Một số nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 70 - 72)

Kết quả nGhiên cứu và thảo luận

3.5.2 Một số nhân tố thúc đẩy sự tham gia của người dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

tài nguyên rừng ở địa phương

+ Rừng có ý nghĩa quan trọng với đời sống cộng đồng

Những cuộc phỏng vấn đã cho thấy người dân nhận thức rõ vai trò của rừng với đời sống cộng đồng. Rừng có vai trị quan trọng trong sản xuất, đời sống hoặc có ý nghĩa tâm linh với cộng đồng. Họ đã cùng với rừng tồn tại như những bộ phận không thể tách rời của hệ sinh thái nhân văn. Họ hiểu rõ sự suy thoái của rừng đồng nghĩa với sự suy thoái điều kiện sống về vật chất và tinh thần của chính mình. Nhận thức này như một yếu tố quan trọng thúc đẩy người dân tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

+ Tính cộng đồng cao của người dân địa phương

Kết quả điều tra đã cho thấy hầu hết các dân tộc địa phương đều có tính cộng đồng rất cao. Mặc dù nền kinh tế của họ chưa phát triển, đời sống khó khăn, song họ sẳn sàng giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ bình đẳng những lợi ích chung của cộng đồng. Họ dựa vào cộng đồng để tồn tại, và tự nguyện tuân theo các quy chế, các luật lệ cộng đồng. Đây là nhân tố thuận lợi cho việc phát triển những tổ chức và luật lệ của cộng đồng về quản lý tài nguyên trong đó có tài ngun rừng.

+ ýthức tơn trọng luật pháp Nhà nước

Phân tích kết quả phỏng vấn cịn cho thấy, người dân có ý thức tôn trọng luật pháp Nhà nước. Tuy hiện tại cịn có trường hợp chấp hành chưa nghiêm một vài quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý rừng, nhưng phần lớn đây là những trường hợp chưa được tuyên truyền giáo dục một cách đầy đủ, mặt khác có liên quan đến việc thực hiện không nghiêm túc của cả một số cán bộ thừa hành ở địa phương. ý thức tơn trọng luật pháp chính là nhân tố thúc đẩy sự tham gia của mọi thành viên cộng đồng và quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

+ Tiềm năng lao động dồi dào

Kết quả điều tra cho thấy ở địa phương cịn có tiềm năng lao động dồi dào, đặc biệt trong thời kỳ nông nhàn. Nếu được hướng dẫn kỹ thuật bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, được tổ chức tốt thì với bản tính cần cù trong lao động sản xuất người dân sẽ hưởng ứng một cách tích cực vào các chương trình phát triển lâm nghiệp nhằm cải thiện cuộc sống của mỗi gia đình và cộng đồng.

+ Hệ thống kiến thức bản địa liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng

Những cuộc trao đổi với người dân đã cho thấy sự tồn tại thực sự trong cộng đồng người dân địa phương một hệ thống kiến thức bản địa phong phú, trong đó có những kiến thức liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Những kiến thức bản địa được đánh giá là có hiệu ích nhất với quản lý rừng gồm kiến thức

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)