CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4. Đặc tính và ứng dụng Cylodextrin [19]
1.4.5. Tương tác của cyclodextrin với aflatoxin [12, 15]
Người ta chương trình HINT (Hydropathic Interaction) để giải thích tương tác AfB1 và cyclodextrin bằng cách thiết kế đầu dò (chemosensor) để phát hiện độc tố ở nồng độ rất thấp.
HINT dựa trên thí nghiệm xác định giá trị Log Poctanol/ watercó thể xác định được enthapy và entropy trong việc góp phần tạo nên năng lượng tự do. HINT dùng để dự đoán ΔGo của tương tác Protein – ligand, protein – protein, protein – DNA nhằm giải thích q trình tương tự như hiện tượng liên quan đến phức hợp chất hữu cơ chủ thể - khách thể. Tỷ lệ HINT cao thì tương tác giữa 2 chất trong phức tốt lúc đó ΔGo<0 và ngược lại. Do đó, đây là phương pháp đầu tiên được áp dụng giải thích cho tương tác của phức hợp cyclodextrin.
Sự tăng tính hiệu phát huỳnh quang của alfatoxin B1 trong dung dịch có cyclodextrin là do sự hình thành phức hợp khách thể - chủ thể, trong đó khách thể là Aflatoxin và chủ thể là cyclodextrin (Hình 1.8, 1.9). Aflatoxin có bản chất phát huỳnh quang tự nhiên, tuy nhiên cường độ phát huỳnh quang rất yếu. Phần phát huỳnh quang của độc tố Alfatoxin B1 có thể bị ảnh hưởng khi ở trong dung mơi, làm huỳnh quang bị tắt. Do đó, người ta sử dụng cyclodextrin để kích thích sự phát huỳnh quang. Cyclodextrin có cấu trúc hình phễu có bề mặt ngồi hiếu nước và mặt trong kỵ nước. Khi Aflatoxin được gắn vào bên trong cyclodextrin, phần phát huỳnh quang của Aflatoxin được bao bọc và ngăn không bị tắt huỳnh quang khi ở trong nước.
Hình 1.8. mơ hình tương tác giữa
cyclodextrin và Aflatoxin dạng HINT/GOLD
Hình 1.9: Bản đồ đường mức cực kỵ
nước của alfatoxin B1, phần kỵ nước màu xanh lá và phần hiếu nước màu