Sử dụng tài nguyên rừng theo truyền thống của đồng bào ÊĐê ở Ea Sô

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 56 - 59)

Kết quả nGhiên cứu và thảo luận

3.3.1 Sử dụng tài nguyên rừng theo truyền thống của đồng bào ÊĐê ở Ea Sô

Ea Sô

Trước năm 1975 tài ngun rừng Ea Sơ cịn rất phong phú, dân số ít, nhu cầu xã hội chưa cao, với phương thức sản xuất tự cung tự cấp nên người dân tự do tiếp cận tài nguyên. Họ khai thác những gì mà họ cần để phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của họ. Kết quả điều tra cho thấy ở địa phương có những sử dụng tài nguyên rừng chủ yếu như sau:

+ Sử dụng rừng như một nhân tố phục hồi đất cho hoạt động nương rẫy du canh

Người Ê Đê có tập quán canh tác du canh, thường hay phát rẫy mới canh tác sau 3-4 mùa rẫy thì bỏ hố. Theo kinh nghiệm của người dân, rẫy mới phát thường có đất tốt, cây trồng đạt năng suất cao. Với phương thức phát đốt toàn diện, nương rẫy cịn ít bị cỏ dại xâm lấn, dễ canh tác. Khi nào rẫy phát triển nhiểu cỏ dại, đất bạc màu thì người dân ngừng canh tác để cho đất được hưu canh với chu kỳ 10-15 năm để cho rừng tự phục hồi. Phương thức canh tác nương rẫy truyền thống ở của người Ê Đê là tương đối ổn định về không gian và thời gian. Mọi người đều nhận thức được tầm quan trọng của chu kỳ canh tác đối với cuộc sống của họ. Vì vậy, người ta thường sở hữu những khoảnh đất trên đó có cả chuỗi những giai đoạn khác nhau từ nương rẫy đến rừng phục hồi tạo thành một hệ thống luân canh rừng và nương rẫy khép kín. Người Ê Đê thường chỉ sử dụng đất trong hệ thống canh tác của mình mà khơng thích phát những rừng già mới tốn nhiều cơng sức dọn thực bì và làm đất canh tác. Người ta chỉ buộc phải phát rừng già khi con cháu tăng lên, và theo đó nhu cầu canh tác nương rẫy cũng tăng lên.

thiên nhiên. Năm nào thời tiết thuận lợi sản xuất đủ ăn, năm nào thời tiết thay đổi mùa màng thất thu dẫn đến người dân bị thiếu ăn nhiều tháng trong năm. Với phương thức sản xuất tự túc tự cấp nên cơ cấu loài cây trồng canh tác trên nương rẫy cũng đơn giản. Cây lương thực chủ yếu lúa rẫy, ngô xen canh với các lồi cây rau màu khác như dưa, bầu, bí, cà, ớt v.v...cây bơng vải. Năng suất lúa nương bình qn thường thấp từ 10-12 tạ / ha.

Khi thảo luận với người dân địa phương, họ cũng đã nhận thấy rằng mặc dù nương rẫy quay vòng là một phương thức giúp họ tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cả lịch sử lâu dài, nhưng đây thực sự là phương thức canh tác có hiệu quả thấp và rất lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Trong hệ thống canh tác luân canh rừng và nương rẫy này người ta đã đổi cả những cánh rừng với nhiều sản phẩm gỗ và ngồi gỗ có giá trị mà thiên nhiên mất nhiều năm mới tạo dựng được để lấy một ít sản phẩm cây trồng nơng nghiệp trong 3-4 mùa rẫy. Khi đốt rừng phần lớn nguồn năng lượng được hệ sinh thái rừng tích luỹ đã biến thành năng lượng nhiệt toả vào không trung trở về khí quyển, chỉ một phần nhỏ năng lượng đã chi cho q trình vận chuyển và tích luỹ các dinh dưỡng từ dưới sâu nên lớp đất mặt được sử dụng vào hình thành năng suất cây trồng. Vì sự lãng phí như vậy nên để tồn tại người Ê Đê phải sử dụng một diện tích rừng tương đối lớn. Số liệu điều tra ( xem phụ biểu 8) cho thấy để thoả mãn nhu cầu lương thực mỗi người cần hệ thống luân canh rừng – rẫy với diện tích trung bình 1-1.2 ha. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy cũng diện tích này nhưng với lồi cây trồng và cơng nghệ canh tác hợp lý có thể ni được hàng chục người. Rõ ràng phương thức canh tác luân canh rừng – nương rẫy tỏ ra rất kém hiệu quả và khơng cịn thích hợp với hồn cảnh dân số đông và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao như hiện nay.

