Một số nguyên nhân cản trở sự tham gia của người dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 67 - 70)

Kết quả nGhiên cứu và thảo luận

3.5.1 Một số nguyên nhân cản trở sự tham gia của người dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

dân vào quản lý tài nguyên rừng ở địa phương.

3.5.1 Một số nguyên nhân cản trở sự tham gia của người dân vàoquản lý tài nguyên rừng ở địa phương quản lý tài nguyên rừng ở địa phương

+ Hồn cảnh kinh tế khó khăn của người dân. Ea sô là một xã thuần

nơng, thu nhập bình qn đầu người chỉ đạt mức 150.000đồng / tháng so với bình quân chung của tỉnh Daklak 250.000 đồng / tháng, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 55, 8% số hộ trên tịan xã. Giữa các dân tộc trong xã cũng có sự chênh lệch nhiều về mức sống, dân tộc Kinh, Tày có mức sống khá hơn các dân tộc khác. Nghèo đói là ngun nhân làm cho họ ít có điều kiện để quan tâm và đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng. Trong nhiều trường hợp họ còn tham gia vào

phá rừng lấy đất canh tác hoặc khai thác gỗ và săn bắn thú rừng như một trong những kế sinh nhai.

+ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông-lâm nghiệp chưa phát triển:

Để kích thích sản xuất hàng hố thì phải có thị trường tiêu thụ. Thị trường là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất người dân. Nhưng thị trường ở đây, đặc biệt là thị trường các loại lâm sản ngoài gỗ chưa phát triển nên khơng kích thích được sản xuất hàng hố. Phần lớn những sản phẩm bán ra là nông sản dưới dạng nguyên liệu thô chưa qua chế biến nên chất lượng rất thấp. Về lâm sản, trừ gỗ rừng tự nhiên cịn các hàng lâm sản khác gần như chưa có thị trường. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho người dân không phát triển các sản phẩm lâm nghiệp và không quan tâm nhiều đến sản xuất lâm nghiệp nói chung. Thị trường chưa phát triển đã làm cho sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả thấp và giảm tính hấp dẫn của các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.

+ Việc mở đường quốc lộ qua khu bảo tồn

Từ khi Nhà nước mở đường quốc lộ từ Đaklak đi Phú Yên có tới trên 15km xuyên qua Khu BTTN Ea Sô đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc khai thác vận chuyển lâm sản trái phép ra khỏi khu bảo tồn. Điều đó gây thêm khó khăn cho cộng đồng trong việc kiểm tra giám sát các hành vị xâm hại rừng ở địa phương.

+ Trình độ dân trí thấp, kiến thức bản địa khơng được phát huy

Do kiều kiện cơ sở vật chất giáo dục còn nghèo nàn, thiếu thốn cộng với những ảnh hưởng khác của đời sống kinh tế, số người mù chữ trong khu vực chiếm tỷ lệ 7 %. Do chưa có điện nên có trên 80% số hộ chưa có phương tiện nghe nhìn. Dân trí thấp cùng với dịch vụ văn hoá kém phát triển là những điều kiện làm ngăn trở quá trình tiếp thu kiến thức và công nghệ quản lý rừng tiên

+ Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển:

Một trong những nguyên nhân làm cản trở sự tham gia của cộng đồng được phát hiện trong quá trình điều tra là thiếu khuyến lâm ở địa phương. Nhiều người cho biết rằng họ khơng biết hỏi ai khi cần chọn lồi cây lâm nghiệp, xác định kỹ thuật gieo trồng, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp v.v… Chưa có hoạt động khuyến lâm nên người dân ít được tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp , chưa nâng cao được hiệu quả của hoạt động sản xuất. Do đó, chưa tích cực tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

+ Chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập

Cho đến nay ở Việt Nam chưa có văn bản luật nào đề cập đến vị trí pháp lý của cộng đồng, khơng có văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nào công nhận quyền hợp pháp và trách nhiệm của cộng đồng dân cư buôn, làng như một người chủ quản lý rừng thật sự, các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và tín dụng khơng quy định cộng đồng cân cư buôn, làng là đối tượng được vay vốn đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước khi tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp và cũng chưa có văn bản pháp quy nào quy định cộng đồng dân cư buôn, làng là đối tượng được hưởng lợi từ rừng khi tham gia bảo vệ và phát triển rừng [ 41 ].

Phân tích những bất cập của chính sách Nhà nước với quản lý rừng cộng đồng, những người được phỏng vấn cho biết rằng hiện vẫn chưa có mơi trường pháp lý thực sự thuận cho sự chia sẻ lợi ích và trách nhiệm từ quản lý rừng. Những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ cộng đồng, giữa những người nhận rừng và không được nhận, giữa những tổ chức được nhận rừng và tổ chức không được nhận rừng, giữa những thôn được nhận rừng và thôn không được nhận rừng, và cả giữa những người dân địa phương với những người từ ngoài vào nhận đất nhận rừng v.v… Người ta cho rằng trong nhiều trường hợp mâu thuẫn về chia sẻ

lợi ích từ quản lý rừng chính là những nguyên nhân cản trở sự tham gia của các thành viên cộng đồng vào quản lý rừng.

+ Cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi

Hiện nay ở Ea Sơ có nhiều dân tộc cùng cư trú do quá trình di dân và tái định cư. Kết quả làm cho tỷ lệ dân tộc bản địa giảm xuống. Về mặt tâm lý, việc tăng dân số nhanh chóng đã làm cho các cộng đồng dân cư bản địa cảm thấy quyền hưởng dụng của họ đối với rừng gần như bị tướt đọat, từ đó họ nẩy sinh tâm lý vơ vét cạn kiệt rừng mà khơng quan tâm việc bảo vệ và phát triển nó.

+ Chưa có những quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng

Các tổ chức cộng đồng đã được nhận rừng như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, tập thể thôn đều chưa xây dựng được quy ước quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, ngồi nội dung bảo vệ, người ta gần như chưa có những tác động gì đến rừng. Đây cũng là một trong những yếu tố cản trở cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)