Cơ chế hình thành nhân cách

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 50 - 55)

Bài 2 : PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ

3. Thuộc tính tâm lý (Nhân cách)

3.4. Cơ chế hình thành nhân cách

Nhân cách khơng có sẵn bằng cách bộc lộ dần những bản năng nguyên thuỷ mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới, được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp, vui chơi, học tập và lao động. V.I.Lenin đã khẳng định: "cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thu tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên". Nhà tâm lý học nổi tiếng A.N.Leonchiev (Nga) cũng chỉ ra rằng: nhân cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước tạo ra. Quá trình hình thành, phát triển nhân cách diễn ra theo cơ chế lĩnh hội và chịu sự chi phối của những yếu tố dưới đây.

3.4.1. Những yếu tố thuận lợi / khó khăn Vai trị của yếu tố bẩm sinh di truyền Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền

Các đặc điểm giải phẫu sinh lý, di truyền có liên quan đáng kể đến nhân cách con người. Chúng có vai trị nhất định trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người.

49

Đối với mỗi con người, mỗi một cá thể sinh ra đã được nhận theo con đường di truyền từ các thế hệ trước một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và chức năng của các giác quan và não. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau về vai trị của di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.

Theo một số nhà tâm lý học Mỹ, tiềm năng sinh vật bẩm sinh đã quy định trước giới hạn của sự phát triển nhân cách. Họ thừa nhận những đặc điểm tâm lý là những cấu tạo bẩm sinh, do tiềm năng sinh vật gây ra, mọi đặc điểm tâm lý đều do tiền định, đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật. Và sự phát triển của các thuộc tính đã có sẵn trong gen được quyết định bằng con đường di truyền.

Sinh vật học hiện đại lại chứng minh: bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tác động của môi trường và của hoạt động cá thể. Mặt khác, cơ thể sống càng ở bậc cao của sự tiến hóa thì tính biến dị đảm bảo cho sự thích ứng của nó đối với điều kiện sống và kinh nghiệm cá thể càng đóng vai trị lớn hơn. Ngồi ra, đối với mỗi người, điều kiện xã hội và kinh nghiệm xã hội đóng vai trị rất lớn trong sự phát triển tâm lý.

Tóm lại, di truyền đóng vai trị đáng kể trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Bởi lẽ, chính di truyền tham gia vào sự tạo thành những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của hệ thần kinh - cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý. Tuy nhiên, lý thuyết di truyền học hiện đại và các cơng trình thực nghiệm chỉ cho phép ta khẳng định vai trò tiền đề của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Tuy nhiên, đây chỉ là tiền vật chất chứ khơng giữ vai trị quyết định.

Vai trị của hồn cảnh sống

Có ý kiến cho rằng hoàn cảnh sống quyết định tâm lý, nhân cách, gạt bỏ tính tích cực, chủ động của chủ thể, của con người. Nhưng thực tế thì hồn cảnh sống chỉ có ảnh hưởng lớn đối với các đặc điểm tâm lý, thuộc tính tâm lý chứ khơng giữ vai trò quyết định.

Mặc dù yếu tố bẩm sinh di truyền và hồn cảnh sống ít nhiều có tác động tới q trình hình thành nhân cách, nhưng yếu tố quyết định đối với sự hình thành nhân cách chính là vai trị trực tiếp hoạt động của bản thân con người.

3.4.2. Yếu tố quyết định đối với sự hình thành nhân cách

Trong cuốn sách “hoạt động, ý thức, nhân cách” của nhà tâm lý học nổi tiếng Xô viết A.N.Lêonchiev đã chỉ ra rằng: nhân cách không phải được sinh ra mà là được hình thành - nhân cách được hình thành theo cơ chế lĩnh hội.

Trong quá trình hình thành nhân cách thì giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể có vai trị quyết định và tạo thành những con đường cơ bản nhất. Chúng phải được

50

tổ chức, xây dựng theo một hướng thống nhất nhằm mục đích hình thành, phát triển nhân cách tồn diện và sáng tạo của con người.

Giáo dục và nhân cách

Giáo dục ảnh hưởng tự giác, chủ động, có mục đích và kế hoạch của xã hội đến thế hệ đang lớn lên được thực hiện thông qua sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Theo nghĩa rộng thì giáo dục bao gồm cả việc dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong gia đình và ngồi xã hội, trong trường và ngoài trường. Theo nghĩa hẹp, giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể, gia đình, nhà trường và xã hội. Trong tâm lý học giáo dục, khái niệm giáo dục được hiểu theo nghĩa hẹp.

Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học Macxit, giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách vì:

+ Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó.

+ Giáo dục có thể đem lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Chẳng hạn nếu khơng có khuyết tật gì thì theo đà tăng trưởng và phát triển của cơ thể đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ có thể nói được, nhưng muốn đọc được sách báo thì bắt buộc phải học mới có được khả năng này; đến một giai đoạn nhất định thì chúng có khả năng đi, đứng, chạy, nhảy nhưng để có được kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp thì cần phải học nghề...

+ Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bẩm sinh di truyền hay do bệnh tật đem lại cho con người.Ví dụ như bằng những hình thức giáo dục đặc biệt mà những trẻ em hoặc người lớn bị mù, câm... vẫn có khả năng và cơ hội học tập.

+ Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên, và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đây chính là hình thức giáo dục lại đối với những trẻ em hư và người phạm pháp.

+ Giáo dục có thể đi trước hiện thực, đó là đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần” để giúp đứa trẻ sớm bộc lộ những năng khiếu, vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có trong tương lai.

Những cơng trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học hiện đại đã chứng minh rằng: Sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong

51

những điều kiện của sự dạy học và giáo dục. Thực tế đã chứng minh rằng trên thế giới chưa từng có một nhà bác học, một danh nhân, một thiên tài nào lại không hề qua trường lớp cả.

Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người và thúc đẩy nhân cách phát triển theo chiều hướng đó. Cịn cá nhân có đi theo chiều hướng đó hay khơng, phát triển đến mức độ nào thì điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được. Như vậy, chúng ta khơng nên tuyệt đối hóa vai trị của giáo dục, khơng nên xem đứa trẻ như “tờ giấy trắng” mà nhà giáo dục muốn vẽ lên đó điều gì cũng được.

Hoạt động và nhân cách

Con đường tác động có mục đích của xã hội bằng cách giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ khơng có hiệu quả nếu như bản thân con người không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó; khơng trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người.

Hoạt động của cá nhân là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong sự phát triển hoàn thiện bản thân mình. Như vậy, hoạt động của cá nhân trở thành hoạt động tự giáo dục.

Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp tới sự hình thành nhân cách. Hoạt động để lại dấu ấn lên chính bản thân con người. Tâm lý khơng chỉ được thể hiện mà cịn được hình thành trong hoạt động. Trong hoạt động và thông qua hoạt động mà con người trở nên can đảm hơn, quả quyết hơn và cứng rắn hơn.

Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, hoạt động có tính chất xã hội, tính chất tập thể, được thực hiện bằng những thao tác và cơng cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động đều đề ra cho con người những yêu cầu nhất định, đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định. Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển được những phẩm chất và năng lực đó. Nhân cách của họ do đó được hình thành và phát triển.

Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ. A.N. Lêônchiev đã chỉ ra rằng: Một số dạng hoạt động đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển nhân cách, cịn những dạng hoạt động khác đóng vai trị thứ yếu. Cho nên, cần phải thấy rõ sự phụ thuộc của việc phát triển nhân cách vào hoạt động chủ đạo ở những thời kỳ nhất định. Chỉ thông qua những hoạt động chủ đạo đó mà những “cấu tạo tâm lý mới” ở cá thể lần đầu tiên được nảy sinh và phát triển. Ví dụ

52

như ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là vui chơi đặc biệt là trò chơi sắm vai, thơng qua đó chúng lĩnh hội và hình thành hành vi ứng xử mẫu của xã hội; ở lứa tuổi từ 0-1 tuổi thì hoạt động chủ đạo là giao lưu phức cảm trực tiếp giữa trẻ với cha mẹ và người thân.

Tuy nhiên, hoạt động của con người ln ln mang tính chất xã hội, tính chất tập thể.Vì vậy, hoạt động ln ln gắn liền với giao lưu. Mỗi cá nhân không thể chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội, hoạt động thể thao, hoạt động nghệ thuật một mình được.Trong tất cả các hoạt động trên, con người phải giao tiếp với những người khác.

