Kết quả nGhiên cứu và thảo luận
3.2 Thực trạng hoạt động phát triển tài nguyên rừng
Ea Sô là một xã lớn nhất ( 34.447 ha ) của huyện Ea Kar là vùng có đa dạng sinh học cao. Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương đã tiến hành giao đất giao rừng cho các tổ chức Nhà nước, tổ chức cộng đồng, hộ gia đình tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Ea sơ vừa có Khu BTTN vừa là vùng đệm chủ yếu của Khu bảo tồn nên các hoạt động
Trên diện tích đất lâm nghiệp đã tiến hành giao cho Khu bảo tồn
Ban quản lý Khu bảo tồn đã tiến hành xây dựng dự án đầu tư phát triển chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1999 - 2010 với quy hoạch dự kiến như sau:
+ Tổng diện tích dự án: 27.800 ha
- Đất có rừng khoanh nuôi bảo vệ: 15.931 ha - Khoanh nuôi tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích: 1.000 ha
- Trồng rừng cây bản địa: 290 ha
- Trồng rừng nguyên liệu: 100 ha
- Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả 100 ha - Khoanh nuôi bảo vệ sinh cảnh đồng cỏ 10.289 ha
- Đất khác 90 ha
Kết quả thực hiện trong 2 năm 2000-2001 đã tiến hành trồng được 145, 9 ha rừng với phương thức hỗn giao theo hàng các loài cây keo, muồng, sao, dầu, gõ đỏ, trắc, giáng hương. Qua đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện các loài cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Việc chọn loài cây trồng chủ yếu là các lồi cây bản địa đã góp phần làm tăng tính ổn định các hệ sinh thái, tạo điều kiện cho các lồi động vật hoang dã có nơi trú ẩn.
Ngồi ra, trong những năm qua nhờ công tác bảo vệ tốt nên các sinh cảnh đồng cỏ ít bị cháy tạo điều kiện cho phục hồi và phát triển hệ thực vật và động vật ở Khu bảo tồn. Người dân nhận thấy việc tăng lên tương đối rõ của số lượng các lồi thú nhỏ và bị sát.
Trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình ở vùng đệm
ở vùng đệm, trên diện tích giao cho hộ gia đình người dân đã trồng được 93, 4 ha rừng với các loài cây keo lai, keo lá tràm, keo tai tượng, đào lộn hột và cây ăn quả, trong đó:
- Keo các loại 45 ha - Đào lộn hột 37, 6 ha
- Cây ăn quả 15, 8 ha
Nhìn chung rừng trồng ở đây được chăm sóc tốt, cây rừng sinh trưởng nhanh. Tuy nhiên, tổ thành loài cây khá đơn giản, chủ yếu là trồng thuần loài. Trong cơ cấu cây trồng chưa có cây cải tạo hoặc che phủ mặt đất nên có thể phán đốn là tính bền vững chưa cao. Mặt khác cơ cấu cây trồng rừng không được xác định một cách khoa học. Khi được phỏng vấn phần lớn các hộ gia đình trồng rừng đều trả lời là không chắc chắn khả năng tiêu thụ sản phẩm rừng trồng các loài keo. Hướng chung là trồng keo để bán làm nguyên liệu giấy, song bán cho ai, ở đâu, chi phí cho việc khai thác, vận chuyển như thế nào và hiệu quả kinh doanh nói chung của rừng keo ra sao là vấn đề chưa rõ ràng. Thực chất, nhiều hộ trồng keo để giữ đất là chính. Người ta nhận đất chủ yếu để có tư liệu sản xuất các lồi cây lượng thực, cây cơng nghiệp. Nhưng vì, lo bị Nhà nước thu hồi đất nên người ta trồng các lồi keo. Có thể nói tính bền vững của rừng trồng còn rất thấp, người ta dễ dàng chuyển thành các loại đất khác khi cần thiết.
Trên diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức cộng đồng ở vùng đệm
Kết quả thảo luận với các tổ chức cộng đồng và người dân đã cho thấy rừng giao cho cộng đồng chủ yếu là kiểu rừng khộp với các trạng thái rừng non, rừng nghèo đã qua khai thác những năm trước. Nhưng kiểu rừng này có những đặc trưng là tổ thành loài cây đơn giản nhưng chủ yếu gồm các lồi cây có giá trị như giáng hương, căm xe, cẩm liên, trắc, sến mủ, đôi chỗ mọc gần như thuần loài. Tỷ lệ cây gỗ quý hiếm chiếm tỷ trọng trên 30%.
Đã một lần cộng đồng tổ chức làm vệ sinh rừng song dường như nó chỉ làm cho tổ thành rừng trở nên đơn điệu hơn, hiệu quả rất chưa rõ rệt. Mặc dù mật độ cây rừng rất thấp nhưng người ta chưa có biện pháp gì hiệu quả để làm tăng mật độ rừng, đặc biệt là tăng giá trị kinh tế của rừng. Có thể nói rằng, lợi ích kinh tế của rừng cộng đồng hiện cịn rất thấp. Người ta đã khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của rừng vùng đệm. Nó nhu một nhân tố để thoả mãn cơ bản những nhu cầu của người dân về sản phẩm rừng, nhờ đó giảm áp lực vào rừng đặc dụng của Khu bảo tồn. Tuy nhiên, trong hồn cảnh cụ thể của Ea Sơ, thì rừng vùng đệm thuộc diện nghèo, chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu kinh tế của người dân . Người ta cho rằng nếu khơng có những giải pháp thích hợp làm giàu rừng, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng của rừng thì tình trạng nghèo nàn và giá trị kinh tế thấp của rừng cộng đồng vùng đệm còn kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, chúng vẫn chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn bị xâm lấn, bị thu hẹp và ảnh hưởng đến tính bền vững của rừng trong Khu bảo tồn.