Kết quả nGhiên cứu và thảo luận
3.1.1.2 Các hình thức quản lý rừng hiện nay trong vùng nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn cho thấy ở Ea Sơ hiện có 3 hình thức quản lý rừng phổ biến ở địa phương:
- Rừng do cộng đồng quản lý
Từ khi UBND xã Ea Sô được thành lập (1994), vấn đề quản lý sử dụng tài nguyên rừng đã được UBND xã quan tâm chỉ đạo. UBND xã đã giao toàn bộ 300 ha rừng tự nhiên vùng đệm cho cho các tổ chức cộng đồng quản lý, trong đó, Hội cựu chiến binh thơn Sơng 2A quản lý 25 ha, Hội nông dân thôn Sông 2A quản lý 25ha, Ban tự quản thôn Sông 2B quản lý 250 ha.
Biểu 3.2 Diện tích rừng xã Ea Sơ giao cho các tổ chức cộng đồng
Năm giao Tổ chức Cộng đồng Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất trống Tổng số
1997 Hội Cựu chiến binh thôn Sông 2A
25 ha 25 ha
1997 Hội Nông dân thôn Sông 2A 25 ha 25 ha
1997 Ban tự quản thôn Sông 2B 250 ha 250 ha
Tổng cộng 300 ha 300 ha
Về nguồn gốc loại hình quản lý rừng này do chính quyền địa phương thực hiện giao rừng cho cộng đồng. Ưu điểm phát huy được truyền thống quản lý rừng cộng đồng, trên tinh thần tự giác bảo vệ môi trường sinh thái nơi cư trú. Tuy nhiên, việc giao chưa có quy hoạch sử dụng đất cụ thể, diện tích ranh giới chưa rõ ràng, quyền sử dụng chưa xác định rõ từ đó dẫn đến hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng chưa cao.
-Rừng do hộ gia đình quản lý
Thực hiện Quyết định 02 ngày 15/1/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp. Từ năm 1994 - 1996 UBND huyện Ea Kar đã ra quyết định giao đất lâm nghiệp cho 24 hộ gia đình với diện tích 1064.2 ha đất khơng có rừng để trồng rừng, trồng cây ăn quả với phương thức sản xuất nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đã giao cho thấy trong tổng diện tích đã sử dụng là 426.5ha, chỉ có 98.4 ha trồng rừng keo tai tượng, keo lá tràm và trồng cây ăn quả, là còn lại tới trên hai phần ba là sử dụng vào mục đích nơng nghiệp và đất thổ cư ( xem phụ biểu 7). Như vậy, rừng do các hộ
gia đình quản lý chủ yếu là rừng do họ gây trồng. Đối với loại rừng này người dân có tồn quyền định đoạt từ gây trồng đến khai thác, sử dụng. Tuy nhiên, rừng trồng phần lớn còn non, chưa đến tuổi khai thác, vì vậy, chưa phát huy được hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình.
Trong 24 hộ được giao đất được điều tra chỉ có một số hộ làm ăn có hiệu quả, điển hình là trang trại của ơng Nguyễn Bách Khoa, Lê Ngãi có thu nhập hằng năm trên 50 triệu đồng. Nhiều hộ khác làm ăn kém hiệu quả. Người dân địa phương cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng đất không đúng mục đích và dẫn đến hiệu quả kém như sau:
-Diện tích đất lâm nghiệp giao q lớn, bình qn là 50 ha / hộ, cá biệt có gia đình như hộ ông Trần Thi nhận tới 122 ha. đa số các hộ khơng có khả năng về vốn đầu tư để thực hiện theo phương án giao đất để trồng rừng. Nhiều hộ sau khi nhận đất đã tự ý hợp đồng cho người khác sử dụng, hoặc chuyển nhượng đất đai trái phép. Hầu hết những hộ đươc giao đất đều sử dụng đất giao khơng đúng mục đích.
-Đối tượng được giao đất hầu hết là người có hộ khẩu thường trú ngồi địa bàn xã Ea Sô, do việc bao chiếm đất đai, sử dụng khơng hết diện tích đã dẫn đến mâu thuẩn với người dân địa phương.
-Việc thực hiện giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình chưa được các ngành hữu quan, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc. Việc giao đất lâm nghiệp chủ yếu theo phong trào mà không thực hiện đúng quy trình của Nhà nước. Năm 2001 UBND huyện Ea Kar đã tổ chức đòan thanh tra kiểm tra việc sử dụng đất đã giao. Kết quả phải thu hồi lại toàn bộ quyết định đã giao đất từ năm 1994-1996 và tiến hành thống kê đăng ký lại theo hướng xử lý sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những diện tích đã sử dụng đúng mục đích lâm nghiệp, thu hồi những diện tích chưa sử dụng.
Rừng do Ban quản lý khu BTTN Ea Sô quản lý:
Tháng 4/1999 UBND tỉnh Đaklak đã ra Quyết định thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô với diện tích tự nhiên 27800 ha tồn bộ diện tích này trực thuộc địa giới hành chính xã Ea Sơ. Đồng thời cũng thành lập Ban quản lý Khu BTTN Ea Sô với tổng số cán bộ công nhân viên 50 người. Nhiêm vụ của Ban quản lý dự án như sau:
- Tổ chức quản lý bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có: 15.931ha. - Khoanh ni xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng bổ sung cây mục đích 1.000 ha.
- Tiến hành trồng rừng bằng các loài cây bản địa 290ha ở phân khu phục hồi sinh thái và trồng rừng nguyên liệu, cây ăn quả 200 ha tại phân khu dịch vụ hành chính sản xuất.