II. Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của BIDV
3. Nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Marketing
Trên cơ sở phân tích những mặt tồn tại trong công tác Marketing hiện nay của BIDV hạn chế những đóng góp trong việc cải thiện các nguồn lực để nâng cao sức cạnh tranh cho BIDV trong tiến trình hội nhập. Xuất phát từ những mục tiêu phát triển của BIDV trong giai đoạn tới, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế hiện tại, nâng cao hiệu quả của cơng tác Marketing, đóng góp nhiều hơn trong sự phát triển của BIDV.
3.1 Đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động Marketing
Sau khi triển khai nền tảng công nghệ mới, BIDV đang thực hiện chuyển đổi mơ hình quản lý sang quản lý tập trung mọi hoạt động. Mục tiêu cần đạt tới lả xây dựng BIDV thanh một thể thống nhất, tập trung hoá để sử dụng tiết kiệm mọi nguồn lực. Tại bất cứ địa điểm giao dịch nào của BIDV, khách hàng đều có thể được phục vụ tất cả các sản phẩm dịch vụ mà BIDV cung cấp với chất lượng và tiện ích đồng đều nhau.
Vì vậy mơ hình hoạt động Marketing cũng cần phải tổ chức lại phù hợp với mơ hình quản lý. Đầu tiên là cần hình thành một bộ phânh quản lý hoạt động Marketing chuyên trách tại Hội sở chính. Trách nhiệm chính của bộ phận này là:
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hoạch định chiến lược Marketing cuả toàn hệ thống Trực tiếp hướng dẫn nghiệp vụ cho các hoạt động Marketing bộ phận tại Hội sở chính cũng như các đơn vị thành viên.
- Đầu mối thu nhập, xử lý thông tin từ các bộ phận nghiệp vụ, từ các địa bàn hoạt động trên tồn quốc, thơng tin từ mơi trường trong và ngoài nước để nghiên cứu và để xuất các chương trình tiếp thị chung của tồn hệ thống; Cảnh báo những rủi ro có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống và các đơn vị thành viên. Thống nhất điều phối các hoạt động tiếp thị của toàn hệ thống nhằm hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các đơn vị trong nội bộ BIDV.
- Đề xuất việc đưa áp dụng những sản phẩm mới đối với toàn hệ thống hoặc đối với từng đơn vị hay từng nhóm đơn vị thành viên cụ thể.
- Đầu mối trong công tác tiếp xúc công chúng, xây dựng thương hiệu, xây dựng văn hố BIDV.
- Tiếp tục củng cố và hồn thiện hệ thống bộ phận Marketing cơ sở và tại các bộ phận nghiệp vụ đặc biệt là củng cố tổ chức Marketing tại các đơn vị trực tiếp kinh doanh.
- Tại các chi nhánh đơn vị thành viên có thể khơng thành lập các bộ phận Marketing chuyên trách song tại các đơn vị phịng trực tiếp kinh doanh như các phịng tín dụng, thanh tốn quốc tế, giao dịch khách hàng cần bố trí để những cán bộ trực tiếp làm công tác Marketing giảm bớt khối lượng những cơng việc có tính sự vụ để tập trung nhiều hơn vào công tác Marketing.
- Các đơn vị nghiệp vụ tại Hội sở chính cũng cần thống nhất các hoạt động Marketing theo từng chuyên đề. Phân công rõ người chiụ trách nhiệm từng chuyên đề Marketing cụ thể trên cơ sở kế hoạch chung.
- Hoạt động Marketing của đơn vị chuyên trách, của các bộ phận nghiệp vụ tại Hội sở chính cũng như các đơn vị thành viên cần có sự liên hệ chặt chẽ với nhau thông qua việc thể chế hoá các hoạt động nghiệp vụ Marketing bằng các quy chế, quy định và quy trình trong tồn hệ thống, các chương trình và kế hoạch công tác. Đơn vị chun trách tại Hội sở chính có trách nhiệm điều phối và hướng dẫn trực tuyến các hoạt động liên quan đến công tác Marketing.