+ Sử dụng rừng như một nguồn cung cấp các loại lâm sản phục vụ cho cuộc sống hàng ngày

Đối với người dân địa phương rừng là nguồn tài nguyên "trời cho", nó là của chung của mọi người, ai sử dụng được càng nhiều thì người đó càng có lợi. Họ cần thứ gì thì vào rừng lấy thứ đó từ gỗ, củi, song, mây, rau, quả, chim, thú v.v... Khai thác không chú ý đến tái sinh, khai thác để cho rừng tự phục hồi theo khả năng của nó là phương thức sử dụng tài nguyên đã tồn tại qua nhiều thế hệ, và là sản phẩm của tính tự do tiếp cận của tài nguyên rừng. Khi được phỏng vấn, người ta thường rất ngạc nhiên về ý tưởng giữ lại những cây gỗ quý trong rừng, giữ lại những con thú mẹ để sinh sản, giữ lại những cây thuốc cho con cháu sử dụng v.v... Kết quả những cuộc phỏng vấn cũng cho thấy người dân địa phương mặc dù có hệ thống kiến thức bản địa rất phong phú trong sử dụng tài nguyên rừng, trong đó có cả những kiến thức về địa sinh học, phân loại học, sinh vật học, sinh thái học, khai thác, chế biến, sử dụng và thậm chí cả thị trường nhiều loại lâm sản, song tất cả đều hướng vào kiến thức khai thác và sử dụng, rất ít kiến thức liên quan đến gây trồng, chăn nuôi và phát triển. Khi rừng còn nhiều gỗ họ khai thác những cây gỗ lớn có giá trị. Nhưng khi rừng đã nghèo hơn, họ khai thác những cây nhỏ. Họ khai thác đi, khai thác lại nhiều lần. Khai thác không bảo vệ và phát triển là ngun nhân chính dẫn đến thối hố và cạn kiệt tài ngun.

+ Sử dụng rừng như một cơ sở bảo tồn văn hoá bản địa

Kết qủa điều tra cho thấy người Ê Đê coi rừng ở khu vực đỉnh núi Cư Blem là rừng thiêng. Đây là nơi nghỉ của các thần linh không được chặt phá, không được làm nương, không được săn bắn v.v... làm kinh động đến thần linh. Vì vậy, mọi người ln có ý thức tự giác bảo vệ, thậm chí xa lánh làm cho

thần linh quở trách gây nên những điều không may cho cả buôn làng. Họ cho rằng rừng thiêng cịn thì ng và các thần linh cịn ở và quan tâm tới dân làng. Nhờ quan niệm này mà cho đến nay rừng ở núi Cư Blem vẫn gần như nguyên vẹn mặc dù cách nơi ở của người dân chưa đầy 1km.

Ngoài rừng thiêng, ở Ea Sơ cịn những khu rừng nghĩa địa, chẳng hạn rừng ở thôn Sông 2B. Người Ê Đê giữ lại một diện tích rừng làm nghĩa địa và họ cho rằng đây là khu vực linh thiêng, nhiều hồn ma nên gần như khơng có người lui tới. Cũng vì thế mà rừng khơng bị tàn phá. Tuy nhiên, trong những năm gần đây những người mới đến định cư đã làm nhà và lập vườn sát cả những rừng nghĩa địa. Một số người dân địa phương đã tỏ ý lo lắng về sự tồn tại của những khu rừng này trước sự phát triển canh tác mạnh mẽ của những người mới nhập cư.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)