân tạo đặc biệt của con người, được gây ra bởi sự ám thị, được phân biệt bởi sự chọn lọc đặc trưng về những phản ứng và thể hiện sự tăng tiếp nhận tác động tâm lý của nhà thôi miên và giảm sự nhạy cảm về những ảnh hưởng khác.

Muốn tiến hành thôi miên cần sử dụng tốt những yếu tố cần thiết cho giấc ngủ bình thường, như yên tĩnh, ánh sáng mờ, ít tiếng động, màu sắc dịu...Nên thôi miên trong trạng thái thoải mái. Vì tư thế nằm, nhắm mắt ít có những kích thích bên ngồi lẫn bên trong. Sử dụng những kích thích lặp đi lặp lại mang tính đơn điệu dễ đưa chủ thể vào giấc ngủ thôi miên hơn. Trong khi thơi miên cần sử dụng lời nói với những ngữ điệu đều đều, lặp đi lặp lại với câu tượng hình; có sức truyền cảm; lời nói rõ ràng chắc chắn khơng vấp váp... Thôi miên là trạng thái ức chế khơng hồn tồn của vỏ não, là trạng thái trung gian giữa thức và ngủ, người bệnh ngủ nhưng trong vỏ não vẫn còn điểm thức gọi là điểm cảnh tỉnh. Qua điểm cảnh tỉnh này người bệnh tiếp thu được tiếng nói và lời ám thị của thầy thuốc.

Người ta tiến hành thơi miên bằng lời nói và khơng bằng lời nói tuy vậy trên thực tế khó có thể thơi miên khơng lời nói.

Tự ám thị.

Thường thì người bệnh nào cũng tự ám thị cho mình một cách tự phát về kết quả chữa bệnh và tiến triển của bệnh. Nhiệm vụ của thầy thuốc, cán bộ điều dưỡng là giúp cho người bệnh tự ám thị đúng mức theo hướng có lợi cho sức khỏe.

Tự ám thị là liệu pháp chỉ được thực hiện sau khi áp dụng liệu pháp giải thích hợp lý. Hoàn cảnh tự ám thị tốt nhất là trước khi ngủ tức là lúc vỏ não đang lâm vào trạng thái giai đoạn ( thôi miên ). Tự ám thị đơn giản nhất là nhẩm trong đầu nhiều lần những công thức về tiến triển tốt của bệnh.

92 5.2. Căn cứ vào thành phần người tham gia

Liệu pháp tâm lý cá nhân: một nhà trị liệu và một khách hàng. Thời gian trị liệu mỗi buổi thường kéo dài từ 60 đến 90 phút. Có thể một tuần ba buổi hoặc nhiều hơn điều ấy tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà vấn đề thân chủ gặp phải cũng như sự hợp tác giữa nhà trị liệu và thân chủ.

Liệu pháp tâm lý nhóm hay tập thể:

Liệu pháp tâm lý có thể thực hiện ở cấp độ cá nhân, hay nhóm và gia đình. Liệu pháp tâm lý nhóm thích hợp cho những người kém thích nghi xã hội, thiếu hụt về mặt giao tiếp; không biết cách tiếp xúc với bạn bè, sợ tiếp xúc đám đơng, khơng hồ mình được với bạn bè…Liệu pháp tâm lý nhóm được tiến hành như sau:

- Tập hợp trẻ thành nhóm ít nhất từ 3 trẻ trở lên, bắt đầu bằng các hoạt động cùng nhau (chung sở thích) dưới dạng cùng chơi (mèo đuổi chuột, ném bóng, tranh ghế)…tạo cơ hội để các thành viên trong nhóm tham gia. Thơng qua trị chơi người tham gia phải học luật chơi, phải trao đổi thông tin với nhau dần dần trẻ bắt đầu có điều kiện để chia sẻ những nguyện vọng và lo lắng của mình. Hiệu quả điều trị là thông qua sự giãi bày tâm sự, trẻ cởi bỏ được những mặc cảm, căng thẳng, xung đột, dồn nén.

- Tổ chức trẻ vào một nhóm và tiến hành chơi để điều chỉnh nó nhập vai và ít có khả năng tự quyết định một vấn đề nào đó. Do vậy, thoạt đầu nên sử dụng trị chơi đơn giản để “khởi động”, trong đó chủ yếu là những trò chơi vận động, truyền đạt cảm xúc như “mèo đuổi chuột”, “bịt mắt bắt dê” “tung ném bóng”, “ rồng rắn”, “tranh ghế”….

