Phươngpháp nghiên cứu bổ trợ

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 65 - 69)

Bài 1 : ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC

6. Phươngpháp nghiên cứu tâm lý học y học

6.1. Phươngpháp nghiên cứu bổ trợ

6.1.1. Hỏi chuyện lâm sàng

Hỏi chuyện lâm sàng cũng là phương pháp được các nhà nghiên cứu thường xuyên sử dụng. Tương tự như vậy, trong tâm lý lâm sàng, hỏi chuyện được dùng nhằm: thu thập thông tin về hiện trạng, nguyên nhân của các biến đổi tâm lý; thơng tin về q trình phát triển cơ thể; phát triển tâm lý - nhân cách và các mối quan hệ xã hội của người bệnh. Bên cạnh đó hỏi chuyện còn được sử dụng nhằm tạo dựng sự tiếp xúc tâm lý cũng như làm liệu pháp tâm lý.

Dựa vào cấu trúc, nội dung của hỏi chuyện lâm sàng, có thể chia thành 3 mức độ:

+ Mức I: hỏi chuyện khơng có cấu trúc.

Ở mức độ này, nhà nghiên cứu thường đặt ra những câu hỏi mở để bệnh nhân có thể kể về những vấn đề của mình. Thơng thường dạng hỏi chuyện này được thực hiện dưới dạng một buổi trò chuyện tự do và thường là ở buổi đầu tiếp xúc với bệnh nhân khi chúng ta chưa rõ vấn đề chính của họ. Nhược điểm là dễ lan man, mất nhiều thời gian.

64

Hình thức hỏi chuyện này được thực hiện sau khi chúng ta đã xác định hướng vấn đề cần làm sáng tỏ thêm thông qua việc tham khảo các tư liệu trong bệnh án, qua lời kể của người nhà, bạn bè, đồng nghiệp hoặc sau trò chuyện ban đầu.

+ Mức III: hỏi chuyện có cấu trúc, hệ thống câu hỏi chặt chẽ.

Đây cịn gọi là hỏi chuyện (hoặc phỏng vấn) có cấu trúc. Với dạng hỏi chuyện phỏng vấn này, các hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để giúp chúng ta thu được thông tin đầy đủ về vấn đề cần nghiên cứu.

Sử dụng các câu hỏi phù hợp để thu được những thông tin cần thiết. Thông thường người ta hay sử dụng 5 dạng câu hỏi sau trong khi phỏng vấn:

Dạng Tầm quan trọng Ví dụ

Câu mở Tạo cho bệnh nhân trách nhiệm và phạm vi rộng để trả lời

Anh/chị cảm thấy tình trạng sức khỏe hiện nay như thế nào?

Câu cụ thể Điều chỉnh, cổ vũ bệnh nhân duy trì hướng hỏi chuyện

Vấn đề này anh/chị có thể nói cụ thể hơn được khơng?

Câu sàng lọc Khuyến khích sự sàng lọc hoặc mở rộng

Có phải anh/chị muốn nói rằng…

Câu đối lập Chỉ ra mâu thuẫn hoặc trái ngược

Lúc trước anh/chị lại nói rằng…

Câu trực tiếp Một khi quan hệ đã được xác lập, bệnh nhân đã có trách nhiệm với đối thoại, những câu hỏi trực tiếp cũng có thể hữu ích.

Anh/chị cảm thấy vấn đề này nhơ thế nào?

Theo một cách phân loại (Maloney & Ward, 1976), có 5 dạng câu hỏi: câu mở, câu cụ thể, câu sàng lọc, câu đối lập và câu trực tiếp. Câu mở thường được sử dụng trong phần mở đầu của giao tiếp, khi bác sĩ chưa biết cụ thể vấn đề của bệnh nhân. Trong phần chính, tùy theo mục đích phỏng vấn, bác sĩ lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp. Lưu ý khi hỏi không nên hỏi dồn dập, câu hỏi không quá dài, không phức tạp, phải phù hợp với trình độ học vấn của bệnh nhân.

6.1.2. Quan sát

Quan sát được sử dụng nhằm theo dõi, nhận xét đánh giá về hành vi của người bệnh. Trong tâm lý lâm sàng, quan sát thường được dùng kết hợp với các phương pháp khác như: trắc nghiệm, thực nghiệm và đặc biệt là hỏi chuyện. Bên cạnh đó, cũng có

65

những thang đo được thiết kế trên cơ sở quan sát, ví dụ như một số thang đo về tăng động, giảm chú ý ở trẻ em.

6.1.3. Phân tích sản phẩm hoạt động

Mọi sản phẩm hoạt động của con người đều mang dấu ấn nhất định về những đặc điểm tâm lý - nhân cách của chủ thể. Thơng qua việc phân tích các sản phẩm hoạt động, chúng ta có thể có những nhận xét nhất định về những đặc điểm đó.

Một trong những sản phẩm hoạt động được quan tâm nhiều trong thăm khám tâm lý lâm sàng là các ghi chép, nhật ký, thư từ của bệnh nhân. Trong những sản phẩm này, thông thường bệnh nhân ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của mình về một vấn đề nào đó hoặc về ai đó.

Trong nhiều trường hợp giám định tâm thần, nhật ký, thư từ…là những tư liệu rất quan trọng trong việc xác định và lý giải nguyên nhân cũng như quá trình dẫn đến hành vi cực đoan.

Phân tích sản phẩm hoạt động cũng có thể được xây dựng thành một phương pháp chuyên biệt, ví dụ như phương pháp vẽ tranh: vẽ tranh tự do và vẽ tranh theo chủ đề.

