Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và khả năng bù đắp rủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 78)

II. Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của BIDV

1. Nhóm các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của BIDV

1.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và khả năng bù đắp rủ

Trong các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của NHTM, cùng với giải pháp tăng vốn tự có giải pháp tăng cường quản lý rủi ro và nâng cao năng lực dự phòng bù đắp tổn thất khi những rủi ro có thể xảy ra có một ý nghĩa quan trọng, quyết định sự bền vững năng lực tài chính trong quá trình phát triển.

Đặc điểm của hoạt động ngân hàng là rủi ro luôn ln song hành với q trình kinh doanh. Vốn tự có của NH chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn NH huy động và sử dụng. Vì vậy, nếu khơng được quản lý một cách đầy đủ và khơng có dự phòng sát với những tiềm ẩn rủi ro thì NH sẽ không thể bù đắp tổn thất xảy ra, vốn tự có nếu phải sử dụng để bù đắp rủi ro sẽ dẫn tới NH có thể mất vốn để có thể duy trì hoạt động và dẫn tới phá sản.

Nếu việc quản lý rủi ro thực hiện tốt, việc dự phòng rủi ro đầy đủ và phù hợp với mức độ rủi ro trong hoạt động thực tế của NH thì năng lực tài chính sẽ được đảm bảo, các giới hạn an tồn được duy trì làm năng lực cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao.

Với cùng một mức vốn tự có, NH nào có mức độ rủi ro càng thấp thì hệ số an tồn vốn càng cao. Chính vì vậy, năng lực bảo đảm an tồn vốn trong

hoạt động của NH không chỉ phụ thuộc vào quy mơ vốn tự có mà còn phụ thuộc vào năng lực quản lý rủi ro của mỗi ngân hàng. Trong thực tế ở Việt nam, việc tăng quy mơ vốn tự có là khả năng có tính hữu hạn, chính vì vậy để bảo đảm khả năng an tồn vốn trong hoạt động thì phương hướng quản lý làm giảm mức độ rủi ro là giải pháp khả thi hơn cả.

- Việc quản lý chặt chẽ rủi ro sẽ là điều kiện để NH nâng cao hiệu quả hoạt động, phân loại chính xác mức độ rủi ro tiềm ẩn để có thể trích lập dự phịng rủi ro phù hợp với mức độ rủi ro. Nhờ vậy, ngân hàng sẽ có đủ khả năng bù đắp những rủi ro có thể xảy ra trong q trình hoạt động, vốn tự có sẽ được bảo tồn, năng lực tài chính được bảo đảm và năng lực cạnh tranh được duy trì ổn định và không ngừng nâng cao.

- Việc ngân hàng có một hệ thống quản lý rủi ro theo thơng lệ và có hiệu quả sẽ là một điều kiện để nâng cao uy tín và vị thế cuả ngân hàng trước các đối tác trong và ngồi nước, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của NH. Tuy nhiên, việc quản lý rủi ro chặt chẽ theo và trích lập dự phịng rủi ro theo đúng thông lệ đang vấp phải những rào cản trong cơ chế quản lý hoạt động NH, đặc biệt là các NHTM Nhà nước:

- Việc phân loại tài sản Có để trích lập dự phịng và xử lý rủi ro của các NHTM hiện nay thực hiện theo Quyết định số 488/QĐ - NHNN năm 2001 của Thống đốc NHNN. Quy định này chỉ cho phép trích lập dự phịng rủi ro trong hoạt động tín dụng trong khi tất cả các hoạt động của NH như đầu tư tài chính, thanh tốn… đều có rủi ro. Việc phân loại, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở mức độ dư nợ quá hạn là không phản ánh đúng bản chất rủi ro của các khoản vay, chính vì thế việc trích lập dự phịng chưa phù hợp với mức độ rủi ro đồng thời chưa tạo điều kiện thuận lợi để các NH xử lý rủi ro bằng nguồn dự phịng trích được nhằm làm trong sạch bảng cân đối tài sản, lành mạnh hố năng lực tài chính.

- Cơ chế quản lý tài chính, cơ chế giao đơn giá tiền lương theo kế hoạch lợi nhuận đối với các NHTM Nhà nước chưa tạo điều kiện cho các NH trích lập đầy đủ dự phịng rủi ro. Trong nhiều năm hoạt động, các NHTM đã đóng góp cho ngân sách rất lớn thơng qua việc hồn thành đầy đủ các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với ngân sách. Tuy nhiên những rủi ro trong hoạt động của NH chỉ mới được phép trích lập rủi ro từ năm 2001. Trong khi đó các khoản vay theo chỉ định của Chính phủ rất nhiều khoản vay thực tế là đã mất khả năng chi trả song Chính phủ chưa thể cấp bù nguồn vốn NH đã vay của nhân dân, nguồn dự phòng rủi ro của NH trích lập khơng đủ để bù đắp những tổn thất đó.

Đối với BIDV đây là vấn đề rất lớn do từ trước tới nay, BIDV được giao nhiệm vụ tự huy động vốn cho vay theo chỉ định của Chính phủ và thực tế khi các khoản vay đó khơng trả được NH thì BIDV chưa được Nhà nước cấp bù đầy đủ trong khi vẫn chịu trách nhiệm đối với người gửi tiền.

