CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Tổng quan về Aflatoxin
1.2.4. Tác hại của Aflatoxin:
* Tính chất gây ung thư của các u gan liên quan đến các Aflatoxin [3]:
Vấn đề được đặt ra là tìm hiểu các u gan do Aflatoxin gây ra có bản chất ung thư thật khơng.
Theo định nghĩa, các đặc điểm của ung thư là phải mang những tính chất vơ tổ chức, thâm nhiễm và có di căn. Một sự tăng sinh bất bình thường các tế bào có thể dẫn đến hoặc là một u lành, gồm những tế bào giống hệt nhau, khơng có tính chất tràn lấn hoặc là một u ác tính gồm những tế bào tăng sinh vô tổ chức, tế bào này phát triển hơn tế bào kia, gạt các tế bào bên cạnh ra, thâm nhiễm vào tận các tổ chức bên cạnh, ngồi ra từ trung tâm chính có những tế bào tách ra, mượn đường các mạch máu và mạch limpho, tràn lấn các tuyến và tạo nên những trung tâm mới (gan, xương...). Trường hợp ung thư gan việc chẩn đoán sẽ dễ dàng nếu khối u có những di căn, hoặc có thể cấy sang một cơ quan khác. Khi thiếu 2 tiêu chuẩn đó, thì phải dùng các tiêu chuẩn nhìn mắt thường và qua kính hiển vi. Trước hết, về kích thước, người ta đề nghị một hịn nhỏ phải có đường kính tối thiểu là 1cm, khó mà khẳng định là có ung thư hay khơng khi các hịn nhỏ trong gan bé hơn thế nhiều. Sau đó phải xuất huyết và hoại tử. Về mặt mô học phải quan sát thấy một sự xâm nhập khu vực, một sự biến hình tế bào, sự mất tính phân cực và nhiều dạng gián phân. Kiểu tổn thương này đã được gọi là u gan. Ở đây có chỗ dễ nhầm lẫn bởi vì trong khi một số tác giả dành thuật ngữ này cho các u gan ác tính thì số khác lại dùng nó cho các tổn thương gan lành.
* So sánh với tác động của Aflatoxin với những chất gây ung thư gan khác [3]:
Các tổn thương do các Aflatoxin (với liều lượng 3-4 mg/kg) về nhiều mặt, gần gũi với các tổn thương và những chất gây ung thư gan quen thuộc khác gây nên. Ngoài sự tăng sinh các tế bào nhu mô lớn, chứng xơ hóa do các tác động của các Aflatoxin cũng giống chứng xơ hóa mà người ta đã thấy ở các ung thư khác.
Do tác dụng của 4-dimetylaminoazobenzen, người ta thấy ở giai đoạn đầu của thể ác tính có sự tăng sinh hệ thống mật, những hịn nhỏ tái sinh và một vài tế bào nhu mô lớn.
Nếu đem so sánh các biến đổi đó với các biến đổi do các tác nhân khác độc với gan gây ra:
• Dưới tác động của cacbontetraclorua, những biến đổi mơ học nhanh chóng diễn ra, 18 giờ sau khi nhiễm độc, đã thấy rõ các vết hoại tử chúng ở trung tâm tiểu thùy (chứ không ở ngoại vi). Các tổn thương đó khơng làm rối loạn kiến trúc ở gan.
• Chất dimetyl-nitrozamin (DMN) cũng gây những tổn thương ở trung tâm tiểu thùy, đặc trưng bởi những điểm hoại tử chảy máu, xảy ra vài giờ sau khi có tác động của tác nhân gây độc. Người ta đã chứng minh rằng, chất DMN tác động như là một chất ankyl hóa: khi nhiễm độc mãn tính nó gây ra ung thư mạnh.
• Chất xiacin chiết từ hạt cây tuế Cycas circinalis, cũng có khả năng gây ung thư gan khi nhiễm độc mãn tính. Khi nhiễm độc cấp tính nó gây ra những tổn thương ở tiểu thùy rất giống các tổn thương của DMN cũng là những khối u ở thận
• Các ancaloit của cỏ lưỡi chó Senecio, như chất laziocacpin và chất retrocxin gây ra ở chuột, khi nhiễm độc cấp tính hoại tử giữa tiểu thùy, nhưng khi liều lượng đổi đi một chút thì gan khơng thể trở lại trạng thái bình thường.
• Tất cả những tác nhân độc với gan đều gây ra những biến đổi ở giữa tiểu thùy. Tuy nhiên một số khá ít chất gây hoại tử quanh cửa như các hoại tử thu được với Aflatoxin. Các rượu alylic, chất mangan, chất photpho thuộc loại đó nhưng chưa chứng minh được là chất gây ung thư.
• Trong những tổn thương gan do chất spordesmin gây ra, người ta thấy tăng tính thấm nước ở mao mạch: Aflatoxin có tính chất tương tự nhưng cho đến lúc này Aflatoxin vẫn chưa được cho là chất gây ung thư.
* Kết luận về khả năng gây ung thư của các Aflatoxin [3]:
Tất cả các chất gây ung thư đều sản sinh ra cùng một dạng khối u. Với Aflatoxin gây bệnh chủ yếu trên tế bào gan ít nhiều có phân hóa, có sinh những di căn và thỉnh thoảng có ung thư túi mật, cũng có di căn. Trong một số trường hợp những di căn như vậy có thể lan tới phổi.
