Tình hình diễn biến tài nguyên rừng:

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 45 - 47)

Kết quả nGhiên cứu và thảo luận

3.1.1.1 Tình hình diễn biến tài nguyên rừng:

Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2000 [51], hiện trạng các loại rừng ở Ea Sô như sau:

Biều 3.1 Thống kê hiện trạng đất lâm nghiệp xã Ea Sô Các loại đất lâm nghiệp Diện tích (ha)

*Tổng diện tích tự nhiên 34473.0

- Diện tích đất lâm nghiệp 30412.1

+Diện tích đất có rừng 15110.4

Diện tích rừng tự nhiên 14919.5

Diện tích rừng trồng 190.9

+Diện tích đất khơng có rừng 15301.7

Số liệu theo dõi tình hình diễn biến tài nguyên rừng của Hạt kiểm lâm huyện thì diện tích rừng tự nhiên Ea Sô đã và đang bị giảm dần từ 16.469 ha vào năm 1991 xuống còn 14.919 ha vào năm 2000. Bình qn mỗi năm diện tích rừng bị mất khoảng 150 ha, tương đương 1% tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có. Bên cạnh sự suy giảm về diện tích thì chất lượng rừng hiện cịn cũng bị suy giảm. Số liệu điều tra cho thấy 100% số người được phỏng vấn đều khẳng định về sự suy giảm của tài nguyên rừng, đặc biệt là tài nguyên động vật. Trước những năm 1985 ở đây vẫn cịn những lồi thú quý hiếm như hổ, báo, gấu v.v..

Tuy nhiên, đến nay gần như không gặp được chúng ở cả những nơi hẻo lánh nhất.

Người ta cho rằng nguyên nhân của sự suy giảm tài nguyên rừng chủ yếu như sau:

- Do tốc độ tăng dân số quá nhanh chủ yếu là tăng cơ học. Năm 1996 dân số xã Ea Sô 2.736 người, đến nay tăng lên 6016 người. Việc di dân đến Ea Sô dù đi theo kế hoạch hoặc di cư tự do thì đều phải phá rừng để làm nhà, làm vườn, lấy đất trồng cây lương thực, trồng cây công nghiệp.

- Do tập quán du canh du cư của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, họ phá rừng để làm nương rẫy.

- Do nhu cầu mở rộng diện tích đất nơng nghiệp và phát triển cây công nghiệp dài ngày như Cà phê, điều v.v... theo chủ trương phát triển kinh tế của địa phương.

- Do do nạn khai thác gỗ lậu và săn bắt động vật rừng diễn ra khá phổ biến, vượt quá khả năng kiểm soát của các cơ quan pháp luật.

- Tình hình cháy rừng vẫn xãy ra hằng năm do việc đốt cỏ để chăn nuôi gia súc.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thực hiện tốt, thiếu đồng bộ, nhiều ngành, nhiều cấp chưa quan tâm đúng mức đến công tác này.

Trên đây là một số nguyên nhân chủ yếu làm cho rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng rừng. Vì vậy việc tìm các biện pháp hữu hiệu có căn cứ khoa học để ngăn chặn nạn phá rừng là một việc làm hết sức cấp thiết nhằm thực hiện những mục tiêu mang tính chất chiến lược của Đảng và Nhà nước đề ra ổn định rừng, ổn định sản xuất, ổn định đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Làm thế nào thu hút cộng đồng dân cư địa phương tham gia quản lý bảo vệ

rừng trên cơ sở hài hoà đảm bảo các lợi ích. Đặc biệt thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của chính họ.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)