Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin (dựa vào đặc điểm phát huỳnh

Một phần của tài liệu Đề Tài: Bước đầu xây dựng quy trình phát hiện ASPERGILLUS FLAVUS sinh độc tố AFLATOXIN trên ngũ cốc bằng phương pháp phát quang potx (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin (dựa vào đặc điểm phát huỳnh

quang trên môi trường thạch) của một số chủng Aspergillus flavus.

Dựa trên quy trình phân tích nấm mốc A. flavus theo hướng dẫn của FAO

(1992), 25 chủng nấm mốc A. flavus được phân lập từ nhiều nguồn mẫu khác nhau: trà, cà phê, các mẫu nguyên liệu thức ăn, các mẫu bột cá, các loại ngũ cốc dạng bột...

25 chủng phân lập này và 5 chủng chuẩn A. flavus được thu nhận từ các viện: viên nghiên cứu chủng chuẩn VTCC, viện Pasteur, viện chủng chuẩn Mỹ ATCC được tiến hành khảo sát đặc tính phát huỳnh quang dựa vào kết quả nghiên cứu của tác giả C.A. Fente (2001) [11] và điều kiện phát triển nấm mốc ở Việt Nam với điều kiện nuôi cấy như sau: Mơi trường SAB có bổ sung 0,3% methyl-β-cyclodextrin, nuôi cấy ở 4 điều kiện nhiệt độ 22oC, 25 oC, 28 oC và 30oC trong 3 ngày.

* Đặc điểm hình thái của các chủng nấm mốc A. flavus phân lập theo

hướng dẫn của FAO (1992) được ghi nhận như sau:

+ Khuẩn lạc A. flavus trên môi trường SAB sau 3 ngày nuôi cấy có màu vàng hơi lục, vón cục, đường kính 30-35 mm (xem Hình 3.1).

+ Cuống bào tử có vách sần sùi (xem Hình 3.2); bào tử hình cầu, có gai

(xem Hình 3.3), bọng hình chùy đến hình cầu, thể bình một lớp hoặc hai lớp (xem

Hình 3.1: Khuẩn lạc A. flavus trên

SAB sau 3 ngày

Hình 3.2: Hình thái A. flavus (thân

nhám)

Hình 3.3: Bào tử A. flavus Hình 3.4: Bọng hình chùy đến cầu A. flavus

* Đặc điểm phát huỳnh quang của các chủng nấm mốc A. flavus phân lập

được như sau:

3 chủng A. flavus (trong đó có 01 chủng từ ATCC có mã số 02, 01 chủng

phân lập từ mẫu thức ăn 1có mã số 05, 01 chủng phân lập từ mẫu ngun liệu 3 có mã số 30) ni cấy trên môi trường SAB phát huỳnh quang khi quan sát dưới đèn

UV; 27 chủng không phát huỳnh quang (kết quả được trình bày ở Hình 3.5, 3.6, Bảng 3.1)

Hình 3.5: Nấm A.oryzae không phát huỳnh quang (trái), nấm

A. flavus phát huỳnh quang (phải) trên môi trường SAB 0,3%

methyl-β-cyclodextrin trong 3 ngày ở 28oC..

Hình 3.6: Nấm A. ochraceus không phát huỳnh quang (trái),

nấm A. flavus phát huỳnh quang (phải) trên môi trường SAB

0,3% methyl-β-cyclodextrin trong 3 ngày ở 28oC.

Phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc

Không phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc

Không phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát huỳnh quang màu xanh lam xung quanh khuẩn lạc

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát đặc tính sinh Aflatoxin dựa vào đặc điểm phát huỳnh

quang của các chủng A. flavus:

Đặc điểm phát huỳnh quang trên môi trường thạch

STT Tên mẫu Ký hiệu chủng

phân lập 22oC 25oC 28oC 30oC 1 Nguyên liệu 1 01 - - - - 2 Chủng ATCC 02 - + +++ + 3 Đường maltose 1 03 - - - + 4 Trà lipton 1 04 - - - - 5 Thức ăn 1 05 - + +++ + 6 Thức ăn 2 06 - - - - 7 Trà lipton 2 07 - - - - 8 Bột bắp 08 - - - - 9 Bột cá 09 - - - - 10 Chủng Aspergillus flavus 278 VTCC 10 - - - - 11 Chủng Aspergillus flavus 203 VTCC 11 - - - - 12 Chủng 135 VTCC Aspergillus flavus 12 - - - - 13 Chủng Viện Pasteur Aspergillus flavus 13 - - - -

