Kết quả nGhiên cứu và thảo luận
3.6.2 Những giải pháp xã hộ
+ Tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Cho đến nay trong nhận thức của phần lớn người dân thì rừng được coi như kho tài nguyên. Người ta khơng nghĩ rằng, với tính chất của tài ngun tái tạo, rừng thực sự là một tư liệu sản suất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản suất liên tục các loại lâm sản khác nhau. Trong nhà máy này, máy cái chính là cây cối và động vật rừng. Để cho năng suất cao và ổn định thì chúng cũng cần được bảo vệ, được quản lý với những quy trình kỹ thuật nhất định. Khi nhận thức rừng như những kho tài nguyên, người ta đã khai thác rừng một cách cạn kiệt không để chúng khả năng phục hồi và phát triển. Nhiều người không hiểu rằng, sự cạn kiệt những loài cây và chim thú quý hiếm, sự nghèo nàn nói chung của nhiều khu rừng hiện nay khơng phải là bản chất của rừng tự nhiên nhiệt đới, mà đó chính là hệ quả của q trình khai thác cạn kiệt, khai thác khơng bảo tồn và phát triển trong cả lịch sử lâu dài hàng trăm, hàng nghìn năm. Người ta khơng nhận
năng lớn lao của nó. Vì vậy, họ khơng q rừng tự nhiên, sẵn sàng thay thế bằng những rừng trồng, hay những hệ sinh thái nông nghiệp mà cả giá trị kinh tế và sinh thái đều thấp hơn nhiều. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
+ Thực hiện quy hoạch sử dụng đất nơng lâm nghiệp. Hiện nay chưa có
quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Vì vậy, diện tích rừng cũng như diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp nói chung thường bị xâm lấn để chuyển thành các loại đất khác vì lợi ích trước mắt cho một số người. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.
+ Xây dựng biện pháp ngăn chặn dân di cư tự do vào vùng đệm của Khu bảo tồn. Dân số tăng lên trong những năm gần đây được người dân địa
phương xác định như một nguyên nhân quan trọng nhất làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng. Vì vậy, cần có biện pháp ngăn chặn di dân tự do vào vùng đệm Khu bảo tồn.
+ Xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở địa phương. Để tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên những diện tích rừng đã được giao cho cộng đồng và hộ gia đình cần cũng cố và xây dựng hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp nhằm tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động bảo vệ và sản xuất kinh doanh rừng theo các quy định của Nhà nước. Kết quả thảo luận với chính quyền và người dân đã đi đến nhận định về nội dung của xây dựng tổ chức quản lý lâm nghiệp ở địa phương như sau:
- Cũng cố và xây dựng Ban lâm nghiệp xã: Ban lâm nghiệp xã là bộ phận tham mưu cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã theo phân cấp trách nhiệm từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã theo đúng tinh thần quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
-- Thành lập Ban quản lý rừng của từng thôn. Thành phần Ban quản lý rừng do người dân trong thôn bầu chọn. Trưởng Ban quản lý rừng của thôn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND xã trong việc bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn của thôn.
- Thành lập các tổ bảo vệ rừng trực thuộc Ban quản lý rừng thôn. Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban quản lý rừng trong việc tuần tra rừng của tổ. Ban lâm nghiệp xã có trách nhiệm phối hợp với Ban tự quản thơn, UBND xã, Phịng nơng nghiệp địa chính huyện, Hạt kiểm lâm huyện trong quản lý, giám sát quá trình bảo vệ, kinh doanh và tác động vào rừng và đất lâm nghiệp của các thôn trên địa bàn xã.
- Nâng cao năng lực của Ban lâm nghiệp xã, bố trí ít nhất một cán bộ có trình độ về kỹ thuật lâm nghiệp làm việc thường xuyên trong ban để quản lý theo dõi và hổ trợ kỹ thuật cho người dân trong kinh doanh lâm nghiệp.
- Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của thôn nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống. Tất cả mọi thành viên của thơn đều có trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng của thơn. Nghĩa vụ và quyền lợi của từng thành viên trong thơn đều được thảo luận cơng khai, bình đẳng trong các cuộc họp tồn thơn và ghi vào quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng của thôn.
Sơ đồ 3.1: Mơ hình đề xuất tổ chức quản lý lâm nghiệp của xã Ea Sô
+ Cũng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong xã. Các tổ chức xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, các tổ chức Đảng, Đồn Thanh niên v.v... có vai trị rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển.
Đối với nông thôn miền núi hoạt động bảo vệ và phát triển rừng có liên quan chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng. Cộng đồng tích cực tham gia quản lý các nguồn tài ngun khi có các giải pháp thích hợp thì cộng đồng chính là lực lượng động viên hổ trợ, giám sát và thậm chí cả cưỡng chế các thành viên thực hiện những chính sách Nhà nước về quản lý tài nguyên. Ngược lại khi những giải pháp, những chính sách quản lý tài ngun khơng thích hợp thì họ trở thành lực lượng cản trở, thậm chí đối lập với Nhà nước trong hoạt động quản lý tài
UBND xã Ban lâm nghiệp xã -
Ban quản lý rừng thôn 1 Ban quản lý rừng thôn 2 v.v... Tổ QLBVR 1 1 Tổ QLBVR 2 v.v... Tổ QLBVR 1 Hộ gia đình Hộ gia đình đình Hộ gia đình... Hộ gia đình... Tổ QLBVR 2
nguyên. Vì vậy, các giải pháp quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng cần phát triển theo hướng kết hợp giữa hoạt động bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng với hoạt động sản xuất để cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thống nhất được lợi ích người dân với lợi ích quốc gia trong hoạt động bảo tồn và phát triển rừng .
+ Thống nhất hoạt động của Kiểm lâm Khu bảo tồn với Kiểm lâm huyện. Những người được phỏng vấn trong chính quyền địa phương cho rằng
một trong những nguyên nhân của hiệu quả quản lý bảo vệ chưa cao là thiếu sự phối hợp tốt giữa các lực lượng kiểm lâm trên cùng một địa bàn, đặc biệt là thiếu sự thống nhất về tổ chức quản lý giữa Hạt Kiểm lâm huyện với Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn. Một bên trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một bên trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh. Vì vậy, cần có sự phối hợp tốt hoạt động, thậm chí phải hợp nhất hai lực lượng kiểm lâm để thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ chung vận động cộng đồng và ngăn chặn các hành vi xâm hại Khu bảo tồn.
+ Giao cho cộng đồng quản lý những khu rừng có lợi ích chung, phát huy truyền thống, bản sắc, tập quán quản lý rừng cộng đồng trước đây. Khi phân tích tập quán quản lý những khu rừng có ý nghĩa đặc biệt với đời sống cộng đồng của người Ê Đê như rừng thiêng, rừng nghĩa địa, rừng bến nước v.v..., những người được phỏng vấn đều cho rằng đây là những mẫu hình rất hiệu quả của quản lý rừng cộng đồng và như vậy hồn tồn có thể giao cho cộng đồng quản lý cả những khu rừng sản xuất nhưng vì lợi ích chung. Kinh nghiệm và truyền thống quản lý những khu rừng có ý nghĩa đặc biệt trước đây là cơ sở thực tiễn đảm bảo cho sự thành công của quản lý rừng cộng đồng.