Có thể thấy trong khối u đủ mọi loại tế bào, từ những tế bào nhu mơ phân hóa rõ rệt qua các ung thư túi mật đến những ung thư giảm biệt hóa.
Aflatoxin là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất tác động qua đường miệng. Nếu hấp thu một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 89 ngày sẽ đưa đến ung thư gan sau hơn một năm. Nếu so sánh các liều lượng có thề hình thành ung thư trong những điều kiện giống hệt như nhau người ta thấy rằng một liều Aflatoxin ít hơn 1000 lần so với chất nhuộm màu azoic đã đủ để gây ung thư.
Những người Bantou, ở Transvaal, ở Swaziland và ở khắp vùng Nam phi nơi mà người ta ăn nhiều lạc có mốc A. flavus con số ung thư gan rất lớn. Những điều quan sát thấy ở Mazambic và ở Uganda lại còn đáng lo ngại hơn: người ta đã ghi nhận các trường hợp ung thư gan ở Mazambic còn nhiều hơn ở Hoa Kỳ đến 58 lần. Mỗi năm cứ 100000 người dân các nước như Hà Lan, Na uy hoặc Canada thì có một người ung thư gan cịn ở Bantou cứ 103,8 người, ở Nam Phi 19,2 người, ở Nigieria 9,8 người và ở Hawai 9,7 người thì có một người bị ung thư gan. Năm 1970, ở Uganda một thanh niên người Phi bị chết : anh ta bị phù phổi to tim và bị hoại tử giữa tiểu thùy khuếch tán ở gan. Đó là triệu chứng thường gặp trong các trường hợp bệnh do độc tố Aflatoxin, đồng thời các người trong gia đình cũng bị đau bụng dữ đội mà thực phẩm chủ yếu của họ là sắn có chứa tới 1,7mg/kg Aflatoxin.
* Các ảnh hưởng về mặt hóa sinh học của các Aflatoxin [3]:
Nhiều cơng trình nghiên cứu đã được tiến hành nhằm làm sáng tỏ phương thức tác động hóa sinh tác động lên các thành phần cấu tạo tế bào và nhất là lên các chất nucleic acid và lên sự chuyển hóa các protein . Tác động của Aflatoxin B1 giống với chất actimomicin D.
Aflatoxin có thể coi là một chất ức chế các q trình sinh tổng hợp : liều lượng cao có thể gây ức chế hoàn toàn nhưng liều lượng nhẹ có thể cho những kết quả tiệm tiến.
Các giai đoạn kế tiếp nhau của tác động hóa sinh học của Aflatoxin ở các tế bào gan mà mỗi giai đoạn là kết quả của giai đoạn trước.
• Tác động qua lại với các DNA và ức chế các polymerase chịu trách nhiệm tổng hợp DNA và RNA.
• Đình chỉ sự tổng hợp DNA
• Tiêu giàm sự tổng hợp RNA và ức chế RNA truyền tin • Xuất hiện những hình thái hạt nhân
• Giảm bớt sự tổng hợp protein
* Triệu chứng khi vật nuôi bị ngộ độc nấm mốc cùng với một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc nấm mốc thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Thức ăn sử dụng trong chăn ni, nếu có nấm mốc sẽ để lại hậu quả không nhỏ, gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi.
A. flavus phát triển mạnh trên các thức ăn giàu đạm thực vật, nhất là các loại
thức ăn giàu đạm thức vật như lạc, đỗ tương… và còn thấy nhiều ở ngơ, cám gạo. Trong q trình phát triển, chúng sản sinh ra độc tố Aflatoxin M, Aflatoxin B1 gây suy thoái miễn dịch, ngăn cản sự sản sinh kháng thể. Vì vậy, ở các cơ sở chăn ni gà, nếu sử dụng thức ăn có nhiễm độc tố này, chắc chắn sẽ xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm mặc dù đã tiêm phòng tốt các loại vacxin đó.
Sự mẫn cảm của Aflatoxin đối với từng lồi rất khác nhau và được chia làm ba nhóm sau:
• Mẫn cảm nhất: vịt, gà tây. Hàm lượng Aflatoxin nhỏ hơn 1ppm (phần triệu) trong thức ăn hàng ngày đã gây ngộ độc
• Mẫn cảm vừa: bò, lợn và gia cầm khác. Hàm lượng Aflatoxin xấp xỉ 10ppm trong thức ăn hàng ngày sẽ gây ngộ độc.
• Mẫn cảm ít: cừu. Hàm lượng Aflatoxin lớn hơn 10ppm trong thức ăn hàng ngày mới gây ngộ độc.
Đáng chú ý có bê, chỉ cần hàm lượng 2ppm đã gây ngộ độc. Đặc biệt, gia súc non rất dễ bị ngộ độc do bú sữa.
Ngộ độc Aflatoxin được chia làm hai thể sau:
• Thể cấp tính: Gan biến đổi, màu nhạt, hoại tử, xuất huyết, … và viêm cầu thận nặng.
• Thể mạn tính: Con vật bỏ ăn, chậm lớn, gầy yếu, lông xơ xác. Mổ khám thấy gan biến đổi nặng nhất như: xơ gan, có các khối u hoặc gan nhiễm mỡ, thối hóa, xuất huyết, hoại tử.
Khơng có phương pháp điều trị đặc biệt cho gia súc, gia cầm bị ngộ độc độc tố do loại nấm này sinh ra, vì vậy điều quan trọng là cần chú ý loại bỏ thức ăn bị mốc có chứa Aflatoxin.