Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHT Mở một

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)

Ở MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI. 1. Kinh nghiệm của một số nƣớc

Mỗi quốc gia, trước tác động của toàn cầu đều phải điều chỉnh, thực thi những chính sách cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Việt nam là nước “đi sau” vì vậy việc tìm hiểu tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia “đi trước” là điều cần thiết. Trong bài viết này ta tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc – quốc gia láng giềng có nhiều điều kiện giống Việt nam; Nhật Bản – một trong những quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới; Malaysia – nước có nền kinh tế đang phát triển trong khối ASEAN với Việt nam là những nước để tham khảo kinh nghiệm.

1.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau hơn 27 năm thực hiện cơng cuộc đổi mới và chính sách mở cửa, hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn bởi các cam kết gia nhập WTO đầy đủ vào cuối năm 2006.

Tính đến cuối tháng 6/2004, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng – tín dụng ở Trung Quốc là khoảng 26000 tỷ USD, trong đó các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 60% tổng tài sản và khoảng 80% thị phần cho vay.

Căn cứ vào các cam kết gia nhập WTO, để hoàn thiện các căn cứ pháp lý cho hoạt động của các NHTM, Trung Quốc đã thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tìm đối tác chiến lược đầu tư vào NHTM quốc doanh được cổ phần hoá. Tỷ lệ cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ trong một ngân hàng của Trung Quốc được nâng từ mức 15% lên 20% nhưng tổng tỷ lệ cổ phần tối đa của tất cả các cổ đơng nước ngồi vẫn giữ nguyên không quá 25%. Trước đó các NHTM của Trung Quốc cũng đã được Chính phủ nước này cho phép bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư tài chính nước ngồi như hãng đầu tư Newbridge Capital của Mỹ, ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) của Anh.

Bước 2: Tập trung xử lý nợ xấu.

Tháng 8/1998 tỷ lệ nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh của Trung Quốc chiếm 25,5% tổng dư nợ cho vay của 4 NHTM này, theo báo cáo của các NHTM là 13 – 14%. Giải pháp cơ bản để xử lý nợ xấu là cả 4 NHTM quốc doanh đều thành lập 4 Công ty quản lý tài sản. Tất cả các khoản nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh được giao cho 4 công ty này khai thác xử lý và nguồn ngân sách do Chính phủ Trung Quốc cấp.

Bước 3: Yêu cầu các NHTM quốc doanh hoạch định ra kế hoạch tự tăng vốn điều lệ để đạt tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ quốc tế là 8%. Construction Bank of China có phương án phát hành số lượng cổ phiếu trị giá 4,8 tỷ USD để tăng vốn điều lệ, trong đó 1 tỷ USD cổ phiếu được phát hành trong tháng 7/2004. Số lượng còn lại sẽ được phát hành trong 6 tháng đầu năm 2005.

Bước 4: Thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, mệnh giá cổ phiếu, thực hiện cổ phần hoá và niêm yết cổ phiếu NHTM trên thị trường CK.

Hiện nay một số NHTM cổ phần cũng đang dự kiến niêm yết cổ phiếu trên thị trường CK nước ngoài như ngân hàng dân sinh, ngân hàng phát triển Trung Quốc.

Bước 5: Đẩy mạnh văn hoá kinh doanh trong ngân hàng kết hợp với tăng lương hợp lý cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Văn hoá ngân hàng được hiểu là kể cả trình độ chun mơn, nghiệp vụ hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm cả phong cách làm việc, khả năng giao tiếp với khách hàng và nội dung khác thuộc văn hoá kinh doanh.

Bước 6: Hoàn thiện các quy chế quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức theo các tiêu chuẩn quốc tế, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng tiện ích. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống kế tốn, hệ thống thơng tin quản lý khác theo các tiêu chuẩn quốc tế.

1.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Từ đầu những năm 90, nền kinh tế thần kỳ của Nhật Bản đã xuất hiện những trục trặc, đặt ra yêu cầu cấp thiết là cần có hướng cải cách mới trong đó có chương trình giải quy tài chính “Big Bang” với mục đích làm cho thị trường tài chính Nhật năng động linh hoạt công bằng, minh bạch, nâng cao khả năng cạnh tranh với các trung tâm tài chính New york và Ln Đơn. Q trình đổi mới được thực hiện như sau:

 Tự do hố hoạt động tài chính tiền tệ, thể hiện là

- Nâng cao tính độc lập của ngân hàng, giảm bớt sự can thiệp của Bộ tài chính.

- Đẩy mạnh tiến trình hội nhập vào thị trường tài chính tồn cầu đi liền với việc tiếp tục mở cửa thị trường tài chính tiền tệ nội địa.

- Tiến hành các giao dịch trên mạng, thực hiện ngân hàng trên mạng. - Cho phép các ngân hàng, công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của nhau.

Nửa sau những năm 90 vừa qua chính là thời kỳ đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu lại hệ thống tài chính tiền tệ. Các tổ chức tài chính tiền tệ đã hợp nhất tạo ra các tập đồn tài chính khổng lồ như việc sáp nhập 3 ngân hàng lớn: Ashahi Bank, Tokai Bank và Sanwa Bank vào tháng 3/2000 trở thành Mizuho Financial Group với tài sản lên tới 151000 tỷ Yên.

