Hiện nay, nhóm đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, từ Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đơng, các chủ nợ, các tổ chức tín dụng cho vay, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các cơ quan Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp… Mỗi một nhóm người này có những nhu cầu thơng tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù nhu cầu sử dụng thông tin của họ khác nhau nhưng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích cơ bản mà họ sử dụng để phân tích tình hình tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính của họ lại giống nhau. Thơng qua việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, người sử dụng thơng tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng
như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là khám phá hoạt động tài chính đã được thể hiện bằng con số, là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh tài liệu về tài chính hiện hành với quá khứ, cụ thể:
Đối với bản thân doanh nghiệp
Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình của đơn vị mình để chuẩn bị lập kế hoạch cho tương lai cũng như đưa ra các quyết định kịp thời phục vụ quản lý. Qua phân tích tình hình tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được một cách tồn diện tình hình tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ nội bộ với mục đích lợi nhuận và khả năng thanh tốn để trên cơ sở đó, dẫn dắt doanh nghiệp theo mọi hướng sao cho các chỉ số của chỉ tiêu tài chính thoả mãn yêu cầu của chủ nợ cũng như chủ sở hữu.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng
Mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Do đó, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà cho vay tránh được rủi ro đáng tiếc trong quan hệ tính dụng, đặc biệt trong quan hệ với doanh nghiệp đang trong tình trạng bấp bênh hay phá sản.
Đối với nhà cung cấp
Doanh nghiệp là khách hàng của họ trong hiện tại và trong tương lai. Mối quan tâm của nhóm người này là khả năng thanh tốn của khách hàng đối với các món nợ để đặt mối quan hệ lâu dài hay từ chối quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp. Thơng qua phân tích tình hình tài chính của các đối tác kinh doanh, các nhà cung cấp quyết định phương thức cho vay và phương
thức thanh toán hợp lý nhằm tránh được những tổn thất trong việc thu hồi nợ quá hạn, tới hạn và làm tăng khả năng an toàn trong kinh doanh.
Đối với các nhà đầu tư hiện tại và tương lai
Như các đối tác tham gia kinh doanh, cổ đơng,… thì yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lợi, khả năng thanh toán nợ,… là mối quan tâm hàng đầu. Vì vậy, họ cần những thơng tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và các tiềm năng tăng trưởng của doanh