Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của BIDV

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)

1. Quá trình hình thành và mơ hình tổ chức của BIDV

1.1 Quá trình hình thành:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài chính. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của BIDV luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ khác nhau.

Với việc cung ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, BIDV đã góp phần làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế; góp phần đưa vào sử dụng nhiều cơng trình to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế.

Từ năm 1996 đến nay: Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được những thành tích bước đầu đáng khích lệ. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam chuyển sang kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Quá trình hình thành và phát triển của BIDV có thể tổng hợp trên những điểm sau đây:

- Cội nguồn của BIDV là ngân hàng quốc doanh chủ yếu cho vay xây dựng bằng nguồn vốn do Nhà nước cấp.

- Ngân hàng hoạt động chuyên về cho vay trung và dài hạn phục vụ đầu tư phát triển.

- BIDV bắt đầu hoạt động kinh doanh đa năng như một ngân hàng thương mại từ năm 1996.

BIDV là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc. Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc BIDV do Thống đốc NHNH Việt nam bổ nhiệm trên cơ sở uỷ quyền, phân cấp của Thủ tướng Chính phủ.

BIDV được tổ chức theo mơ hình của Tổng cơng ty Nhà nước. Hội sở chính của BIDV là trung tâm điều hành chung của toàn hệ thống. BIDV có các sở giao dịch, các chi nhánh ở tỉnh/thành phố là các đơn vị thành viên phụ thuộc, văn phòng đại diện, các đơn vị sự nghiệp và các công ty thành viên hạch tốn độc lập. Ngồi ra, BIDV tham gia góp vốn với các đối tác nước ngoài thành lập các NH liên doanh và các tổ chức tài chính liên doanh. Tổ chức của BIDV được chia thành các khối như sau:

* Hội sở chính bao gồm: - Ban lãnh đạo.

- Các ban phòng nghiệp vụ.

* Các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc: - Các Sở giao dịch.

- Các chi nhánh cấp I (tại các tỉnh và thành phố), các Chi nhánh cấp II và Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I.

* Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập: - Các cơng ty cho th tài chính I và II. - Cơng ty Chứng khốn.

- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. - Công ty Bảo hiểm BIDV.

* Các đơn vị sự nghiệp:

- Trung tâm Công nghệ thông tin. - Trung tâm Đào tạo.

* Các liên doanh:

- Ngân hàng liên doanh LAO – VIET BANK. - Công ty liên doanh Quản lý đầu tư BVIM. - Công ty liên doanh tháp BIDV

2. Những kết quả đạt đƣợc sau thời kỳ đổi mới

Từ khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế của một NHTM, BIDV đã có sự trưởng thành vượt bậc, tạo ra tiền đề để bước vào giai đoạn phát triển mới:

- BIDV là ngân hàng đi đầu trong việc cung ứng vốn đầu tư phát triển cho nền kinh tế, góp phần cơng nghiệp hố - hiện đại hố đất nước. Các hình thức phục vụ đầu tư phát triển đã được đổi mới liên tục để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển của NH.

- Cùng với các NHTM khác đóng vai trị chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

- Kinh doanh đa năng tổng hợp, hiệu quả, an toàn hệ thống, tuân thủ pháp luật. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng: Những năm qua BIDV đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Từ năm 1996 đến nay tổng tài sản tăng trung bình 30%/năm, huy động vốn 50%/năm, dư nợ tín dụng tăng trên 20%/năm. Đến cuối năm 2005 tổng tài sản đã vượt quá 120.000 tỷ VND [Báo cáo thường niên năm 2005 – BIDV].

- Nắm giữ thị phần đáng kể trong hệ thống ngân hàng Việt nam với thị phần huy động vốn đạt khoảng 18%, tín dụng đạt trên 20%.

- Đã xây dựng được một nền tảng công nghệ thông tin ngân hàng bước đầu có thể đáp ứng sự phát triển của ngân hàng và là cơ sở để tiếp tục hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh của NH.

- Tạo dựng và củng cố hệ thống hạch toán kế toán trong sáng, minh bạch, hình thành dần các định chế quản lý làm cơ sở cho việc quản trị điều hành. Liên tục thực hiện kiểm toán quốc tế từ 7 năm qua.

- Đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hướng phát triển bền vững, hợp lý. Củng cố và xây dựng nền tài chính lành mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác xây dựng ngành đã đạt được những kết quả quan trọng: Định hình mơ hình tổ chức của NH theo hướng Tập đoàn tài chính. Từng bước cơ cấu lại mơ hình tổ chức và quản trị điều hành thống nhất từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên. Phát triển có hiệu quả mạng lưới hoạt động đặc biệt là tại các vùng kinh tế trọng điểm. Bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Tiếp tục củng cố các liên doanh và cơng ty độc lập, đa dạng hố sở hữu theo đúng định hướng cải cách doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ. Từng bước phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại, tiến hành mở hoạt động tại các thị trường nước ngoài như Nga, Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…

- Tiếp tục thực hiện tăng vốn chủ sở hữu đến nay quy mô đã đạt hơn 6.500 tỷ VND. Nhờ hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, an tồn, có chính sách tích luỹ và phân phối hợp lý nên BIDV đã có nguồn lực để đầu tư phát triển kinh doanh, đồng thời có điều kiện chăm lo đời sống cán bộ nhân viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 40 - 43)