 Thúc đẩy tiến trình hiện đại hố dịch vụ ngân hàng và hình thành các loại hình dịch vụ mới phù hợp với tồn cầu hố

Từ những năm 70s, Nhật Bản đã triển khai hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng. Các hoạt động giao dịch được quản lý bởi hệ thống dữ liệu máy tính, việc gửi và rút tiền được thực hiện tự động hố. Tiếp đó Nhật Bản tiến hành hiện đại hố tồn bộ nghiệp vụ điều hành ngân hàng, hiện đại hoá các mối quan hệ của nghiệp vụ điều hành ngân hàng.

 Thúc đẩy tồn cầu hố đồng n

Để tăng cường vai trò của đồng Yên trong nền tài chính thế giới, Nhật Bản đã tìm cách tăng cường các giao dịch thương mại bằng đồng Yên dựa trên cơ sở tăng tính tiện lợi của đồng tiền này. Mở rộng việc sử dụng và cất trữ đồng Yên của những người không thường trú trong nước. Tăng cường thương mại đồng Yên với các nước Châu Á.

Để xử lý các khoản nợ xấu các NHTM Nhật Bản thực hiện hình thành các ngân hàng cầu nối (Bridge Bank). Ngân hàng cầu nối là một tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước quản lý một lượng vốn lớn của Chính phủ Nhật Bản với mục đích giúp đỡ các ngân hàng thu giúp hoặc thanh lý các khoản nợ khó địi, bảo vệ các nhà đầu tư.

1.3 Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia là một nước đang phát triển cùng nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á với Việt nam. Để hội nhập một cách có hiệu quả Chính phủ Malaysia đã thực thi triệt để chính sách xử lý nợ xấu tại các NHTM bằng việc thành lập các công ty quản lý tài sản ( Asset Management Company – AMC).

AMC được thành lập nhằm giúp các ngân hàng quản lý các khoản nợ quá hạn, cung cấp các dịch vụ nhằm giúp các ngân hàng :

- Tài trợ hoặc xử lý đối với các khoản nợ quá hạn. - Cơ cấu lại, khôi phục lại các khoản nợ quá hạn. - Quản lý các tài sản thế chấp.

Các hoạt động chủ yếu của AMC bao gồm: - Mua lại các khoản nợ quá hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu lại, khôi phục lại tài sản. - Bán hoặc xử lý tài sản.

AMC thường tiến hành mua nợ từ các tổ chức tài chính và các tổ chức kinh tế khác. Mọi tài sản đảm bảo ( thế chấp, cầm cố,…) gắn liền với khoản nợ cũng được chuyển giao cho AMC. Tổng giá trị và thời hạn của khoản vay đối với khách hàng nợ là khơng thay đổi chỉ có chủ nợ là thay đổi, thay vì nợ ngân hàng, bây giờ họ chỉ là con nợ của AMC.

Khi các tài sản đã nằm trong sự kiểm soát của AMC, mục tiêu tiên quyết của cơng ty là tối đa hố giá trị của chúng bằng cách cải thiện một cách tổng thể việc quản lý các khoản cho vay. Điều này sẽ đạt được bằng cách chú trọng vào thời điểm và chiến lược, vấn đề quản lý hỗ trợ trong khi tiến hành cải tổ cơ cấu, thuê các nhà tư vấn trong từng ngành nghề hoạt động với tư cách là người cố vấn kỹ thuật cho người mắc nợ, duy trì giá của các tài sản bằng cách không bán rẻ chúng. Việc thành lập các AMC sẽ giải quyết được vấn đề bức xúc mà các NHTM đang mắc phải là giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó địi, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng.

2. Các bài học kinh nghiệm đối với Việt nam

2.1 Thực hiện sát nhập để tăng năng lực NH

Xu hướng này diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển, có nền kinh tế thị trường tương đối hồn hảo, tính chất tự do hố của các thị trường trong đó có thị trường tài chính tiền tệ đã hình thành, hệ thống luật pháp rõ ràng và đồng

bộ. Hệ thống NH đã phát triển ở trình độ cao, hoạt động theo những thơng lệ quốc tế chung. Do xu hướng tự do hố tồn cầu, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt thì từng doanh nghiệp đơn lẻ khơng thể chống đỡ được, do vậy nhiều ngân hàng đã tự nguyện hợp nhất với nhau để hình thành nên những tập đồn tài chính NH có quy mơ lớn và siêu lớn, chiếm giữ thị phần lớn, đóng vai trị quan trọng đối với nền kinh tế các quốc gia, các khu vực và trên thế giới. Việc sát nhập không chỉ diễn ra giữa các NH trong một quốc gia mà còn giữa các quốc gia, các châu lục khác nhau, tạo ra làn sóng sát nhập và thúc đẩy xu hướng tồn cầu hố hệ thống NH thế giới. Sát nhập là biện pháp quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, bởi nó cho phép giảm lao động và chi phí, nâng cao khả năng và hiệu quả áp dụng công nghệ, vươn ra mở rộng thị trường, giảm bớt đối thủ cạnh tranh tiềm năng, tối ưu hoá các hoạt động quản trị điều hành và tác nghiệp, giảm chi phí quản lý. Quan trọng hơn cả là việc sát nhập cho phép tập trung được các nguồn vốn, nâng cao sức mạnh tài chính, sàng lọc và lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng cao, củng cố và nâng cao vị thế, uy tín cũng như tiếng tăm của các tập đồn tài chính ngân hàng .