Giao tiếp và nhân cách

Nhà tâm lý học B.F.Lomov (Nga) cho rằng: "Khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể, chúng ta không thể chỉ giới hạn sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào, mà còn phải nghiên cứu xem nó giao tiếp với ai và như thế nào". Vì vậy, cùng với hoạt động, giao tiếp có một vai trị quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

Đối tượng trong giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể và chủ thể. Do đó, trong giao tiếp, chủ thể tác động qua lại với những tổng thể tâm lý phức tạp, sống động, có tính chủ động, có ý thức bản ngã, cho nên sẽ hình thành những thuộc tính có tính chất tổng hợp của nhân cách và liên quan nhiều hơn đến quan hệ giữa người với người.

Giao tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội cũng như của cá nhân. Nếu như trong hoạt động liên quan tới sự hình thành năng lực của nhân cách thì trong giao tiếp liên quan nhiều hơn đến sự hình thành mặt đạo đức và ý thức bản ngã của nhân cách.

Đối với cá nhân, giao lưu là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách của họ. C. Mac đã chỉ ra rằng: “Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao lưu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với họ”.

Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội, nhận thức được những kinh nghiệm lịch sử xã hội mà cịn nhận thức được chính bản thân mình. Bởi vì, sự phát triển tâm lý của cá nhân là quá trình lĩnh hội của họ đối với những kinh nghiệm xã hội lịch sử mà thế hệ trước đã tích lũy được. Thơng qua giao lưu, con người sẽ lĩnh hội được những kinh nghiệm đó. Mặt khác, thơng qua giao lưu, bất kỳ người nào cũng đều đối chiếu cái mà họ quan sát được ở mình với cái mà họ nhìn thấy ở những người khác; so sánh cái mà họ làm được với cái mà những người xung quanh chờ đợi ở họ và kết quả là họ thu nhận được những thơng tin cần thiết để hình thành sự đánh giá bản thân mình. Như vậy, giao tiếp là điều kiện tồn tại

53

và là một nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách. Phạm vi giao lưu của con người càng đa dạng thì những thơng tin cần thiết cho sự đánh giá bản thân càng phong phú và xúc tích.

Giao lưu khơng chỉ là điều kiện tất yếu cho sự phát triển tâm lý. Chính trong giao lưu đã diễn ra sự hình thành nhân cách của con người: con người học được cách đánh giá hành vi và thái độ, lĩnh hội được các tiêu chuẩn đạo đức trực tiếp từ trong cuộc sống; kiểm tra và vận dụng được những tiêu chuẩn đó vào trong thực tiễn, do đó tạo thành những nguyên tắc đạo đức trong hành vi của mình, sống và hành động theo những nguyên tắc đó. Những phẩm chất quan trọng của nhân cách như tính nguyên tắc, tính vị tha, tính trung thực, lịng tốt... khơng chỉ được thể hiện mà cịn được hình thành trong giao lưu.

Tập thể và nhân cách

Con người là một thực thể xã hội.Trong suốt cuộc đời của mình, con người ln ln có sự giao lưu trực tiếp với những người khác. Sự giao lưu này diễn ra trong các nhóm mà hình thức cao nhất của nhóm là tập thể. Chỉ có đặt mình trong một tập thể thì con người mới tự khẳng định được mình.

Tác động của tập thể đến nhân cách con người được thực hiện trước hết trong quá trình hoạt động cùng nhau.Tập thể giúp cho con người tìm thấy chỗ đứng của mình trong loại hoạt động này hay loại hoạt động kia; cho phép mỗi cá nhân được thử sức mình. Ý nghĩa giáo dục của tập thể trong trường hợp này thể hiện ở chỗ là bằng sự tổ chức cuộc sống có nội dung của tập thể, nó tạo ra những tiền đề cho sự thể hiện và hình thành những năng khiếu, năng lực của mỗi con người.

Sự tác động của tập thể giáo dục với nhân cách được thực hiện bằng dư luận tập thể. Bản thân dư luận tập thể cũng được hình thành dần dần.Ví dụ như ngay từ lớp 1, học sinh đã được thu hút vào việc phân tích hoạt động của mình, vào việc đánh giá hành vi của các bạn trong khi thực hiện vai trò “Sao nhi đồng”. Dư luận tập thể lành mạnh được hình thành sẽ ảnh hưởng đến từng cá nhân và các nhóm. Nhờ dư luận tập thể mà học sinh nắm được tất cả sự phong phú của các quan hệ xã hội, học được cách điều chỉnh hành vi của mình.

Các hình thức tác động của tập thể giáo dục đến nhân cách con người rất đa dạng.Tập thể thường xuyên thay đổi và hoàn thiện, bởi vậy các phương thức tác động

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 50 - 55)