6.1.4. Phân tích tiểu sử

Phân tích tiểu sử cũng là một trong những phương pháp cung cấp nhiều tư liệu về sự phát triển tâm lý - nhân cách của chủ thể qua từng thời kì. Trong phân tích tiểu sử cần lưu ý đến những biến cố mang tính quy luật và những biến cố mang tính bất ngờ.

Những biến cố mang tính quy luật (hầu như ai cũng phải trải qua) như: bắt đầu đi học, xa gia đình đi học hoặc đi công tác, lấy vợ hoặc lấy chồng, khi đứa con đầu tiên ra đời…

Những biến cố mang tính bất ngờ như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn giao thơng, cha mẹ hoặc chính bệnh nhân ly dị…

Lẽ đương nhiên trong khi phân tích tiểu sử cũng phải luôn lưu ý đến sự phát triển về sức khoẻ của bệnh nhân qua từng thời kỳ và những đặc điểm xã hội của họ như: đặc điểm các mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp, đặc điểm về kinh tế…

6.2. Các phương pháp chủ đạo

Về mặt thuật ngữ, phương pháp có thể được hiểu ở 3 cấp độ: phương pháp luận, phương pháp tiếp cận và phương pháp cụ thể (kỹ thuật cụ thể).

Ngoại trừ cấp độ phương pháp luận, trong thực hành tâm lý học y học các phương pháp nghiên cứu chủ đạo thường được dùng với cả 2 cấp độ: cách tiếp cận và phương pháp cụ thể. Có 2 cách tiếp cận được bàn nhiều trong thực hành tâm lý học y học, đó là thực nghiệm và trắc nghiệm.

66 6.2.1. Thực nghiệm tâm lý

Thực nghiệm tâm lýlà quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân - quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.

- Một số đặc điểm của thực nghiệm tâm lý:

+ Đặc điểm nổi bật của thực nghiệm là vai trị chủ động, tích cực của nhà nghiên cứu. Đây cũng chính là nét khác biệt cơ bản giữa tiếp cận thực nghiệm với trắc nghiệm. + Thực nghiệm tiến hành phân tích định tính là chính (đặc điểm này khơng loại trừ tính định lượng mà ngược lại, chúng quan hệ rất mật thiết với nhau.)

Theo hình thức thực hiện thực nghiệm được chia thành hai loại: thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phịng thí nghiệm.

Theo mục đích thực nghiệm được chia thành hai loại: thực nghiệm phát hiện, xác định và thực nghiệm hình thành.

Trong thực hành tâm lý học y học, thực nghiệm được sử dụng chủ yếu là thực nghiệm trong phịng thí nghiệm và thực nghiệm xác định.

6.2.2. Trắc nghiệm tâm lý

Cùng với việc xuất hiện các cuộc cách mạng trong tâm lý học (như đã đề cập trong bài trước), một trong những yêu cầu để xây dựng tâm lý học thành một ngành khoa học thực sự là đối tượng nghiên cứu của nó phải định lượng được. Trước thế kỉ XX, trắc nghiệm tâm lý cũng đã có những bước đi ban đầu. Tuy nhiên nó chỉ thực sự phát triển kể từ sau năm 1905, năm xuất hiện thang đo trí tuệ Binet-Simon. Càng ngày càng có nhiều trắc nghiệm tâm lý được xây dựng và phạm vi ứng dụng cũng được mở rộng ra rất nhiều: giáo dục, y tế, tuyển chọn nghề, quân sự (ví dụ: tại Mỹ, trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã có hơn 20 triệu quân nhân và nhân viên quân sự được “đo” trí tuệ ).

+ Trắc nghiệm tâm lý là một phép đo nên trắc nghiệm đòi hỏi phải được thực hiện theo các yêu cầu:

- Tính chuẩn: trắc nghiệm phải được thực hiện trong điều kiện chuẩn, có những điểm chuẩn trên cơ sở kết quả của các nhóm đại diện cho một quần thể (lứa tuổi, văn hoá, chủng tộc, nghề nghiệp...)

- Tính hiệu lực: trắc nghiệm phải đo được chính cái mà nó cần đo.

- Độ tin cậy: thể hiện ở chỗ trên cùng một đối tượng, trong các lần đo khác nhau; hoặc trên cùng những đối tượng tương đồng; hoặc các phiên bản khác nhau của cùng một trắc nghiệm phải cho kết quả giống nhau.

67 + Các phương pháp trắc nghiệm cụ thể:

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp trắc nghiệm khác nhau. Có thể kể đến: - Các phương pháp khảo sát trí nhớ.

- Các phương pháp khảo sát chú ý. - Các trắc nghiệm trí tuệ.

- Các phương pháp khảo sát cảm xúc. - Các phương pháp khảo sát nhân cách.

Trong số những phương pháp này, các trắc nghiệm trí tuệ và nhân cách chiếm phần lớn.

Thực ra, sự phân chia ra các phương pháp thực nghiệm và trắc nghiệm cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì trên thực tế trong các nghiên cứu phương pháp này bổ trợ cho phương pháp kia và ngược lại.

LƯỢNG GIÁ

1: Phân tích ý nghĩa của tâm lý học y học đối với hoạt động của nhân viên y tế? 2: Trình bày nhiệm vụ của tâm lý học y học ?

3: Ứng dụng của tâm lý học y học? Mỗi ứng dụng lấy một ví dụ minh họa?

4: Trong tâm lý học y học những phương pháp nghiên cứu nào thường được sử dụng? Vai trò của từng phương pháp.

5: Trình bày các phương pháp nghiên cứu bổ trợ trong tâm lý học y học. Mỗi phương pháp lấy một ví dụ minh họa?

6: Trình bày các phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong tâm lý học y học. Mỗi phương pháp lấy một ví dụ minh họa.

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 65 - 69)