2.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển cung ứng sản phẩm dịch vụ cung ứng sản phẩm dịch vụ

Trước đây, các ngân hàng thường nâng cao sức cạnh tranh chủ yếu bằng cách mở rộng quy mô, phát triển mạng lưới, chiếm lĩnh địa bàn, thu hút khách hàng. Từ thập kỷ 80 của thế kỷ 20, đặc biệt là đầu thập kỷ 90, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, các ngân hàng trên thế giới đã tăng cường ứng dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin để quản lý hoạt động và phát triển các sản phẩm dịch vụ cũng như các kênh phân phối tự động. Trong lĩnh vực NH đã hình thành xu hướng cơng nghiệp hoá và tự động hoá quản lý và cung ứng sản phẩm dịch vụ. Đa số các NH đều phát triển hệ thống NH bán lẻ tự động hay còn gọi là chi nhánh NH khơng

người. Hệ thống này có khả năng cung cấp dịch vụ NH 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần, hoàn toàn tự động với các thiết bị rút tiền, gửi tiền, thanh tốn với hình thức tự phục vụ. Xu hướng này phát triển ở tất cả các hệ thống NH trên thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada… Việc ứng dụng công nghệ thông tin là một bước ngoặt nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NH, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng tiện ích của sản phẩm dịch vụ cũng như hệ thống phân phối, đơn giản hoá việc tiếp cận của khách hàng đến các sản phẩm dịch vụ NH. Nhìn chung, ứng dụng công nghệ thông tin giúp làm tăng năng suất lao động đáng kể, tiết kiệm chi phí để trên cơ sở đó giảm phí cho khách hàng, mang lại lợi ích cho tồn xã hội khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NH.

2.3 Sử dụng tổng hợp các biện pháp nâng cao năng lực tài chính của NH

Tài chính vi mơ hay tài chính doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong việc phát huy các yếu tố nội lực của các NHTM nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Các NHTM ln tìm mọi giải pháp nhằm làm lành mạnh hố khả năng tài chính và tăng năng lực tài chính theo hướng:

- Tăng cường thu hút đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài để bổ sung thêm nguồn vốn cho NH.

- Tăng cường quản lý rủi ro, phân loại và trích lập dự phịng rủi ro sát với khả năng tổn thất để có năng lực dự phịng bù đắp những tổn thất có thể xảy ra, từ đó tạo điều kiện xử lý những khoản nợ xấu để làm lành mạnh hoá bảng tổng kết tài sản của NH.

- Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và tài sản của NH, phát huy tối đa nội lực để đầu tư phát triển công nghệ, đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng uy tín và thương hiệu để tăng sức cạnh tranh của NH.

- Có chính sách phân phối thu nhập và tích luỹ hợp lý để đầu tư cho việc phát triển kinh doanh.

Có thể khái quát Marketing ngân hàng là một phương pháp quản trị tổng hợp để thực hiện các mục tiêu của mỗi NH. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về môi trường kinh doanh, về nhu cầu của từng nhóm khách hàng cũng như thực lực của NH để kế hoạch hoá và sử dụng một cách tối ưu nhất các nguồn lực, làm cho NH thích ứng với mơi trường kinh doanh, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của từng nhóm khách hàng thích hợp, đem lại lợi nhuận và nâng cao năng lực cạnh tranh cho NH.

Có thể nói đó là tính chất ưu việt nhất của công cụ Marketing đối với việc nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các NHTM. Dù có sự khác nhau về vị thế và các nguồn lực nhưng nếu mỗi NHTM có thể sử dụng hiệu quả cơng cụ Marketing để lựa chọn cho mình một thị phần, một nhóm khách hàng phù hợp, lựa chọn một định hướng phát triển hợp lý trên cơ sở phát huy được tối đa các nguồn lực thì NH đó hồn tồn có thể tạo được lợi thế trong cạnh tranh.Ưu điểm của cơng cụ Marketing là nó khơng bị giới hạn và phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực của NH mà nó cịn cho phép phát huy và thể hiện hết khả năng của các nguồn lực để giành vị thế cạnh tranh nhất định.

Chương 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV

I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BIDV 1. Quá trình hình thành và mơ hình tổ chức của BIDV 1. Quá trình hình thành và mơ hình tổ chức của BIDV

1.1 Quá trình hình thành:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài chính. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động của BIDV luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế đất nước qua từng thời kỳ khác nhau.

Với việc cung ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, BIDV đã góp phần làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tế; góp phần đưa vào sử dụng nhiều cơng trình to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế.

Từ năm 1996 đến nay: Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)