Kết quả nGhiên cứu và thảo luận
3.4 Những tổ chức và luật lệ cộng đồng liên quan đến quản lý rừng theo truyền thống ở địa phương
theo truyền thống ở địa phương
+ Tổ chức buôn làng của người Ê Đê.
Kết quả điều tra cho thấy xã Ea Sơ trước 1954 chỉ có duy nhất một dân tộc bản địa là Ê Đê sinh sống. Họ thường sống theo từng bn làng. Mỗi bn có vài chục căn nhà sàn, mỗi căn nhà sàn thường có 3-5 hộ gia đình có cùng huyết thống theo chế độ thị tộc mẫu hệ, trong căn nhà sàn quyền năng thuộc về người phụ nữ già tuổi nhất. tài sản chung của họ là chiêng, ché và các dụng cụ để phục vụ cho các phong tục mang tính chất truyền thống như đám cưới, đám ma, cúng tế các vị thần linh v.v...
Buôn làng là trung tâm của đời sống xã hội người Ê Đê. Toàn bộ sinh hoạt của người dân diễn ra chủ yếu trong địa phận đã được xác định của buôn. Địa phận của mỗi buôn cố định ngăn cách với các buôn láng giềng. Những ranh giới này thường là dọc theo các khe, suối hoặc các dãy núi. Người dân trong buôn cũng như những người dân ở những vùng lân cận cũng biết vị trí tương đối giữa các bn. Mỗi bn là một đơn vị tự quản. Trong mỗi bn đều có một số thị tộc cùng sinh sống. Mỗi gia đình đều chịu ảnh hưởng của vị trí và mối quan hệ của mình đối với thị tộc và bn làng. Cũng như các xã hội truyền thống ở Tây nguyên và các nơi khác, thị tộc có một cơ cấu và vị trí rõ ràng trong đời sống của cá nhân, gia đình và bn làng. Các gia đình thuộc thị tộc khai phá địa phận của buôn, sáng lập ra buôn thường giữ vai trị chính trong xã hội bn làng.
Vị trí của bn thường phải đáp ứng các nhu cầu của các thành viên trong cộng đồng như: Đủ rừng và đất rừng để canh tác và khai thác các lâm sản để
nhiên để phục vụ cho việc ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, đủ diện tích đất ở để xây dựng bn làng. Tổ chức cộng đồng người Ê Đê luôn gắn với những thành phần khác của tự nhiên như rừng, nguồn nước, và đất đai tạo thành một hệ thống sinh thái ổn định. Sự tồn tại của họ luôn gắn liền với quá trình khai thác sử dụng ba loại tài nguyên trên, đặc biệt là tài nguyên rừng.
+ Thiết chế già làng của người Ê Đê
Trong tổ chức cộng đồng của người Ê Đê, mỗi bn đều có một già làng ( chủ làng, Thủ lĩnh của buôn ). Đây là người đàn ơng có nhiều uy tín, hiểu biết lịch sử và các phong tục tập quán của buôn làng, hùng biện và được số đơng dân làng kính trọng. Già làng cũng phải xuất thân từ gia đình thuộc loại khá giả, không nhất thiết phải là con cháu của người sáng lập ra bn.
Già làng có trách nhiệm với bn về các cơng việc của cộng đồng nhưng khơng có quyền lợi gì về kinh tế trực tiếp từ đia vị này. Người dân trong buôn coi già làng như chỗ dựa tinh thần của họ và tầm quan trọng của vị trí này thể hiện ở những trách nhiệm sau:
- Duy trì sự địan kết trong nội bộ bn làng. - Bảo vệ văn hoá truyền thống.
- Giải quyết các trường hợp vi phạm quy định của cộng đồng theo luật tục.
- Tổ chức và chỉ đạo tất cả hoạt động của cộng đồng như việc dời làng, lễ hội, cúng bái.
+ Những luật lệ về quyền sở hữu về rừng và đất đai của người Ê Đê
Rừng thuộc địa phận của buôn thuộc quyền sở hữu của cả cộng đồng. Chỉ có các thành viên trong cộng đồng của bn có quyền sử dụng để phát nương làm rẫy khi được già làng cho phép.
Đất thổ cư thuộc quyền sở hữu của cả cộng đồng. Giữa các ngơi nhà khơng có ranh giới, khơng có sân riêng, vườn riêng.
Đất sản xuất nương rẫy, kể cả đất trong thời kỳ bỏ hóa, thuộc quyền sở hữu của thị tộc (dòng họ theo mẹ) và gia đình. Quyền sở hữu đất của mỗi dịng họ được thừa kế từ đời này qua đời khác và mọi được mọi người trong buôn thừa nhận. Nguyên tắc không xâm phạm vào đất nương rẫy của gia đình và dòng họ khác được người ta chấp nhận như một luật tục của cộng đồng. Trong trường hợp người của thị tộc khác muốn sử dụng mảnh đất đã bỏ hố thì phải được chủ sở hữu đồng ý.
+ Những luật lệ về quản lý rừng cộng đồng của người Ê Đê
Khi phân tích luật lệ của người Ê Đê Đối với những khu "đặc dụng" của cộng đồng như rừng thiêng, rừng nghĩa địa, rừng bến nước v.v... những người được phỏng vấn đều cho rằng những quy định trong luật lệ này là do cộng đồng xây dựng lên
Khi phân tích tổ chức và luật lệ cộng đồng của người Ê Đê, nhóm nghiên cứu và người dân địa phương đã đi đến nhận định như sau:
- Tổ chức buôn làng của người Ê Đê mang tính chất của tổ chức xã hội có tính bền vững cao. Nó được hình thành một cách tự nhiên do nhu cầu tồn tại của mỗi thành viên và cả cộng đồng. Tổ chức buôn làng đã gắn kết được các thành viên thành một lực lượng có khả năng tồn tại cao hơn trước những khó khăn của
quyền lợi và trách nhiệm một cách bình đẳng trước luật tục của cộng đồng. Mỗi người đều có trách nhiệm với những thành viên khác của cộng đồng và, ngược lại, cũng được cộng đồng quan tâm bảo vệ và chia sẻ theo luật tục. Đây là tiền đề thuận lợi cho hình thành phương thức quản lý tài nguyên trên cơ sở cộng đồng ở địa phương – quản lý dựa vào tổ chức và luật lệ cộng đồng, vì quyền lợi của mỗi thành viên và của cả cộng đồng.
- Khi thảo luận về luật lệ cộng đồng liên quan đến quản lý rừng của người Ê Đê những người được phỏng vấn đều có ý kiến nhận xét rằng đây là những quy định kèm theo những hình phạt rất nghiêm ngặt và chúng cũng được mọi thành viên cộng đồng tự giác chấp hành nghiêm chỉnh, thậm chí cịn nghiêm chỉnh hơn cả những quy định của Nhà nước về quản lý rừng. Vì sao lại như vậy, ngươì ta cho rằng vì những luật lệ này do chính các thành viên cộng đồng cùng nhau xây dựng, chúng mang lại quyền lợi cho mỗi thành viên và được giám sát bởi cả cộng đồng.