Ea Sô là một xã thuần nông. Thu nhập từ nông nghiệp chiếm khoảng 90 % tổng thu nhập của xã. Ngồi sản xuất nơng nghiệp, người nghèo cịn có thêm thu nhập từ làm thuê theo thời vụ cho các hộ có nhu cầu. Số hộ có thu nhập từ các nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ rất thấp.
Trong năm 2001, 2002 do thời tiết thay đổi bất thường hạn hán liên tục các loại cây trồng trong các vụ gieo trồng chính bị thất thu. Mặt khác đa số người dân thiếu vốn sản xuất, khả năng đầu tư thấp, tiếp thu khoa học kỹ thuật chậm v.v...vì thế đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Tổng hợp kết quả phân loại kinh tế hộ của các thôn như sau: - Số hộ đói: 35 hộ chiếm 3, 4 %
-Số hộ nghèo: 686 hộ chiếm 52, 4 % -Số hộ trung bình: 614 hộ chiếm 37, 4% - Số hộ khá, giàu: 111 hộ chiếm 6, 8%
Cho dù kết quả phân loại trên chỉ là tương đối nhưng từ đó có thể nhận thấy số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ khá lớn 55, 8%. Đây chính là nhóm đối tượng cần quan tâm nhất vì khi khơng đủ ăn chắc chắn họ sẽ tìm mọi cách để tồn tại. Một trong những cách đó là xâm phạm vào tài nguyên rừng, gây ảnh hưởng đến tài nguyên vườn quốc gia (xem phụ biểu 6).
2.3 Nội dung nghiên cứu
Để phù hợp với mục tiêu đã đặt ra, đề tài tiến hành một số nội dung nghiên cứu sau:
2.3.1. Nghiên cứu thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở địa phương vàsự tham của cộng đồng. sự tham của cộng đồng.
- Nghiên cứu thực trạng bảo vệ tài nguyên rừng. - Nghiên cứu thực trạng phát triển tài nguyên rừng.
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng tài nguyên rừng ở địa phương.
2.3.2. Xác định nhân tố cản trở hoặc thúc đẩy sự tham gia của ngườidân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương. dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.
- Những nhân tố cản trở người dân tham gia vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.
- Những nhân tố thúc đẩy người dân tham gia vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.
2.3.3 Đề xuất được một số giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào quản lýtài nguyên rừng. tài nguyên rừng.
- Những giải pháp về kinh tế -Những giải pháp về xã hội
- Những giải pháp về khoa học công nghệ
2.4. Phương pháp nghiên cứu2.4.1. Phương pháp luận 2.4.1. Phương pháp luận
Lý thuyết hệ thống sẽ được sử dụng như một cơ sở quan trọng về phương pháp luận của luận án. Rừng là một thành phần của hệ thống tự nhiên, nhưng cũng là một thành phần của hệ thống kinh tế và xã hội. Nó tồn tại và phát triển trong hệ thống tự nhiên, phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên khác. Các quá trình sinh trưởng, phát triển, tái sinh, diễn thế của rừng được diễn ra dưới ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng v.v... Đồng thời, sự tồn tại và phát triển của rừng lại phụ thuộc cả vào những hoạt động kinh tế xã hội của con người, trong đó có hoạt động bảo vệ, phát triển và
sử dụng rừng. Đến lượt mình những yếu tố này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế- xã hội như nhận thức, kiến thức, phong tục, tập quán, tơn giáo, tín ngưỡng, hồn cảnh kinh tế, sức ép của thị trường, chính sách kinh tế, luật pháp, thể chế v.v... Vì vậy, để xây dựng những giải pháp quản lý rừng, trong đề tài này tiến hành thu thập và phân tích những thơng tin đa dạng, liên quan đến cả điều kiện tự nhiên, cả điều kiện kinh tế và xã hội và những giải pháp cho quản lý rừng cũng bao gồm những giải pháp về kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ.
