Hội nhập KTQT và các tác động đến năng lực cạnh tranh của

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 32)

CỦA NHTM

1. Hội nhập quốc tế về ngân hàng.

Hội nhập quốc tế về ngân hàng của một nền kinh tế có thể được hiểu là mức độ mở cửa về hoạt động ngân hàng giữa nền kinh tế đó với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Mức độ mở cửa hội nhập về hoạt động ngân hàng là mức độ giao dịch về các nghiệp vụ tín dụng, tiền tệ, thanh toán của một nền kinh tế với thế giới bên ngoài. Độ mở cửa này cũng có thể được đo bằng mức độ tự do hố khu vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng. Như vậy bản chất của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là giao lưu về hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nước với cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế, là sự dỡ bỏ các hàng rào ngăn cách, tạo nên sự tự do hóa các hoạt động ngân hàng giữa các nước với thế giới.

(Ngân hàng NHTM Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế – Viêt Management Group)

Hội nhập quốc tế về ngân hàng là một xu thế tất yếu một quá trình tồn cầu hố nền kinh tế thế giới. Bởi vì tồn cầu hố thể hiện rõ nhất ở sự tự do hoá thương mại và dịch chuyển vốn trên phạm vi rộng lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng. Tính tất yếu đó thể hiện ở những khía cạnh sau: Trước xu thế tồn cầu hoá, các quan hệ xuất nhập hàng hoá dịch vụ, đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng tăng thì địi hỏi các quan hệ về tài chính, tiền tệ giữa các nước ngày một nhiều hơn. Các quan hệ quốc tế khó có thể thực hiện được nếu hệ thống tài chính của các quốc gia tách rời nhau. Chỉ trên cơ sở một nền tài chính, tiền tệ được tự do hoá và hội nhập thì mới cho phép mỗi nước phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác thuận lợi, các

nghiệp vụ, thanh toán chuyển tiền, chuyển giao tài chính giữa các nước mới có thể được tiến hành dễ dàng. Bên cạnh đó, khi phát sinh quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các nước là phát sinh các khoản thu chi bằng tiền của người xuất khẩu và người nhập khẩu. Họ phải nhờ ngân hàng thu hộ hoặc chi hộ khoản tiền đó. Thanh tốn chuyển tiền là nghiệp vụ của ngân hàng thương mại gắn liền với hoạt động thương mại thế giới. Nó càng cần thiết trong hoạt động ngày nay, khi các khoản thu chi quốc tế khơng cịn sử dụng bằng vàng. Hoạt động thương mại thế giới nảy sinh hiện tượng nơi thừa vốn, nơi thiếu vốn do đó cần có sự điều hịa hoặc sự tài trợ của các ngân hàng. Ngân hàng sẽ giúp phân phối các nguồn vốn và sử dụng vốn trên phạm vi toàn toàn thế giới. Đối với các nước đang phát triển, khi nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, hệ thống tài chính ngân hàng cịn ở trình độ thấp, thì hội nhập tài chính thế giới sẽ giúp các nước này tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, tranh thủ được vốn nước ngoài, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nước ngồi. Do đó có thể thấy hội nhập tài chính ngân hàng là yêu cầu tất yếu để phát triển nền kinh tế- xã hội của mỗi nước.

2. Các tác động của hội nhập KTQT đến năng lực cạnh tranh của các NHTM NHTM

Trong quá trình hội nhập quốc tế, thì hoạt động của các ngân hàng khơng cịn bị bó buộc trong phạm vi của một quốc gia mà các ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động không chỉ trong phạm vi khu vực mà cả trên phạm vi tồn cầu. Vì vậy năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng không chỉ bị chi phối bởi các yếu tố ở trong nước mà còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài. Hoạt động của ngân hàng trong quá trình hội nhập sẽ có nhiều thay đổi để thích nghi với thế giới vì ngân hàng khơng chỉ phục vụ trong lãnh thổ quốc gia mà cho tất cả các khách hàng trên thế giới. Các tác động của hội nhập KTQT trong lĩnh vực ngân hàng được thể hiện rõ nét qua những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Năng lực cạnh tranh của các NHTM sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ của các quy luật thị trường và các luật lệ, tập quán kinh doanh quốc tế. Một trong những đặc trưng nổi bật của hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập đó là hoạt động trong mơi trường tài chính tự do. Khi hội nhập mọi rào cản ngăn cách bị phá vỡ, các ngân hàng sẽ hoạt động theo quy luật thị trường chứ không phải chịu sự chi phối của bất cứ biện pháp quản lí hành chính nào khác. Lãi suất, tỷ giá, hoạt động tín dụng sẽ do thị trường quyết định dựa theo quan hệ cung cầu về tiền tệ, đầu tư, thu nhập và điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Hoạt động trong một mơi trường cạnh tranh cơng bằng, khơng có sự phân biệt đối xử bất cứ ai thì địi hỏi các ngân hàng phải tuân theo đúng quy luật thị trường, tức là tuân theo quy luật cung cầu.

Thứ hai: Năng lực cạnh tranh trong điều kiện hoạt động ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng phức tạp và diễn ra trên phạm vi rộng. Khi tham

gia vào hội nhập thì hoạt động của ngân hàng khơng chỉ bó gọn trong phạm vi một quốc gia mà là toàn cầu. Các ngân hàng mở rộng các chi nhánh trên tồn thế giới, điều này dẫn đến hình thành các ngân hàng quốc tế. Trong điều kiện hội nhập các ngân hàng không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên một lãnh thổ mà là khách hàng trên toàn cầu.. Tuy nhiên khi phạm vi kinh doanh hoạt động mở rộng, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của ngân hàng của khách hàng hàm chứa nhiều yếu tố nước ngoài, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trở nên phức tạp làm cho ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Các ngân hàng có thể bị ảnh hưởng hay thua lỗ bởi các chi nhánh của chính ngân hàng mình. Do đó để tránh các rủi ro từ bên ngoài khi tham gia vào thị trường thế giới ngân hàng phải có các chính sách đối phó thích hợp nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định tài chính, tiền tệ nói chung và an tồn hoạt động ngân hàng nói riêng.

Thứ ba: Năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập mang tính cạnh tranh quốc tế cao. Hội nhập quốc tế có nghĩa là môi trường

hoạt động tài chính sẽ được thơng thoáng và mở cửa cho tất cả tổ chức tài chính tham gia. Việc mở rộng tham gia của các tổ chức tài chính nước ngồi trên thị trường đã làm cho hoạt động của các ngân hàng mang tính cạnh tranh quốc tế cao. Bởi vì trong cùng một môi trường hoạt động, các ưu đãi như nhau thì các ngân hàng buộc phải khơng ngừng đổi mới và có các chính sách hoạt động thích hợp để thu hút khách hàng. Một hệ thống tài chính ngân hàng được tự do và hội nhập quốc tế theo một tiến trình khơng thích hợp, thiếu sự giám sát thận trọng, các chính sách khơng đồng bộ có thể gây ra nguy cơ khủng hoảng hoặc sự hỗn loạn. Trong điều kiện hội nhập sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngồi q mức có thể sẽ gây ra những khó khăn cho nền kinh tế. Điều này thường thấy ở các quốc gia đang phát triển, nếu mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia quá mức sẽ gây ra hiện tượng các ngân hàng lớn của nước ngoài chi phối hoạt động của cả hệ thống ngân hàng quốc gia và sự lệ thuộc của nền kinh tế vào một số ít ngân hàng nước ngồi. Dưới sức ép mạnh mẽ về cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải có những thay đổi cả về tính chất hoạt động, cơ cấu tổ chức, tiềm lực tài chính cũng như khả năng cung cấp các dịch vụ trên thị trường. Đây là một thách thức lớn đối với hoạt động ngân hàng của các quốc gia đang phát triển, khi mà tiềm lực tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và khả năng cạnh tranh quốc tế còn hạn chế.

Thứ tư: Ngân hàng phải cạnh tranh trong môi trường công nghệ hiện đại và sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân hàng internet. Hội nhập quốc tế sẽ thúc đẩy những tiến bộ về công nghệ điện tử và mạng viễn thông, làm thay đổi phương thức hoạt động và cung cấp dịch vụ của hệ thống ngân hàng. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, với sự hình thành của các mạng giao dịch tài chính và thanh tốn tồn cầu đã thúc đẩy sự ra đời các sản phẩm dịch vụ tài chính mới, hình thành các dịch vụ ngân hàng điện tử (e- banking), ngân hàng Internet. Mạng máy tính nối liền các thị trường tài chính và các ngân hàng trên thế giới thành một thị trường thống nhất. Các máy tính

tham gia thực hiện các giao dịch hàng tỷ USD tại các ngân hàng và thị trường tài chính ở các châu lục khác nhau. Sự phát triển các mạng giao dịch tài chính quốc tế đã khắc phục các trở ngại về không gian, thời gian và các thủ tục thủ công, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính được tiến hàng thuận lợi, nhanh chóng đem lại tiện ích cho nguời tiêu dùng. Trước những ưu điểm của công nghệ thơng tin địi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Trong tình hình đó, các nước đang phát triển thời gian qua đã rất chú trọng đến việc hiện đại hố ngân hàng của mình, tích cực tham gia vào cách mạng giao dịch và thơng tin tài chính tồn cầu. Với chính sách cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế các nước đều dành vị trí ưu tiên cho hiện đại hố hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)