Những giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 72 - 74)

Kết quả nGhiên cứu và thảo luận

3.6.1 Những giải pháp về kinh tế

+Hỗ trợ kinh tế. Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật ni có hiệu quả kinh tế cao. Kết quả phân tích ở những phần trên đã cho thấy đa số các hộ gia đình ở đây đều thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều hộ gia đình có lao động, có đất đai và nguyện vọng phát triển những cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao như trồng điều, mía, ni bị v.v.. nhưng do thiếu vốn nên khơng thực hiện được. Vì vậy vốn đối với họ rất cần thiết. Từ những phân tích hiệu quả đầu tư vốn và việc sử dụng vốn của các dự án đã thực hiện ở địa phương trong thời gian qua nhóm nghiên cứu và những người được phỏng vấn đều cho rằng, hỗ trợ kinh tế nên hướng vào phát triển chăn nuôi và trồng cây công nghiệp, cây ăn quả. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có khả năng cho hiệu quả cao, sớm và ổn định.

+ Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn, giảm áp lực vào rừng. Để góp phần khắc phục tình trạng thiếu việc

làm dẫn đến gia tăng hoạt động xâm hại tài nguyên rừng cần phải hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, song mây, dệt hàng truyền thống, nuôi ong, chế biến nông sản v.v… Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được cán bộ xã xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã

+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc

biệt là hệ thống giao thông đến các buôn, hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi kinh tế, văn hoá, nhờ đó nâng cao được năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

+ Đầu tư cho phát triển kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Hiện nay, các chương trình đầu tư cho lâm nghiệp ở địa phương chủ yếu hướng vào kinh doanh gỗ là chính mà chưa phát huy được tiềm năng đa dạng của các sản phẩm từ rừng. Vì vậy, đầu tư để kinh doanh lâm nghiệp tổng hợp gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ cũng như phát triển chế biến lâm sản được chính quyền địa phương nhận thức như một trong những giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng, tạo ra sức hấp dẫn kinh tế cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

+ Đầu tư phát triển thêm những diện tích rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao ở đất chưa sử dụng. Diện tích rừng tự nhiên hiện có ở vùng đệm chỉ cịn 300 ha. Đối với khu vực miền núi thì diện tích rừng này khơng đủ để đảm bảo vai trò cung cấp lâm sản và bảo vệ an toàn sinh thái cho sản xuất và đời sống. Vì vậy, đầu tư để phục hồi rừng trên những diện tích chưa sử dụng là một trong những biện pháp vừa nâng cao thu nhập của người dân vừa giảm áp lực vào tài nguyên rừng của Khu bảo tồn.

+ Đầu tư cho phát triển các hoạt động lồng ghép được mục tiêu bảo tồn rừng với mục tiêu phát triển kinh tế. Hiện nay các chương trình đầu tư cho Khu

bảo tồn chủ yếu hướng vào mục đích bảo vệ tính đa dạng sinh học mà chưa mang lại lợi ích kinh tế. Vì vậy, để có thêm nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn rừng cần đầu tư cho khai thác những tiềm năng du lịch, tiềm năng nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường v.v... Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo

ra những nguồn thu đáng kể để cải thiện đời sống người dân và đầu tư trở lại cho hoạt động bảo tồn.

+ Đầu tư phát triển thị trường lâm sản. Thị trường lâm sản ở địa phương

hiện tại chưa phát triển đặc biệt là các lâm sản ngoài gỗ như các loại dược liệu, song, mây, dầu, nhựa. Phần lớn những lâm sản có giá cả không ổn định, một phần do số lượng ít khơng hình thành được thị trường, một phần khác do thiếu thông tin về thị trường. Điều này không khuyến khích được người dân hướng vào sản xuất và kinh doanh lâm sản. Vì vậy, nhiều người được phỏng vấn đã cho rằng đầu tư phát triển thị trường lâm sản vừa góp phần làm tăng thu nhập kinh tế, vừa lôi cuốn được người dân vào bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)