Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời vốn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty viễn thông FPT (Trang 37 - 46)

trong doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.

a. Hệ thống chỉ tiêu khái quát

Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp khái quát và các chỉ tiêu cụ thể . Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao

Tỷ số nợ = Tổng nguồn vốnNợ phải trả x 100

Tỷ số tự tài trợ = Tổng nguồn vốnVốn chủ sở hữu x 100

Tỷ số tự tài trợ

TSCĐ =

Vốn chủ sở hữu

x 100 NG TSCĐ

phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố. Các chỉ tiêu này cần phải được tính tốn trong nhiều kỳ, phân tích xu hướng vận động của chúng và vẫn phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung.

Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng cho chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.

Kết quả đầu ra được tính bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng giá trị sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần trước thuế, tổng lợi nhuận sau thuế, lợi tức gộp… Còn yếu tố đầu vào bao gồm: giá vốn, tổng tài sản ngắn hạn, tổng tài sản cố định, tổng vốn chủ sở hữu, tổng chi phí sản xuất kinh doanh, vốn vay,…

Từ các chỉ tiêu tổng quát trên, ta tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn

b. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, sau mỗi q trình kinh doanh nó vẫn giữ ngun hình thái vật chất và giá trị của sản phẩm, dịch vụ.

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp trong dài hạn. Dù được đầu tư bằng bất kỳ nguồn vốn nào thì việc sử dụng tài sản cố định đều phải đảm bảo tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:

•Sức sản xuất của tài sản cố định Sức sản xuất của

tài sản cố định =

Doanh thu thuần

Nguyên giá bình quân TSCĐ

dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lượng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa, không cần dùng vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa tài sản cố định tích cực và khơng tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản cố định.

• Sức sinh lợi của tài sản cố định Sức sản lợi của

tài sản cố định =

Lợi nhuận trước thuế

Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ lệ này càng cao được đánh giá là tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp phải nâng cao tổng lợi nhuận thuần đồng thời sử dụng tiết kiệm và hợp lý tài sản cố định.

•Suất hao phí của tài sản cố định Suất hao phí của

tài sản cố định =

Nguyên giá bình quân TSCĐ hay GTCL của TSCĐ Doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận trước thuế cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Đây là chỉ tiêu nghịch đảo với chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định và chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định. Do đó, chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ càng chứng tỏ doanh nghiệp ít tốn chi phí cố định hơn, có hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh.

Trong các chỉ tiêu trên thì: Nguyên giá bình quân tài sản cố định = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + cuối kỳ 2

c. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thì khơng chỉ cần có tài sản cố định mà tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm… cũng hết sức cần thiết. Do đó, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản ngắn hạn đóng một vai trị quan trọng trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp.

Để đánh giá hiệu quả tài sản ngắn hạn, ta dựa vào các chỉ tiêu phân tích sau: • Phân tích chung

Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn =

Tổng doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn bình quân đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng nhỏ, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng giảm.

Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn =

Lợi nhuận trước thuế Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản ngắn hạn bình quân làm ra mấy đồng lợi nhuận hay lãi gộp trong kỳ. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu chung đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Để nâng cao chỉ tiêu này cần phải tăng tổng lợi nhuận hay lãi gộp đồng thời đẩy mạnh tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn.

Khi phân tích chung cần tính ra các chỉ tiêu trên rồi so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (kỳ kế hoạch hoặc thực tế kỳ trước), nếu các chỉ tiêu này tăng lên thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chung tăng lên và ngược lại.

• Phân tích tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy mạnh tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Để xác định tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn cần xem xét các chỉ tiêu sau:

Số vòng quay của tài sản ngắn hạn =

Tổng doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh tài sản ngắn hạn quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là “hệ số luân chuyển”.

Thời gian của một vòng luân chuyển =

Thời gian của kỳ phân tích

Số vịng quay của tài sản ngắn hạn trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho tài sản ngắn hạn quay được một vòng. Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ ln chuyển càng lớn. Trong cơng thức trên, thời gian của kỳ phân tích được tính theo ngày và được quy định 1 tháng là 30 ngày, 1 quý là 90 ngày, 1 năm là 360 ngày.

Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi phân tích cịn có thể tính ra chỉ tiêu “hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn”

Hệ số đảm nhiệm của tài sản ngắn hạn =

Tài sản ngắn hạn bình quân Tổng doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần thì cần mấy đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này tỷ lệ nghịch với chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản ngắn hạn cho nên càng nhỏ càng tốt.

Cách tính từng chỉ tiêu theo cơng thức trên như sau:

- Tổng số doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng trong kỳ - (tổng số thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế xuất khẩu phải nộp + chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại).