Vì vậy, luận văn đề xuất giải pháp nâng cao năng lực an toàn vốn theo hướng BIDV cần phải xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro và thực hiện trích lập dự phịng theo đúng bản chất và mức độ rủi ro. Qua đó nâng cao năng lực dự phịng sẵn sàng bù đắp tổn thất, đảm bảo khả năng tài chính.

Xác định chính xác rủi ro:

Áp dụng thơng lệ quốc tế về quản lý rủi ro với lộ trình phù hợp để xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho BIDV với những cơ cấu tổ chức, quy chế, quy trình hiệu quả nhằm xác định đúng, đầy đủ các loại rủi ro trên toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ và tài sản tổng hợp của Ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Định lượng rủi ro:

Sau khi đã xác định chính xác các rủi ro đối với tài sản của BIDV cần xây dựng những công cụ để đo lường chính xác mức độ tổn thất có khả năng xảy ra.

Việc đo lường chính xác các mức độ tổn thất có thể xảy ra sẽ giúp NH có thể xây dựng các hạn mức rủi ro có thể chịu đựng từ đó có chính sách hoạt động phù hợp giảm thiểu rủi ro đồng thời là cơ sở thuyết phục để trích lập dự phịng phù hợp với mức độ rủi ro thực tế. Xác định chính xác mức độ rủi ro là cơ sở cho NH xây dựng và áp dụng các chính sách, quy định quản lý rủi ro phù hợp và gắn liền với chiến lược phát triển.

Hạn mức rủi ro cho tất cả các hoạt động sẽ là cơ sở để điều chỉnh các hoạt động của BIDV tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro đã được xác lập và phù hợp với thông lệ.

Giám sát (kiểm soát) rủi ro:

Để đảm bảo hệ thống quản lý rủi ro có hiệu quả cần phải có cơ cấu giám sát, kiểm sốt rủi ro có hiệu quả. Đó là việc phải thường xuyên nắm bắt, phát hiện các trường hợp vượt hạn mức rủi ro đã được quy định, nắm bắt những yếu kém trong hệ thống, những thay đổi của môi trường hoạt động để từ đó có sự điều chỉnh trong chính sách và quy trình quản lý rủi ro phù hợp.

Các yếu tố để giám sát rủi ro là hệ thống thông tin quản lý trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, cơ chế tự kiểm tra của chính các đơn vị phát sinh rủi ro, hệ thống kiểm tra nội bộ, hệ thống kiểm toán nội bộ và các đơn vị kiểm tốn độc lập, thanh tra cấp trên. Qua đó phát hiện và hạn chế sai sót.

Phân tích đánh giá và điều tiết rủi ro:

- Xây dựng trung tâm thơng tin và phịng ngừa rủi ro để thu thập mọi thông tin bên trong và bên ngồi NH. Trên cơ sở đó tổng hợp, phân loại, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro đối với NH. Tham mưu những biện pháp quản lý rủi ro thông qua xác định các hạn mức hoạt động.

- Từ những dự báo, cảnh báo rủi ro cần xây dựng hệ thống các quy chế điều tiết rủi ro. Tham mưu cho Ban lãnh đạo có những điều chỉnh trong chính sách hoạt động phù hợp với các nguyên tắc và hạn mức quản lý rủi ro.

Đảm bảo tối ưu hoá mức độ rủi ro tổng thể của NH phù hợp với mức độ an toàn vốn, mức độ hiệu quả hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro cho phép.

Tăng cường kỹ năng quản lý rủi ro:

- Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý ( MIS ) đồng bộ từ các đơn vị thành viên đến hội sở chính đảm bảo yêu cầu kịp thời, chính xác, đầy đủ, cập nhật, đáp ứng những yêu cầu quản lý nói chung và quản lý rủi ro nói riêng.

- Thực hiện phân tích tài sản Nợ – Có, cơ cấu tài sản, các tỷ lệ an toàn hoạt động, khả năng chi trả.

- Hoàn thiện, tăng cường chất lượng và hiệu quả của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ.

Trích lập dự phịng và xử lý rủi ro bằng nguồn dự phòng:

- Thực hiện phân loại và trích lập dự phịng rủi ro dần theo thơng lệ. Hướng hoạt động của NH theo hướng lấy hiệu quả, an toàn làm trọng tâm, qua đó giảm thiểu những tổn thất và có điều kiện trích lập dự phịng bù đắp rủi ro.

- Định kỳ xử lý rủi ro theo nguyên tắc chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi NH đồng thời tích cực lành mạnh hố tài chính.

Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý rủi ro theo đúng thơng lệ chỉ có thể đạt hiệu quả khi Nhà nước có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể là cần xây dựng các chuẩn mực kế toán cho các NHTM phù hợp với chuẩn mực quốc tế, sửa đổi Quyết định số 488 về phân loại, trích lập dự phịng và xử lý rủi ro theo hướng cho phép các NHTM phân loại, trích lập và xử lý dự phịng theo đúng bản chất rủi ro cụ thể của từng NH, sửa đổi cơ chế quản lý tài chính để khuyến khích các NHTM đảm bảo khả năng dự phòng rủi ro.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)