Các mối quan hệ của người điều dưỡng

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 137 - 141)

4.1 .Năng lực chuyên môn y học

7. Các mối quan hệ của người điều dưỡng

7.1. Quan hệ của người điều dưỡng với xã hội

- Người điều dưỡng Việt Nam là công dân của nước Việt Nam, là thành viên của xã hội Việt Nam phải là người:

+ Đấu tranh để xây dựng đất nước, xây dựng nền y học dân tộc đủ khả năng để giải quyết những vấn đề sức khỏe của nhân dân.

+ Tôn trọng và làm theo Pháp luật.

+ Quán triệt các quan điểm, nghị quyết của Đảng về công tác y tế.

- Người điều dưỡng phải là người làm việc có kỷ luật, có tổ chức, cần cù, sáng tạo, tự giác, ln say mê tìm tịi nghiên cứu khoa học.

- Người điều dưỡng phải là người hoạt động xã hội tích cực: Hăng hái vận động phong trào rèn luyện sức khỏe, vệ sinh phịng bệnh, xóa bỏ phong tục tập quán cũ có hại đến sức khỏe.

- Người điều dưỡng phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí óc và chân tay, giữa khoa học và thực hành, không ngừng học tập để vươn lên đáp ứng theo yêu cầu của xã hội.

- Người điều dưỡng phải rèn luyện tác phong quần chúng hóa: Do nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe nhân dân, hoạt động trong xã hội tiếp xúc với mọi tầng lớp nhân dân, tìm hiểu đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, vận động quần chúng tham gia bảo vệ sức khỏe, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng.

- Người điều dưỡng phải giữ bí mật y tế: Khơng tiết lộ những điều bí mật mà mình biết về người bệnh.

- Người điều dưỡng Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải là người lao động kiểu mới: lao động của người điều dưỡng bao gồm cả lao động trí óc và lao động chân tay.

136

Người điều dưỡng luôn phải học hỏi, dày công suy nghĩ, nghiên cứu, hiểu biết sâu rộng về y học, về xã hội và các kiến thức khoa học tự nhiên có liên quan đến y học.

- Người điều dưỡng phải khơng ngừng học tập vươn lên thì mới đáp ứng được yêu cầu xã hội vì sự phát triển nhanh chóng của khoa học y học. Học tập nghiên cứu phải sát với thực tiễn đất nước, đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân. Phải kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, khiêm tốn và say mê học tập cả về chun mơn nghiệp vụ, cả về chính trị.

7.2. Quan hệ của người điều dưỡng với người bệnh

- Người điều dưỡng không bao giờ từ chối giúp đỡ người bệnh, sự từ chối giúp đỡ người bệnh là vi phạm nghĩa vụ xã hội của người điều dưỡng.

- Người điều dưỡng giúp đỡ người bệnh loại trừ các đau đớn về thể chất. Khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc và điều trị phải nhẹ nhàng để hạn chế tới mức thấp nhất sự đau đớn cho người bệnh.

- Người điều dưỡng không bao giờ được bỏ mặc người bệnh, khơng bao giờ xa rời vị trí để người bệnh một mình đối phó với bệnh tật.

- Người điều dưỡng luôn hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh, thông cảm và quan tâm đặc biệt tới họ. Biểu tượng của nghề điều dưỡng là cây đèn đang cháy. Tư tưởng bên trong của hình tượng này được thể hiện trong câu ngạn ngữ: “Đốt mình lên để soi sáng cho người”. Người điều dưỡng phải là ngọn lửa soi sáng và sưởi ấm những người đang bị bệnh tật hành hạ.

- Người điều dưỡng phải tôn trọng nhân cách người bệnh khi tiếp xúc với người bệnh.

- Người điều dưỡng phải có lịng thương u người bệnh: Lao động của người điều dưỡng địi hỏi ở người chọn nghề này phải có lịng nhân đạo cao cả. Phải có tình thương u con người thực sự sâu sắc mới làm được người điều dưỡng. Tình thương u đó phải như tình thương u của người mẹ hiền, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải như từ mẫu”.

- Do đặc điểm của nghề nghiệp mà người điều dưỡng đi sâu vào đời sống con người một cách sâu xa và cấp thiết trên đủ mọi khía cạnh của con người và có quan hệ mật thiết với người bệnh.

- Người điều dưỡng phải thông cảm với nỗi lo buồn của người bệnh, làm hết sức mình để làm dịu sự đau khổ này cho người bệnh, tìm cách chữa khỏi và vui lịng cứu giúp họ là thuộc tính nhân đạo cần thiết, là nhân phẩm cần thiết của người điều dưỡng.

- Đặt quyền lợi của người bệnh lên trên hết: Trước người bệnh, người điều dưỡng phải đặt quyền lợi riêng xuống dưới, khi cần thiết người điều dưỡng phải bỏ cả

137

nghỉ ngơi yên tĩnh của bản thân, hy sinh quyền lợi cá nhân. Nói một cách khác, người điều dưỡng phải có bản chất cao thượng đó chính là lịng nhân đạo của người Việt Nam.

