Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty viễn thông FPT (Trang 49 - 52)

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tài sản, bao gồm tài sản cố định và tài sản ngắn hạn. Việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề cốt yếu để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả.

Để đảm bảo đủ tài sản cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động, hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu (vốn góp ban đầu và bổ sung trong quá trình kinh doanh). Sau nữa được hình thành từ nguồn vốn vay và nợ hợp pháp (vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn, nợ người cung cấp, nợ cơng nhân viên chức,…). Cuối cùng, nguồn vốn được hình thành từ các nguồn bất hợp pháp (nợ quá hạn, vay quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp của người mua, người bán, của cơng nhân viên chức,…). Có thể phân loại nguồn vốn (nguồn tài trợ) thành 2 loại:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử

dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn, trung hạn (trừ khoản vay, nợ quá hạn).

- Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử

dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Thuộc nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoản vay - nợ quá hạn (kể cả vay - nợ dài hạn), các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, của công nhân viên chức.

Khi phân tích tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản (tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn) với nguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay - nợ dài hạn. Nếu tổng số nguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý (đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tài sản cố định, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay,…), tránh bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, khi nguồn vốn khơng đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn

tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư…), tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp. Dựa vào bảng cân đối kế tốn và thuyết minh báo cáo tài chính để xác định mức độ bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

Mức độ đảm bảo vốn

cho SXKD =

Nguồn tài trợ thường xuyên -

Nhu cầu về tài sản thực tế

- Nếu mức độ đảm bảo = 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên đủ để đảm bảo cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, trong thực tế khi mức độ đảm bảo = 0 vẫn xảy ra hiện tượng chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn lẫn nhau.

- Nếu mức độ đảm bảo > 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên không những đủ để tài trợ cho các nhu cầu về tài sản mà còn dư thừa. Do vậy, doanh nghiệp cần sử dụng số thừa một cách hợp lý như đầu tư vào tài sản cố định, tài sản ngắn hạn, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay,… tránh bị chiếm dụng vốn. - Nếu mức độ đảm bảo < 0: nghĩa là nguồn tài trợ thường xuyên thiếu so với tài sản dự trữ thực tế buộc doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp phát huy và sử dụng phù hợp như huy động nguồn tài trợ tạm thời hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư,.. tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty viễn thông FPT (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w