NGHĨA VỤ NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 127 - 131)

1. Khái niệm điều dưỡng

Theo Florence Nightingale (1820 – 1910) cho rằng, điều dưỡng là nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ. Vai trò trọng tâm của người điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh người bệnh để họ phục hồi sức khoẻ một cách tự nhiên (Lý thuyết về khoa học vệ sinh).

Theo Hội Điều dưỡng Thế giới năm 1973, điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khoẻ của người bệnh hoặc người khoẻ, cũng như làm cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện được nếu như họ có đủ sức khoẻ, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá thể khác sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt.

Theo Hội Điều dưỡng Hoa Kỳ, điều dưỡng là một nghề hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khoẻ; để phản ánh đầy đủ bản chất nghề nghiệp, phạm vi hành nghề, vị trí của ngành Điều dưỡng trong chăm sóc sức khoẻ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, điều dưỡng là một bộ phận quan trọng trong chăm sóc y tế, là trụ cột của hệ thống y tế. Ở mỗi nước, muốn nâng cao chất lượng y tế phải chú trọng đến nâng cao chất lượng đội ngũ điều dưỡng. WHO khuyến cáo các quốc gia xây dựng và phát triển điều dưỡng theo các định hướng:

Điều dưỡng là khoa học về chăm sóc người bệnh:

Người điều dưỡng được trang bị kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ chính là chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thể chất, tinh thần của người bệnh. Người điều dưỡng không phải là bác sĩ, cũng không phải là trợ lý, giúp việc của bác sĩ. Người điều dưỡng phải được đào tạo, trang bị các kiến thức khoa học y học và điều dưỡng.

Điều dưỡng được đào tạo ở các trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học… để đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp. Hiện nay, những đề tài nghiên cứu khoa học

126

về điều dưỡng được thực hiện trong các lĩnh vực như quản lý, đào tạo, nhân lực, kỹ thuật chăm sóc, chống nhiễm khuẩn, tiêu hao vật tư để áp dụng vào thực tiễn.

Điều dưỡng là một ngành học:

Y học ngày càng phát triển, kiến thức trình độ của điều dưỡng phải liên tục nâng cao để đáp ứng với nghề nghiệp. Điều dưỡng là ngành học có nhiều chuyên khoa như điều dưỡng bệnh viện, điều dưỡng cộng đồng, điều dưỡng nội khoa, điều dưỡng ngoại khoa, sản phụ khoa, nhi khoa…

Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp:

Đối tượng phục vụ của điều dưỡng là con người, bao gồm người bệnh và cả người khoẻ. Để thực hiện được cơng việc chăm sóc từ đơn giản đến phức tạp, từ việc thay vải trải giường đến các công việc quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, người điều dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ thích hợp. Giữa bác sĩ và điều dưỡng có chung đối tượng phục vụ là con người, nhưng tính chất nghề nghiệp lại khác nhau. Trình độ của điều dưỡng phát triển bậc đại học, sau đại học đã làm thay đổi mối quan hệ bác sĩ – điều dưỡng. Người điều dưỡng trở thành cộng sự của bác sĩ, là một thành viên trong nhóm chăm sóc người bệnh.

Điều dưỡng là một nghề mang tính khoa học:

+ Người điều dưỡng có kiến thức dựa trên cơ sở khoa học, trải qua quá trình đào tạo phù hợp tại cơ sở đào tạo được Nhà nước công nhận.

+ Người điều dưỡng có định hướng phục vụ vững chắc. Đối tượng phục vụ là con người nên địi hỏi người điều dưỡng có đạo đức, tác phong của người hành nghề y đức. + Nhà nước có tổ chức hành chính và hội nghề nghiệp để điều hành và kiểm tra tư cách của người điều dưỡng.

+ Nhà nước có luật hành nghề để kiểm soát hoạt động và đạo đức của người điều dưỡng, bảo vệ cộng đồng.

+ Người điều dưỡng có cơng cụ để chăm sóc tồn diện và có hệ thống là quy trình điều dưỡng gồm 5 bước: nhận định, chẩn đốn, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá.

Năm 2005, Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: Điều dưỡng là khoa học chăm sóc người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị để người bệnh đạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.

2. Vai trò và chức năng của người điều dưỡng

127 Người chăm sóc

Việc chăm sóc người bệnh kết hợp cả nghệ thuật và khoa học điều dưỡng trong việc đáp ứng các nhu cầu tinh thần, thể chất, tình cảm, văn hố, xã hội và tri thức với vai trò là 1 người chăm sóc, người điều dưỡng cịn thể hiện vai trò là người giao tiếp, người thầy giáo, người cố vấn, người lãnh đạo, nhà nghiên cứu, người bào chữa để nâng cao cho sức khoẻ thông qua những hoạt động phòng ngừa bệnh tật, giữ gìn sức khoẻ và trợ giúp người bệnh vượt qua khó khăn và cả cái chết. Vai trị chăm sóc là vai trị chính của người điều dưỡng.

