Kết quả nGhiên cứu và thảo luận
3.1.1.3. Công tác bảo vệ rừng của xã Ea Sô
Thực hiện Quyết định 245/1998/QĐ /TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ “ Về việc quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp“ UBND xã Ea Sô đã đề nghị UBND huyện ra Quyết định thành lập Ban lâm nghiệp xã. Cơ cấu chức năng nhiệm vụ của Ban lâm nghiệp xã hoạt động theo quy chế 441/1999/QĐ.UB của UBND tỉnh Đaklak ban hành quy định tạm thời về tổ chức hoạt động Ban lâm nghiệp xã [40].
Về tổ chức Ban lâm nghiệp xã Ea Sơ Có 4 người. Trong đó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, kiểm lâm viên do Hạt kiểm lâm huyện phân cơng phụ trách địa bàn làm phó ban, các thành viên cịn lại là Trưởng công an và xã đội trưởng.
Ban lâm nghiệp xã là tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng tận gốc và là lực lượng chính để từng bước thực hiện xã hội hóa cơng tác bảo vệ rừng thông qua công tác xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở các thôn buôn, tổ chức tuyên truyền xây dựng hương ước trong cộng đồng các dân tộc và tham gia việc xây dựng vốn rừng, giao đất giao rừng, tổ chức quy hoạch định canh định cư, kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm đến rừng.
Ban lâm nghiệp xã đã thường xuyên hoạt động trong công tác QLBVR trên địa bàn nên tình hình vi phạm lâm luật như chặt phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, động vật rừng trái phép được hạn chế. Theo số liệu thống kê tình hình hoạt động của Ban lâm nghiệp xã Ea Sô trong năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 Ban lâm nghiệp xã đã phát hiện 103 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 58 vụ phá rừng trái phép, 45 vụ khai thác mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép.
UBND xã trực tiếp xử lý 30vụ thuộc thẩm quyền, số vụ còn lại chuyển cho Hạt kiểm lâm huyện xử lý. Đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân thu hồi 198 khẩu súng săn do đồng bào các dân tộc tự chế.
Ban lâm nghiệp xã có vai trị rất quan trọng trong việc quản lý bảo vệ rừng ở địa phương. Ban lâm nghiệp xã phối hợp với Ban tự quản thôn, UBND xã, Phòng NN& PTNT huyện, Hạt kiểm lâm huyện trong quản lý, giám sát quá trình bảo vệ kinh doanh và các tác động vào đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động của Ban lâm nghiệp chủ yếu hướng vào công tác bảo vệ rừng, chứ chưa chú trọng đến cơng tác phát triển rừng.
Ngồi ra, vào mùa khô hằng năm Ban lâm nghiệp xã tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ PCCCR trong nhân dân, làm cho mọi người nhận thức rõ tác dụng to lớn nhiều mặt của rừng, đặt biệt là tác hại do việc cháy rừng gây ra. Chỉ đạo các thôn, các chủ rừng làm mới, tu sửa các bảng quy ước bảo vệ rừng, xây dựng chòi canh, đường ranh cản lửa ở những vùng trọng điểm cháy. Những người được phỏng vấn đã cho thấy, nhờ hoạt động tích cực của Ban lâm nghiệp xã trong cơng tác phịng chống cháy rừng mà trong khoảng 4 năm liên tục vừa qua không xảy ra vụ cháy rừng nào.
Ban lâm nghiệp xã cũng tham mưu cho xã tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng giữa UBND xã với các hộ gia đình trong những tháng mùa khơ. Cam kết hướng vào phòng chống cháy và ngăn chặn phá rừng đã trở thành một trong những nhân tố tích cực vừa có tác dụng tun truyền giáo dục, nâng cao ý thức người dân, vừa trực tiếp ngăn chặn những hành vi xâm hại rừng. Những cán bộ địa bàn và cả người dân địa phương đều khẳng định tính hiệu quả của việc ký cam kết bảo vệ rừng giữa xã với người dân.
Tình hình quản lý sâu bệnh hại. Người dân địa phương chỉ chú trọng vào việc phòng trừ sâu bệnh cho cây nơng nghiệp và cây ăn quả mà ít chú trọng đến
việc phịng trừ sâu bệnh cho cây rừng. Xã chưa có hoạt động khuyến lâm nên người dân chưa được tập huấn về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây rừng. Hơn nữa diện tích rừng trồng cịn ít tuổi nên chưa phát sinh dịch bệnh. Trong tương lai diện tích rừng trồng ngày càng tăng việc phòng trừ sâu bệnh cần phải được chú trọng hơn.
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng ở Khu BTTN. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô đã thành lập một mạng lưới các trạm quản lý bảo vệ rừng nhằm ngăn chặn và xử lý các vi phạm xâm nhập trái phép vào Khu bảo tồn, các hoạt động săn bắt động vật rừng và phá hoại tài nguyên rừng. Hiện nay, mạng lưới này bao gồm một Hạt kiểm lâm trực thuộc Khu bảo tồn với 38 kiểm lâm viên, 7 Trạm QLBVR và một đội kiểm soát cơ động. Nhiều người được phỏng vấn đã khẳng định rằng từ khi có Hạt Kiểm lâm tình trạng xâm hại khu bảo tồn đã được giảm hẳn, tình trạng khai thác gỗ quý đã gần như được ngăn chặn. Tuy nhiên, tình trạng săn bắn thú vẫn còn tiếp diễn. Người ta cho rằng một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ chưa cao là còn thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm trên cùng một địa bàn, đặc biệt là thiếu sự thống nhất về tổ chức quản lý giữa Hạt Kiểm lâm huyện với Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn. Một bên trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, một bên lại thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh.