Các giải pháp tăng vốn tự có

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 74)

II. Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của BIDV

1. Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV

1.1. Các giải pháp tăng vốn tự có

Tăng vốn tự có là một trong những nội dung quan trọng nhất, bức xúc nhất được đặt ra trong tiến trình tái cơ cấu ngân hàng đối với BIDV cũng như đối với toàn thể các NHTM. Để giải quyết bài tốn khó khăn này thì BIDV phải tìm ra những giải pháp mang tính đột phá để tạo ra một nguồn vốn lớn cho ngân hàng. Ngân hàng nên chủ động tăng vốn tự có, chứ khơng nên trông chờ vào Ngân sách Nhà nước. Giải pháp tăng vốn tự có từ Ngân sách Nhà nước cho các NHTM Nhà nước chỉ là giải pháp tình thế và khơng mang lại nhiều hiệu quả. Nguồn Ngân sách hạn hẹp cùng với tâm lí trơng chờ vào Nhà nước sẽ khiến cho ngân hàng không chủ động trong việc tăng vốn.

Để tăng vốn tự có, địi hỏi BIDV phải tập trung theo hướng:

Giải pháp cổ phần hoá BIDV:

Đây là giải pháp đang được dư luận và giới ngân hàng quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây, được coi là giải pháp quan trọng nhất giúo các NHTM Nhà nước nhanh chóng tăng vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn. Đồng thời cịn là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, trình độ quản lý của các NHTM.

Về mặt nguyên tắc, cổ phần hoá các ngân hàng cũng giống như cổ phần hố các DNNN khác. Song do vai trị đặc biệt quan trọng của các NHTM Nhà nước nói chung đối với nền kinh tế nên vấn đề CPH các NHTM Nhà nước đòi hỏi phải tiến hành thận trọng hơn nhiều. Thực tế từ những DN đã tiến hành CPH cho thấy, CPH là một giải pháp cải cách DN rất triệt để mà khơng làm thay đổi tính chất và định hướng phát triển kinh tế đất nước. Vấn đề là cần thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc CPH nhằm đảm bảo quyền lực chi phối của Nhà nước đối với những DN hoạt động trong những lĩnh vực then chốt, có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, để chi phối hoạt động của một ngân hàng không nhất thiết phải nắm giữ 100% vốn của ngân hàng đó. Với một lượng cổ phần chi phối trên 50% vốn cổ phần trở lên, Nhà nước đã có thể kiểm sốt được hoạt động của ngân hàng đó. Sự tham gia của các cổ đơng bên ngồi, bao gồm cả cổ đông nước ngồi, cịn làm tăng sự giám sát của cơng chúng đối với hoạt động của ngân hàng, góp phần làm cho hoạt động của ngân hàng lành mạnh hơn, minh bạch hơn. Nhờ đó, vai trị kiểm sốt hoạt động ngân hàng của Nhà nước khơng những bị yếu đi mà cịn có thể được củng cố hơn. Bên cạnh đó, CPH cịn giúp ngân hàng tiếp thu được những kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh doanh NH hiện đại, làm tăng đáng kể năng lực cạnh tranh và hiệu qủa hoạt động. Vì thế, về nguyên tắc, CPH các NHTM Nhà nước là một chủ trương đúng đắn.

Xuất phát từ việc phân tích những lợi thế và định hướng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra trong việc cải cách lĩnh vực ngân hàng, CPH là vấn đề sớm muộn với các NHTM Nhà nước. Do đó, BIDV cần tạo được sự chủ động đối với vấn đề này nhằm bảo đảm tiến hành CPH thành cơng, mang lại những lợi ích to lớn cho ngân hàng. Với tư cách là một DN lớn, một Tổng công ty Nhà nước với nhiều đơn vị thành viên cùng lượng vốn và tài sản lớn, rõ ràng là việc CPH BIDV sẽ diễn ra rất khó khăn và phức tạp, với một khối lượng lớn công việc cần thực hiện:

- Đánh giá đúng giá trị của NH bao gồm cả giá trị hữu hình và vơ hình.

- Lựa chọn quy mô vốn mà Nhà nước cần nắm giữ. - Lựa chọn đối tác đầu tư chiến lược.

- Lựa chọn đúng mơ hình quản trị và điều hành NH sau CPH.

Trong tình hình hiện nay, BIDV có thể tham khảo và rút kinh nghiệm từ tiến trình CPH của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, bước đầu đã thu được những thành cơng quan trọng. BIDV cần phải nhanh chóng xây dựng lộ trình CPH phù hợp, bao gồm:

Một là, trước hết BIDV trình Chính phủ cho phép phát hành một số lượng trái phiếu chuyển đổi đặc biệt:

- Trái phiếu có kỳ hạn dài tối thiểu từ 10 năm trở lên.

- Trái phiếu được hưởng mức lãi suất phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hàng năm của BIDV và được ưu đãi một mức lãi suất tối thiểu.

- Người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên chuyển đổi thành cổ phiếu khi BIDV chính thức thực hiện CPH.

Loại trái phiếu này vừa có tác dụng trước mắt làm tăng vốn tự có của NH ( vốn cấp II ) đồng thời vừa có tác dụng thăm dị tính hấp dẫn của BIDV đối với các nhà đầu tư, qua q trình đó sàng lọc và lựa chọn những nhà đầu tư phù hợp.

Hai là, tiến hành cổ phần hố trước một số cơng ty trực thuộc để rút

kinh nghiệm như Cơng ty Chứng khốn, Cơng ty cho th tài chính. Q trình làm quen với CPH từ những đơn vị trực thuộc có quy mơ nhỏ, tổ chức khơng q phức tạp sẽ giúp BIDV rút ra được những bài học kinh nghiệm trong định giá DN, xây dựng phương án bán cổ phần, lựa chọn đối tác đầu tư chiến lược, lựa chọn mơ hình quản trị điều hành sau CPH, cơ chế quản lý và điều hành các đơn vị thuộc tập đồn.

Song song với việc CPH các cơng ty độc lập trực thuộc đã được thành lập, BIDV cần chủ động tìm kiếm đối tác và phương án hợp tác đầu tư thích hợp để thành lập các đơn vị kinh doanh trong các lĩnh vực đã có định hướng lựa chọn như thành lập ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, công ty kinh doanh ngoại hối… kể cả kinh doanh các lĩnh vực ngồi tài chính tín dụng thay vì thành lập các cơng ty con trực thuộc BIDV để hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực trên. Từ đó đánh giá mức độ tham gia đầu tư vốn của BIDV trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Ba là, trình Chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp bổ sung vốn điều lệ từ nguồn ngân sách Nhà nước để đảm bảo cấp đủ vốn cần thiết

để Nhà nước có thể nắm quyền chi phối NH.

Tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ là bao nhiêu để đảm bảo quyền chi phối phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là việc lựa chọn các đối tác đầu tư chiến lược. Tỷ lệ này cần phải được làm rõ trong đề án CPH cụ thể trình Chính phủ. Theo những kinh nghiệm quốc tế, đối với một NHTM có quy mơ dự kiến như của BIDV sau CPH, muốn chi phối được Nhà nước phải nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ. Như vậy, nếu so sánh với mức vốn điều lệ dự kiến đạt được sau CPH là 16.000 tỷ vào năm 2010 ( 30% vốn điều lệ là khoảng 5000 tỷ đồng ) thì Nhà nước cần có những biện pháp bổ sung vốn điều lệ cho BIDV.

Trong q trình thực hiện, BIDV có thể sử dụng các cơ quan tư vấn có uy tín quốc tế trong định giá DN, tư vấn xây dựng phương án CPH, lựa chọn đối tác đầu tư chiến lược, tư vấn phát hành cổ phiếu, giải quyết các vấn đề tồn tại sau CPH, lựa chọn đối tác bảo lãnh phát hành hoặc bảo tiêu cổ phiếu. Đây là những lĩnh vực còn hết sức mới mẻ ở Việt nam nên việc sử dụng tư vấn quốc tế sẽ giúp BIDV thực hiện các bước trong tiến trình CPH đã nêu trên theo những chuẩn mực quốc tế tốt nhất, qua đó nâng cao vị thế của BIDV trong quá trình hội nhập.

Định giá lại tài sản:

Là một ngân hàng Nhà nước có bề dày hoạt động gần 50 năm, sau khi hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách và chăm lo đời sống cho người lao động, BIDV đã sử dụng nguồn lợi nhuận tích luỹ được đầu tư cơ sở vật chất phục vụ phát triển hoạt động kinh doanh. Do hoạt động an toàn, bảo toàn được nguồn vốn được giao cũng như các nguồn vốn tự tích luỹ được tạo thành nguồn vốn hợp pháp của BIDV sau nhiều năm hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này có thể được thể hiện dưới các hình thức cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh trên tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước:

- Hệ thống trụ sở làm việc và quyền sử dụng đất kèm theo. - Hệ thống trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải…

Những tài sản này đang hiện hữu thực sự và đang hoạt động hiệu quả góp phần tạo ra kết quả kinh doanh của BIDV.

Bên cạnh đó BIDV đang sở hữu những tài sản cố định vơ hình là thương hiệu, uy tín, bản quyền công nghệ, các phần mềm quản lý và kinh doanh ngân hàng …

Những tài sản nói trên nếu được định giá và khấu hao theo các quy định của Nhà nước sẽ không phản ánh đúng giá trị thị trường của những tài sản cố định và vơ hình của BIDV đã đầu tư và tái đầu tư phục vụ phát triển kinh doanh do những quy định trên đã tồn tại từ lâu, không cập nhật với những

biến đổi của thị trường, chưa phù hợp với các chuẩn mực kế tốn quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều tài sản cố định do BIDV đầu tư mặc dù giá trị khấu hao theo quy định đã hết nhưng thực tế đã được tái đầu tư, sửa chữa và đang hoạt động hiệu quả, đóng góp vào hoạt động chung.

Đối với việc định giá tài sản cố định hữu hình, với mức nợ khó địi rất cao hiện nay, việc loại giá trị nợ khó địi ra khỏi giá trị ngân hàng là một câu hỏi khó khăn đối với BIDV. Việc định giá vốn nhà nước, đặc biệt là vốn bổ sung bằng trái phiếu đặc biệt cần phải được tính như thế nào cũng là một vấn đề cần hết sức lưu tâm.

Đối với tài sản vơ hình, việc định giá loại hình tài sản này là vấn đề chung của các doanh nghiệp Nhà nước Việt nam. Cá nhân BIDV rất coi trọng vấn đề đầu tư phát triển giá trị của tài sản vơ hình, và đã thu được những kết quả khả quan. Thương hiệu BIDV đã được công nhận và đạt được nhiều giải thưởng có giá trị. Để đạt được điều này ngân hàng đã phải bỏ ra những khoản chi lớn và trong một khoảng thời gian dài, nhưng cho đến nay thương hiệu BIDV vẫn chưa được định giá cụ thể. BIDV cũng đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại và các phần mềm quản lý, kinh doanh ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng địi hỏi mang tính đặc thù của ngành ngân hàng. Những phần mềm cơng nghệ đó là tài sản của ngân hàng và có vai trị quyết định quá trình kinh doanh, nhưng hiện tại cũng chưa được định giá.

Như vậy, có thể nói nếu được định giá và hoạch toán đầy đủ, giá trị tài sản cố định hữu hình và vơ hình hiện có, giá trị tài sản của BIDV sẽ tăng lên rất nhiều so với giá trị hoạch toán sổ sách hiện nay. Đây là một nguồn bổ sung vốn tự có rất lớn, phản ánh hiệu quả kinh doanh tích luỹ được qua nhiều năm đã và sẽ được DN tái đầu tư, phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để thực hiện được việc định giá lại tài sản, Nhà nước cần có những quy định sát hơn với chuẩn mực quốc tế và quan trọng hơn nữa, cần hoàn thiện hoạt động của

các thị trường, đặc biệt là thị trường bất động sản và thị trường khoa học công nghệ.

Định giá chính xác giá trị tài sản theo đúng giá trị thị trường vừa đảm bảo quyền lợi của Nhà nước đối với DN, góp phần tăng tỷ lệ vốn nắm giữ của Nhà nước tại BIDV, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu do BIDV phát hành. Việc định giá và hoạch tốn chính xác giá trị tài sản còn là động lực cho BIDV nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường tích luỹ đầu tư phát triển cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh, tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh lên một tầm cao hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)