Người giao tiếp

Phải biết vận dụng các khả năng giao tiếp để trị liệu và giao tiếp giữa người điều dưỡng có hiệu quả để thiết lập và duy trì mối quan hệ tìm hiểu với các người bệnh ở mọi lứa tuổi trong các cơ sở chăm sóc y tế.

Người giáo dục

Phải biết sử dụng các khả năng giao tiếp để tiếp cận, tiến hành lượng giá kế hoạch giáo dục cho từng cá nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu học hỏi của người bệnh và gia đình của họ.

Người cố vấn

Sử dụng những khả năng giao tiếp trị liệu cá nhân để cung cấp thơng tin, tham vấn thích hợp, trợ giúp giải quyết những khó khăn và giúp người bệnh đưa ra những quyết định

Người lãnh đạo Phải quả quyết, tự tin khi chăm sóc, đưa ra những thay đổi, làm việc cùng với nhóm.

Nhà nghiên cứu Tham gia và điều hành nghiên cứu để gia tăng kỹ thuật và cải tiến cách chăm sóc người bệnh

Người bào chữa

Bảo vệ quyền luật pháp của người bệnh và an tồn khi chăm sóc cho tất cả người bệnh trên cơ sở tin tưởng rằng người bệnh có quyền đưa ra quyết định về sức khoẻ và lối sống của họ. 3. Tính cách người điều dưỡng

3.1. Yêu nghề, say mê lao động nghề nghiệp

Bất kỳ làm nghề gì, nếu khơng có lịng u nghề, thì con người khơng thể làm tốt cơng việc của mình. Lịng u nghề của người điều dưỡng khơng phải là cảm tính, nhất thời, vì sự hấp dẫn của hình tượng “áo chồng trắng” hoặc vì những gì mà xã hội tơn vinh, đánh giá cao đối với nghề y. Lòng yêu nghề phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm, về những khó khăn, gian khổ và sự hy sinh thầm lặng mà người điều dưỡng phải chịu đựng.

Lịng u nghề chỉ có được khi các hoạt động nghề nghiệp của người điều dưỡng được thúc đẩy bởi hệ thống các động cơ đúng đắn: phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc, phục vụ xã hội. Người điều dưỡng phải có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng,

128

trong sáng; phải có lịng say mê lao động nghề nghiệp, tận tuỵ, sáng tạo, có tính kế hoạch, tính mục đích rõ ràng trong phịng và chữa bệnh cho con người...

3.2. Tinh thần trách nhiệm

Người điều dưỡng phải có trách nhiệm đối với nghề nghiệp của mình, biết giữ gìn truyền thống và tính chất nhân đạo của nghề y...

Phải có trách nhiệm cao đối với người bệnh, phải tận tình, thận trọng, tỉ mỉ trong cơng tác thăm khám và cứu chữa người bệnh, không bị ràng buộc bởi những điều kiện quyền lợi cá nhân.

Người điều dưỡng phải có trách nhiệm rõ ràng đối với đồng nghiệp, có tinh thần tương trợ, giúp đỡ, vì sự tiến bộ chung và vì người bệnh.

Trách nhiệm đối với xã hội của người điều dưỡng cũng rất to lớn. Họ phải quan tâm chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, của cộng đồng, phải biết tuyên truyền mọi người tham gia phòng bệnh, chữa bệnh, phải biết khẩn trương dập tắt các vụ dịch...

Một trách nhiệm không thể thiếu của người điều dưỡng là trách nhiệm đối với bản thân mình. Phải ln tu dưỡng, rèn luyện bản thân, chăm lo việc nâng cao cả sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần cho chính bản thân mình.

3.3. Tính trung thực

Đây là một trong những phẩm chất nhân cách cơ bản của người điều dưỡng. Người điều dưỡng phải giữ gìn bí mật bệnh tật cho người bệnh. Song, trong những trường hợp nhất định, không nên che dấu người bệnh tất cả tình trạng nặng, tiên lượng xấu của bệnh. Khơng được phép đưa ra những lời hứa khơng có căn cứ. Tất nhiên, điều này hồn tồn khơng mâu thuẫn với lời nói, cử chỉ động viên người bệnh và người thân của họ.

3.4. Sự dũng cảm

Sự dũng cảm của điều dưỡng thể hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ những việc tưởng chừng nhỏ (như một ca trực đêm), đến những việc khó khăn, nguy hiểm như tham gia phịng chống dịch, cấp cứu thảm hoạ...

3.5. Tính tự chủ

Trong rất nhiều trường hợp, điều dưỡng cần phải hết sức tự chủ, bình tĩnh để đấu tranh với bệnh tật, cứu sống con người.

3.6. Tính khiêm tốn

Y học ngày nay đã có được những bước tiến lớn. Tuy vậy, không phải mọi bệnh tật chúng ta đã có thể kiểm sốt được. Mặt khác mỗi điều dưỡng đều có những mặt mạnh và mặt chưa mạnh. Khiêm tốn học hỏi, khiêm tốn trong công việc cũng là một đức tính quý báu của người điều dưỡng.

129 4. Năng lực người điều dưỡng

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)