- Tài sản ngắn hạn bình qn được tính theo cơng thức: Tài sản ngắn hạn

bình quân =

Tài sản ngắn hạn đầu kỳ + cuối kỳ 2

Ngồi ra, để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn có thể phân tích thêm một số chỉ tiêu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số quay vòng của hàng tồn kho

(Hệ số quay kho) =

Giá vốn của hàng tiêu thụ trong kỳ Trị giá hàng tồn kho

Thời gian một vòng quay = Thời gian theo lịch Hệ số quay kho

Hệ số quay kho càng lớn thì hiệu quả sử dụng nguyên liệu vật liệu hay lượng hàng tiêu thụ trong kỳ càng cao, tình hình tài chính tốt, doanh nghiệp làm ăn phát đạt. Ngược lại, hệ số quay kho nhỏ chứng tỏ tình hình dự trữ vật tư khơng hợp lý, hàng hoá ế ẩm, tồn đọng nhiều làm giảm tốc độ của vốn kinh doanh.

d. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn

Đây là mục tiêu của các nhà kinh doanh, các nhà đầu tư vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại lẫn tương lai. Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Nó phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình snả xuất, kết quả kinh doanh như: giá trị lợi nhuận thu về sẽ quyết định đến việc phân chia thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên chức và các nhà đầu tư. Do vậy, cần phải phân tích chỉ tiêu này một cách thường xuyên. Khả năng sinh lời thể hiện trình độ sử dụng vốn hiệu quả ở mức độ nào.

Một số hệ số thường được các nhà phân tích sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp là:

Tỷ lệ thay đổi doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Tỷ lệ thay đổi

trong doanh thu =

Doanh thu năm nay - Doanh thu năm trước

x 100 Doanh thu năm trước

Phần lớn thời gian, tăng trưởng là một dấu hiệu của sự thành công và tạo ra lợi nhuận. Đây là lí do tại sao nó lại là yếu tố quyết định. Tại bất kỳ thời điểm nào, tăng trưởng của doanh nghiệp có thể đạt ddược bằng nhiều cách khác nhau; ngoài sự tăng trưởng của doanh thu trong dài hạn có thể cịn bằng cách tăng trưởng trong hệ số hoàn vốn đầu tư (vồn của doanh nghiệp được sử dụng một cách hiệu quả hơn); tăng trưởng trong thị phần của doanh nghiệp, tăng số lượng nhân viên có năng suất cao, tăng lên về số lượng sản phẩm mang lại lợi nhuận,…

Tỷ suất lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tỷ lệ lợi

nhuận gộp =

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

x 100 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đây là hệ số rất phổ biến và được sử dụng bởi thậm chí các doanh nghiệp nhỏ. Tỷ suất này phản ánh 100 đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần (P) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

trên doanh thu thuần =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 Doanh thu thuần

Tỷ suất này phản ánh 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý cao cấp là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đơng). Nó được xác định như sau :

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

Tỷ suất ROE đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu đi đầu tư sẽ mang lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, hay nói cách khác, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Tóm lại chỉ số này đo lường tiền lời của một đồng tiền vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư. Để biết rõ hơn các nhà quản trị làm thế nào để gia tăng ROE, chúng ta hãy xem xét các thành phần chủ yếu sau của nó : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu

= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Tổng tài sản

Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ SH

= Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên

doanh thu (P) x

Tỷ suất doanh thu thuần trên

tổng tài sản (A) x Tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ SH (T) Như vậy các nhà quản trị có 3 cơng cụ để tác động đến tỷ suất ROE.

+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu (P) :Tỷ suất này cho

biết tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với doanh thu thuần trên báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh. Tỷ suất này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh chiến lược giá của doanh nghiệp và khả năng của

doanh nghiệp trong việc kiểm sốt các chi phí hoạt động.

+ Tỷ suất tổng doanh thu thuần trên tổng tài sản (A) : Phản ánh doanh

thu được tạo ra từ một đồng tài sản ; (A) cho biết khả năng sử dụng hiệu quả đồng vốn của doanh nghiệp. Với (A) thấp cho biết doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực yêu cầu sử dụng nhiều vốn và (A) cao thì ngược lại. Bản chất của sản phẩm kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp đã góp phần đáng kể vào tỷ suất (A) của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công tác điều hành và sáng tạo trong quản lý tài sản cũng là những điểm quan trọng, sống còn. Một khi công nghệ sản xuất là tương tự như nhau giữa các doanh nghiệp cạnh tranh thì việc quản lý tài sản thường là cơng cụ có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại.

+ Tỷ suất tổng tài sản trên nguồn vốn chủ sở hữu (T) : Phản ánh số

lượng vốn chủ sở hữu được sử dụng để tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ suất (T) bằng cách tăng tỷ lệ tương đối giữa công nợ với vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh. Không như tỷ suất (P) và tỷ suất (A) là các tỷ suất tăng càng cao càng tốt, tỷ suất (T) là công cụ quản lý không nhất thiết phải được tăng lên tối đa mặc dù việc vay này làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng lên.

Tỷ suất (T) = Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu

= 1 + Nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu

Ngược lại, một vấn đề khó khăn đầy thách thức của chính sách nợ là cố gắng sao cho có được sự cân bằng một cách hợp lý giữa lợi ích và chi phí của việc vay nợ. Vì theo cơng thức trên thì tỷ suất (T) tăng lên khi nợ phải trả tăng lên.

Hơn thế nữa, tỷ suất ROE phản ánh mối liên hệ mật thiết giữa các chỉ tiêu với các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Tỷ suất (P) phản ánh, tóm tắt tình hình của báo cáo thu nhập của doanh nghiệp ; trong khi đó tỷ suất (A) và (T) lại có tác dụng phản ánh mối quan hệ cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty viễn thông FPT (Trang 37 - 46)