Điều quan trọng là trò chơi phải làm sống động cảm xúc của trẻ, cuốn hút chúng vui chơi hết mình. Sau đó có sử dụng các trị chơi phân vai, có hướng dẫn mang tính phức tạp hơn (nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu của trị liệu).

Liệu pháp tâm lý gia đình

Trước đây tâm lý học lâm sàng trẻ em thường tập trung điều trị những rối nhiễu tâm lý chính ở đứa trẻ mà ít để ý đến mơi trường gia đình. Có chăng, chỉ là tư vấn giúp bố mẹ đỡ lo lắng, kiên trì giúp con điều trị.

Ngày nay, đa số các nhà trị liệu tâm lý khơng cịn xem trẻ em như một cá thể riêng biệt, mà cho rằng những triệu chứng rối nhiễu tâm lý ở trẻ là biểu hiện của những rối nhiễu quan hệ nào đó hay rối nhiễu của tồn bộ gia đình. Bởi đứa trẻ đó khơng phải là một cá thể đơn độc mà nó là một thành viên của gia đình. Nó có quan hệ thân thích với bố mẹ, ông bà, anh chị em…do vậy muốn chữa trị tận gốc những rối nhiễu tâm trí của trẻ, ta cần phải chăm chữa cho cả bố mẹ và tồn thể gia đình.

Trị liệu gia đình hay liệu pháp gia đình thực chất là một kiểu đặc biệt của liệu pháp nhóm bởi lẽ các quan hệ trong gia đình có liên quan rất mật thiết đến nguyên nhân, diễn biến và kết quả điều trị các rối loạn tâm thần của người bệnh.

93

. Trị liệu gia đình địi hỏi khơng chỉ bản thân trẻ (bị rối nhiễu) được trị liệu mà các thành viên khác của gia đình, đặc biệt bố mẹ cũng phải được điều trị. Nhà trị liệu cần phải tập trung vào những mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân bị rối nhiễu để tìm cách điều chỉnh, cải thiện để thay đổi tình trạng của tồn bộ gia đình.

Điều chỉnh các mối quan hệ không thuận lợi trong gia đình bao gồm những việc sau đây:

Giúp bố mẹ ý thức được nguyên nhân, trạng thái rối loạn tâm trí của con trẻ, cải thiện trạng thái tiêu cực của họ và xây dựng lại các mối quan hệ đồng cảm, yêu thương trong gia đình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp loại trừ nguồn gốc thường xuyên gây chấn thương tâm lý cho trẻ (do những xung đột tâm lý trong gia đình và phương pháp giáo dục sai lệch). Vì vậy cần phải tìm hiểu gia đình nhằm phát hiện các yếu tố duy trì các rối nhiễu tâm lý của đứa trẻ do các mối quan hệ giao tiếp khơng thuận lợi trong gia đình gây ra. Sau đó thảo luận với bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình về kết quả thăm khám của trẻ. Sau đó tiến hành đồng thời các liệu pháp tâm lý với trẻ và bố mẹ trẻ

5.3. Căn cứ vào trường phái tâm lý 5.3.1. Liệu pháp Phân tâm 5.3.1. Liệu pháp Phân tâm

Nhắc đến Phân tâm học người ta nghĩ ngay đến người sáng lập ra thuyết Phân tâm cổ điển đó là bác sỹ tâm thần học người Áo Sigmund Freud. Tiếp sau ông là các nhà khoa học đại diện cho phân tâm mới như Carl Jung (1912-1956), Melanie Klein (1927) và Alfred Adler (1870-1939), Karen Horney, Sulivan…

Xét về lịch sử, Phân tâm học là học thuyết đầu tiên của tâm lý trị liệu đưa ra hệ thống các liệu pháp tâm lý. Phân tâm học mang đặc điểm của lý thuyết về nhân cách, triết lý về bản chất người và là phương pháp của trị liệu.

Sigmund Freud là một trong những nhà trị liệu đầu tiên khai phá vai trò của những yếu tố từ tuổi thơ và vô thức trong việc lý giải các vấn đề ở tuổi trưởng thành. Công việc của ông tiến hành vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có tính đột phá cao.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)