Lý thuyết về phát triển bền vững cũng được áp dụng như một cơ sở quan trong của luận án. Tư tưởng của phát triển bền vững được áp dụng trong suốt quá trình nghiên cứu cũng như quá trình xây dựng các giải pháp của quản lý rừng ở địa phương. Tính bền vững của rừng bao gồm cả tính bền vững về sinh thái, về kinh tế và về xã hội. Vì vậy, quản lý rừng bền vững phải là quản lý theo một chiến lược, một hệ thống biện pháp nhằm giải quyết hài hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội và mơi trường, là quản lý mà trong đó lồng ghép được những mục tiêu phát triển kinh tế với mục tiêu bảo tồn rừng, phát huy được đồng thời ở mức cao nhất những chức năng kinh tế và sinh thái của rừng.
Lý thuyết của nghiên cứu phát triển sẽ được áp dụng trong quá trình thực hiện luận án. Đề tài hướng vào xây dựng những giải pháp quản lý rừng bền vững vì sự phát triển của địa phương và đất nước nên nó được thực hiện theo logic chung của những nghiên cứu phát triển, đó là phân tích thực trạng của quản lý rừng, xác định những nguyên nhân chủ yếu cản trở hoặc thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý rừng. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động quản lý rừng phù hợp với địa phương. Đây là lý do vì sao trong đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia - một trong những phương pháp chủ đạo của những nghiên cứu phát triển hiện nay.
2.4.2. Phương pháp thu thập và phân tích thơng tin trong luận án
Trong luận án chủ yếu áp dụng các phương pháp thu thập và xử lý thông tin sau: phương pháp kế thừa tư liệu, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), và phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA).
Phương pháp kế thừa tư liệu được áp dụng để thu thập những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương qua tài liệu thống kê của các cơ quan, các tổ chức kinh tế xã hội v.v..
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được thực hiện để thu thập những thông tin bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, về những nhu cầu, những bức xúc trong cộng đồng liên quan đến quản lý rừng và tài nguyên nói chung, những nguyên nhân cản trở hoặc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng và những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động quản lý rừng ở địa phương. Đề tài đã sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin từ 50 đối tượng đại diện cho các tổ chức tổ chức kinh tế xã hội ở địa phương, đại diện cho các hộ gia đình với những mức sống và mức tác động khác nhau đến rừng và tài nguyên nói chung.
Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia (PRA) được áp dụng để củng cố những thông tin thu được từ phương pháp kế thừa cũng như phương pháp RRA, xác định những vấn đề bức xúc nhất của cộng đồng liên quan đến quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên và những giải pháp thúc đẩy cộng đồng tham gia vào quản lý rừng và quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung. Theo phương pháp này đề tài tổ chức những cuộc trao đổi một cách cởi mở với từ 2 đến 4 người. Chủ đề của các cuộc thảo luận hướng vào những bức xúc trong cộng đồng liên quan đến quản lý rừng và tài nguyên nói chung, những nguyên nhân cản trở hoặc thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quản lý rừng và những giải pháp lôi cuốn cộng đồng vào hoạt động quản lý rừng ở địa phương.
Trong quá trình thảo luận những người thực hiện đề tài giữ vai trò là người thúc đẩy và định hướng cuộc phỏng vấn, mà khơng đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và khơng áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viên khác. Đề tài đã thực hiện tổng số 12 cuộc trao đổi với các những thành viên đại diện cho chính quyền, đồn thể, và người dân địa phương.
Phương pháp kiểm tra chéo thông tin chúng tôi sử dụng các công cụ của phương pháp RRA, PRA với nhiều nguồn , nhiều đối tượng , nhiều nhóm hội thảo để chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu .
Ngoài ra, luận án cũng dự kiến sử dụng phương pháp chuyên gia để hoàn thiện những giải pháp cho quản lý rừng và tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Với phương pháp này báo cáo sơ bộ của luận án đã được gửi đến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về quản lý rừng, các nhà quản lý và tổ chức cộng đồng ở địa phương để góp ý hồn thiện hệ thống các giải pháp được đề xuất trong luận án.
CHƯƠNG 3