3.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ Marketing
Để nâng cao trình độ Marketing, song song với việc hồn thiện cơ cấu tổ chức công tác Marketing, BIDV cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác Marketing chuyên nghiệp làm nòng cốt cho việc quản lý hoạt động Marketing trong toàn hệ thống. Đồng thời tổ chức đào tạo những kiến thức về Marketing một cách bài bản cho những cán bộ làm nhiệm vụ kinh doanh:
- Tuyển dụng và đào tạo những chuyên gia trong lĩnh vực Marketing, các chuyên gia nghiên cứu và dự báo thị trường, chuyên gia hoạch định chiến lược và xây dựng chính sách Marketing, chuyên gia thiết kế các chương trình tiếp thị, chuyên gia làm việc với công chúng, chuyên gia quảng cáo, chuyên gia xây dựng thương hiệu… Đội ngũ chuyên gia này vừa yêu cầu phải có những kiến thức và kinh nghiệm trong công tác Marketing, vừa hiểu biết về lĩnh vực hoạt động NH. Đội ngũ chuyên gia Marketing được bố trí tại bộ phận chuyên trách ở Hội sở chính và nếu có điều kiện sẽ bố trí tại những đơn vị thành viên lớn đóng trên các địa bàn trọng điểm như Sở giao dịch 1, Sở giao dịch 2, Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh…
- Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết và những kỹ năng Marketing cho đội ngũ cán bộ kinh doanh các cấp từ cán bộ quản lý đến cán bộ tác nghiệp nghiệp vụ trực tiếp. Coi những hiểu biết về Marketing là yêu cầu đối với cán bộ của BIDV và xem xét đưa thành tiêu chuẩn dánh giá khi tuyển dụng những cán bộ nghiệp vụ mới.
- Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng thoả đáng nhằm động viên, khuyến khích đối với những cá nhân, hay tập thể có nhiều sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong công tác Marketing, thu hút được nhiều khách hàng, triển khai có kết quả những chương trình tiếp thị…
3.3 Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá BIDV
Trong nền kinh tế thị trường, thương hiệu cuả doanh nghiệp hay hàng hoá, dịch vụ là một tài sản vơ hình có giá trị, là thước đo tổng hợp nhất niềm tin và sự yêu thích của khách hàng đối với doanh nghiệp hay hàng hố dịch
vụ đó và vì thế giá trị của thương hiệu là một vũ khí cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp hay hàng hố dịch vụ, là cơng cụ tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp hay hàng hoá dịch vụ.
Hoạt động NH là một hoạt động cung ứng các sản phẩm dịch vụ phi vật chất. Sản phẩm dịch vụ của các NHTM rất đa dạng cho nên đối với các NH, người ta chủ yếu hướng tới việc xây dựng thương hiệu của NH hơn là thương hiệu của các loại sản phẩm dịch vụ. Cũng có trường hợp cá biệt NHTM xây dựng thương hiệu riêng cho một số sản phẩm dịch vụ đặc trưng, sản phẩm dịch vụ NH đang có ưu thế rõ rệt nhằm mục đích khắc hoạ sâu sắc những lợi thế cá biệt của loại sản phẩm dịch vụ đó. Tuy nhiên, thương hiệu riêng của sản phẩm dịch vụ đó thường vẫn phải gắn bó chặt chẽ với thương hiệu chung của NH.
Trong những năm qua, BIDV đã chú trọng xây dựng thương hiệu chung của cả NH. Thương hiệu BIDV đã được đăng ký bảo hộ nhãn mác tại Việt Nam. Thương hiệu BIDV cũng đã được bầu chọn là một trong những thương hiệu có giá trị và được u thích nhất như đã giành được giải thưởng Sao đỏ năm 2003 dành cho các thương hiệu có uy tín cao trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên, giá trị của thương hiệu BIDV chỉ mới mang chức năng là một nhãn mác của một NHTM Nhà nước, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng nhận biết sự có mặt của NH, chưa phát huy được giá trị theo đúng nghĩa của một thương hiệu và chính vì thế chưa thể coi là một vũ khí cạnh tranh quan trọng. Vì vậy BIDV cần phải có những giải pháp phát triển giá trị thương hiệu của mình:
- Lựa chọn một chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp.
- Triển khai các chiến lược tiếp thị tạo dựng giá trị thương hiệu và quảng bá hình ảnh của BIDV.
- Xây dựng và hồn thiện văn hố BIDV.