II. Các khoản phải nộp khác 1 Các khoản phụ thu
1. Nguồn tài trợ thường xuyên
3.4.1.1. Cập nhật và ban hành mới chuẩn mực kế toán Việt Nam
Thứ nhất là, việc cập nhật và ban hành mới chuẩn mực kế toán phải phù
hợp với thơng lệ quốc tế và đáp ứng địi hỏi của nền kinh tế thị trường của Việt Nam bằng các biện pháp sau:
+ Đánh giá tình hình thực hiện các chuẩn mực kế toán hiện hành và xác định các nội dung cần phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nhằm đảm bảo chuẩn mực kế toán được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm thực hành tốt nhất và mang tính thực tiễn cao cho các doanh nghiệp, việc đánh giá tình hình thực hiện các chuẩn mực kế toán đã ban hành nhằm phát hiện những điểm bất cập cần được sửa đổi, bổ sung là hết sức quan trọng. Việc đánh giá tình hình thực hiện chuẩn mực không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp, đối tượng thực hiện chuẩn mực mà chủ yếu phải trên phương diện của
những người sử dụng thông tin, người sử dụng kết quả của cơng tác kế tốn trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
+ Nghiên cứu chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành và các tài liệu khác liên quan đến tiến trình sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kế toán quốc tế trong năm 2009, 2010 và các năm tiếp theo. Để đạt được mục tiêu hài hịa với chuẩn mực kế tốn quốc tế hiện hành và tận dụng tối đa kinh nghiệm, kiến thức của Ủy ban Soạn thảo Chuẩn mực BCTC quốc tế, việc ban hành mới, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kế toán phải dựa trên việc nghiên cứu sâu sắc các chuẩn mực kế toán quốc tế đã được sửa đổi mới nhất và các ý kiến của các thành viên Ban soạn thảo cũng như ý kiến của các DN, các chuyên gia quốc tế liên quan đến các nội dung đã được sửa đổi, bổ sung hoặc chưa được sửa vì những lý do nhất định trong các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành. Hơn nữa, để chuẩn bị cho tương lai, việc nghiên cứu không chỉ dừng lại tại các chuẩn mực đã sửa đổi mà còn phải cập nhật theo kế hoạch và nội dung sửa đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế trong tương lai.
+ Ban hành mới, sửa đổi, bổ sung chuẩn mực kế toán Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2009-2013. Việc ban hành mới và cập nhật, sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực kế toán phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia của Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm tốn, các Vụ liên quan của Bộ Tài chính cùng với các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước về lĩnh vực này.
+ Tìm kiếm dự án hỗ trợ về kinh nghiệm, kiến thức và tài chính từ các tổ chức quốc tế. Để làm được công việc này, Việt Nam cần có được sự hỗ trợ về chun mơn của các chuyên gia quốc tế và sự ủng hộ về tài chính để có thể đánh giá, nghiên cứu tình hình thực tiễn và kinh nghiệm thực hành tốt nhất của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển có điều kiện kinh tế và lịch sử phát triển tương tự như Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống chuẩn mực kế
toán Việt Nam thực sự hữu hiệu và đáp ứng được nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý Nhà nước.
Thứ hai là, phải thể hiện nguyên tắc đơn giản, dế làm dễ hiểu trong các
quy định. Có thể thấy rằng so với trước đây thì việc lập hệ thống BCTC hiện nay phức tạp hơn nhiều, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ có nhiều chỉ tiêu được tổng hợp, rút gọn hơn trước đây và những chỉ tiêu này sẽ được trình bày rõ hơn trong phần thuyết minh, điều này dẫn đến vấn đề là để lập được BCTC này thì cần thiết phải lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính trước vì như vậy mới có cơ sở số liệu để ghi vào các chỉ tiêu được tham chiếu. Theo quy trình lập hệ thống BCTC là lại lập Bản thuyết minh BCTC trước là hồn tồn khơng hợp lý. Bên cạnh đó, trong q trình hạch tốn kế tốn, chế độ quy định có 3 hoạt động là hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Nhưng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lại chia ra 2 hoạt động kinh doanh (bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính) và hoạt động khác điều này làm cho sự tư duy của người lập chưa được logic. Hơn thế nữa, trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại chia ra luồng tiền của 3 hoạt động là hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động khác, với cách quy định này thì cơ bản thống nhất với quy định về hạch tốn nhưng vẫn khơng thống nhất với việc trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc hoàn thiện hệ thống BCTC phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
+ Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kinh tế, giám sát tài chính của các chủ đầu tư, chủ sở hữu của DN và các đối tác, như ngân hàng, người cung cấp hàng hóa dịch vụ và người lao động trong DN;
+ Đáp ứng được u cầu thơng tin cho mục đích quản lý của Nhà nước, thống kê số liệu cho nền kinh tế và giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế
của DN
+ Phù hợp với thơng lệ kế tốn quốc tế, CMKT quốc tế hiện hành;
+ Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu nhằm đảm bảo không chỉ những người hành nghề kế tốn, kiểm tốn mà các chủ đầu tư, cổ đơng, chủ sở hữu DN có thể hiểu để làm cơ sở đánh giá, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của DN;
+ Chú trọng vào việc trình bày thơng tin bổ sung trong BCTC, đặc biệt là các nghiệp vụ ngồi bảng cân đối kế tốn; tăng cường sử dụng giá trị hợp lý (trong trường hợp có thể và cần thiết nhằm nâng cao tính hữu dụng của thơng tin tài chính cho việc ra quyết định kinh tế).