14 Trà (sấy khô) 1 14 - - - - 15 Trà (sấy khô) 2 15 - - - - 16 Bột mì 1 16 - - - - 17 Bột mì 2 17 - - - - 18 Gia vị 1 18 - - - - 19 Gia vị 2 19 - - - - 20 Bột mì 3 20 - - - - 21 Trà Lipton 3 21 - - - - 22 Bột bắp 1 22 - - - - 23 Bột bắp 2 23 - - - -

24 Trà (sấy khô) 3 24 - - - - 25 Đường maltose 2 25 - - - - 26 Bột mì 3 26 - - - - 27 Bột mì 4 27 - - - - 28 Trà (sấy khô) 4 28 - - - - 29 Trà (sấy khô) 5 29 - - - - 30 Nguyên liệu 3 30 - + +++ +

Ghi chú: dấu (+): phát huỳnh quang, (-): không phát huỳnh quang.

Để kiểm tra sự tương quan giữa việc phát huỳnh quang và việc sinh Aflatoxin, 03 chủng phát huỳnh quang trên đĩa thạch SAB 3 ngày và 05 chủng không phát huỳnh quang trên đĩa thạch SAB sau 3 ngày được lấy ngẫu nhiên và tách chiết để phân tích Aflatoxin bằng phương pháp HPLC. Đối với các chủng không phát huỳnh quang được nuôi cấy trên những khoảng thời gian dài hơn: 5 ngày, 7 ngày, sau đó cũng tách chiết và phân tích Aflatoxin bằng HPLC.

Kết quả thu được như sau: tất cả 03 chủng phát huỳnh quang màu xanh lam đều sinh Aflatoxin B1, tất cả 05 chủng không phát huỳnh quang đều không sinh Aflatoxin B1 trong khoảng thời gian 3, 5, 7 ngày (kết quả được trình bày ở Bảng 3.2). Kết quả phân tích Aflatoxin bằng HPLC được trình bày ở Phụ lục 2:

+ 03 mẫu cấy các chủng phát huỳnh quang trên đĩa thạch SAB 3 ngày cho kết quả dương tính Aflatoxin khi kiểm tra bằng HPLC

+ 05 mẫu cấy các chủng không phát huỳnh quang cho kết quả âm tính Aflatoxin khi kiểm tra bằng HPLC. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với cở sở lý thuyết như tác giả Fente C.A. và cộng sự (2001) đã nêu.

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra mối tương quan giữa việc sinh Aflatoxin và việc

phát huỳnh quang xung quanh khuẩn lạc A. flavus:

Tên chủng hiệu Kiểm tra Aflatoxin bằng HPLC Kiểm tra sự phát huỳnh quang trên môi

trường SAB

Thời gian (ngày) 3 5 7 3

Chủng Aspergillus flavus

ATCC 02 + +

Chủng Aspergillus flavus phân

lập trên mẫu thức ăn 1 05 + +

Chủng Aspergillus flavus phân

lập trên mẫu nguyên liệu 3 30 + +

Chủng Aspergillus flavus phân

lập trên mẫu trà lipton 2 07 - - - -

Chủng Aspergillus flavus 278

VTCC 10 - - - - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủng Aspergillus flavus 135

VTCC 12 - - - -

Chủng Aspergillus flavus phân

lập trên mẫu bột mì 3 20 - - - -

Chủng Aspergillus flavus phân

lập trên mẫu bột bắp 1 22 - - - -

Chủng Aspergillus oryzae

VTCC *** - - - -

Ghi chú: Dấu (+): có phát huỳnh quang, có sinh aflatoxin; dấu (-): không phát huỳnh quang, không sinh aflatoxin; (***): ký hiệu chủng đối chứng âm A. oryzae.

Một phần của tài liệu Đề Tài: Bước đầu xây dựng quy trình phát hiện ASPERGILLUS FLAVUS sinh độc tố AFLATOXIN trên ngũ cốc bằng phương pháp phát quang potx (Trang 61 - 66)