- Thái độ coi khinh người bệnh, hách dịch, vơ trách nhiệm, ban ơn móc ngoặc, cảm tình cá nhân đều trái với tiêu chuẩn người cán bộ y tế “hết lòng phục vụ người bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân”. Người điều dưỡng phải biết trau dồi nghệ thuật đối xử, tâm lý tiếp xúc với người bệnh. Người điều dưỡng không chỉ chăm sóc người bệnh mà lao động của người điều dưỡng còn là lao động nghệ thuật.

- Hoạt động lâm sàng của người điều dưỡng địi hỏi khơng chỉ hiểu biết các quá trình bệnh lý, mà cần phải có tri thức nhiều mặt, có văn hóa khi tiếp xúc với người bệnh, có kiến thức về tâm lý, tạo được uy tín và chinh phục lịng tin của người bệnh là hết sức quan trọng. Nếu người bệnh chưa được hiểu biết khả năng chuyên môn, biết tiếng tăm của người điều dưỡng thì thái độ tiếp xúc tạo nên uy tín đó. Trước người bệnh, người điều dưỡng phải cân nhắc từng cái nhìn, lời nói, cử chỉ, tác phong, ăn mặc, sắp xếp nơi mình làm việc ngăn nắp, gọn gàng.

- Tạo mối liên hệ tốt đẹp với người bệnh từ lúc gặp gỡ đầu tiên bằng cách: + Nhìn trìu mến thân mật.

+ Lời nói: Nhẹ nhàng, êm ái, động viên khích lệ giúp người bệnh yên tâm điều trị.

+ Thái độ trầm tĩnh làm cho người bệnh yên tâm.

+ Tạo ra khơng khí ấm cúng tin cẩn và yên tĩnh có tác dụng to lớn đến người bệnh. Để xứng với lòng tin yêu của người bệnh, người điều dưỡng phải có thái độ ân cần lịch thiệp và hiểu người bệnh, biết mang hy vọng đến cho người bệnh.

+ Tránh những bệnh do y thuật gây ra, tránh làm mất lòng tin của người bệnh bằng cái nhìn, lời nói, thái độ, cử chỉ khơng đúng mực của người điều dưỡng.

+ Chú ý hình thức bên ngồi, tác phong, quần áo sạch sẽ.

+ Quan hệ đúng mực với người bệnh đặc biệt là người bệnh nặng. 7.3. Quan hệ của người điều dưỡng với đồng nghiệp

- Quan hệ của điều dưỡng với nhau:

+ Đồn kết, giữ gìn uy tín cho đồng nghiệp. + Có tinh thần tập thể.

+ Tham gia vào việc đấu tranh phê và tự phê. + Cư xử tế nhị, chân thành với nhau.

138

+ Sẵn sàng hợp tác với nhau để xây dựng một tập thể vững mạnh. - Quan hệ của điều dưỡng với cán bộ y tế khác.

+ Đối xử đúng mực, có tình có nghĩa, tơn trọng và q mến nhau.

+ Có trình độ chun mơn cao, biết phương pháp tổ chức công việc, tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể.

+ Khiêm tốn hòa nhã, giúp nhau cùng tiến bộ.

+ Biết gắn uy tín cho các cán bộ khác, đối xử đúng mực, có tình, có nghĩa, tơn trọng và q mến nhau. Đặc biệt, quan hệ của điều dưỡng với bác sĩ có tác động rất lớn đến chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh.

+ Tránh thơ bạo thủ đoạn, bè cánh, chèn ép cán bộ khác. 7.4. Quan hệ của người điều dưỡng với nghề nghiệp

Khi đã tình nguyện làm nghề y phải vun đắp cho chính mình lịng u nghề ham mê công việc, cần cù học tập vươn lên phấn đấu “vừa hồng vừa chuyên”. Trong đó “hồng” tức là đạo đức rất quan trọng, “chuyên” là phải giỏi về chuyên môn muốn “hồng thắm phải chuyên sâu” nghĩa là muốn thể hiện y đức muốn cứu chữa được người thì phải giỏi về chun mơn. Thực tế có những điều dưỡng rất nhiệt tình chăm sóc cho người bệnh, nhưng do trình độ chuyên môn yếu nên cũng không thể cứu chữa được người bệnh trong tình trạng hiểm nghèo.

7.5. Bổn phận đối với khoa học

Ln phải tìm tịi nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, trình độ tay nghể để phục vụ nhân dân được tốt hơn. Đã làm nghề y, khơng bao giờ được bằng lịng thỏa mãn với những gì mình đã biết.

LƯỢNG GIÁ:

1. Trình bày khái niệm điều dưỡng.

2. Phân tích vai trị và chức năng của người điều dưỡng. 3. Phân tích tính cách của người điều dưỡng.

4. Trình bày các năng lực của người điều dưỡng. 5. Phân tích phẩm chất cá nhân của người điều dưỡng.

6. Trình bày nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng với người bệnh. 7. Trình bày nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng với nghề nghiệp. 8. Trình bày nghĩa vụ nghề nghiệp của người điều dưỡng với đồng nghiệp. 9. Trình bày được các mối quan hệ của người điều dưỡng.

139

Một phần của tài liệu Tâm lý y học và đạo đức y học (áp dụng từ đhcq k18) (Trang 137 - 141)