Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 34)

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.4. Mục tiêu kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính

tài chính

Theo Giáo trình Kiểm tốn (Tập 2) của Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh:

1.4.1. Mục tiêu chung

Với mục tiêu phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu chung của kiểm tốn nợ phải thu khách hàng trong kiểm tốn báo cáo tài chính là thu thập đầy đủbằng chứng để đảm bảokhoản mục nợ phải thu khách hàngđược trình

bày trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

1.4.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu kiểm toán Diễn giải

Hiện hữu Nợ phải thu khách hàng thể hiện trên báo cáo tài chính là có thật.

Quyền Nợ phải thu khách hàng thể hiện trên báo cáo tài chính thuộc quyền sở hữu của đơn vị.

Đầy đủ Tất cả các khoản nợ phải thu khách hàng đã được ghi chép đầy đủ.

Đánh giá và phân bổ Các khoản nợ phải thu khách hàng được thể hiện trên báo cáo tài chính và những điều chỉnh có liên quan đãđược đánh

giá và ghi nhận phù hợp theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Ghi chép chính xác Số liệu chi tiết của tài khoản nợ phải thu khách hàng khớp

đúng với số dư trên sổ cái.

Các phép tính liên quan đến tài khoản nợ phải thu khách hàng đều chính xác về số học.

Trình bày và thuyết minh

Các khoản nợ phải thu được trình bày và thuyết minh thì có thật, thuộc về đơn vị, đầy đủ, diễn đạt dễ hiểu và phân loại

đúng.

1.5. Quy trình kiểm tốn nợ phải thu khách hàng trong kiểm tốn báo cáo tài chính

Theo Giáo trình Kiểm tốn (Tập 1 & 2) của Khoa Kế toán –Kiểm tốn, Trường

Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh:

Trong kiểm toán báo cáo tài chính, để thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn có giá trị, làm căn cứ cho kết luận của kiểm tốn viên về tính trung thực và hợp lý của thơng tin trên báo cáo tài chính đồng thời đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hữu hiệu của từng cuộc kiểm toán, yêu cầu tất yếu phải xây dựng được quy trình cụ thể cho mỗi cuộc kiểm tốn. Thơng thường, mỗi quy trình kiểm tốn được chia

thành 3 giai đoạn cơ bản, cụ thể như sau:

1.5.1. Chuẩn bị kiểm toán

Chuẩn bị kiểm tốn là bước cơng việc đầu tiên trong quy trình kiểm tốn báo cáo tài chính. Cơng việc chuẩn bị kiểm tốn có ảnh hưởng quan trọng đến sự hữu hiệu và tính hiệu quả của cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính, giúp giảm rủi ro kiểm toán xuống thấp ở mức chấp nhận được, đồng thời tối ưu hóa chi phí kiểm tra. Chuẩn bị kiểm toán là nguyên tắc cơ bản trong cơng tác kiểm tốn và được Chuẩn mực kiểm toán quy định chặt chẽ và rõ ràng. Quá trình chuẩn bị kiểm toán bao gồm hai giai đoạn, cụ thể:

1.5.1.1.Giai đoạn tiền kế hoạch

Đây là quá trình thực hiện các thủ tục ban đầu của kiểm toán viên. Kiểm toán

viên cần xem xét việc chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ, nhận diện

lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhận viên thực hiện cơng việc kiểm tốn, xem xét các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp…để đi đến thống nhất các nội dung và ký kết hợp

đồng kiểm toán.

a. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về “Kiểm soát chất lượng hoạt

động kiểm toán” quy định: “Doanh nghiệp kiểm tốn phải thu thập các thơng tin cần

thiết trong từng tình huống cụ thể trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc khi quyết định việc tiếptục duy trì quan hệ khách hàng hiện tại và khi cân nhắc việc chấp nhận cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại. Những thông tin sau hỗ trợ thành

viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán khi quyết định chấp nhận, duy

trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm tốn:

(1) Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám

đốc và Ban quản trị;

(2)Năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm tốn trong việc thực hiện

cuộc kiểm toán (bao gồm thời gian, nguồn lực...);

(3) Khả năng củadoanh nghiệp kiểm tốn và nhóm kiểm tốn trong việc tn thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;

(4) Các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm

trước và những ảnh hưởng đối với việc duy trì quan hệkhách hàng.”

Việc tìm hiểu thơng tin về tính chính trực của các đối tượng trên có thể thực hiện qua các thủ tục hoặc nguồn thông tin sau:

- Tiếp xúc với kiểm tốn viên tiền nhiệm thơng qua việc trao đổi với kiểm toán

viên đã kiểm toán cho đơn vị năm trước có thể giúp kiểm tốn viên có thơng tin để

quyết định có chấp nhận hợp đồng hay khơng (đối với khách hàng mới).

- Kinh nghiệm của kỳ kiểm tốn trước: Trong việc xem xét có tiếp tục kiểm tốn cho một khách hàng đã kiểm toán năm trước hay khơng, kiểm tốn viên có thể dựa vào

kinh nghiệm đã trải qua để đánh giá Ban Giám đốc, Ban quản trị của công ty khách

hàng (đối với khách hàng cũ).

- Nhiều nguồn thơng tin khác có thể giúp kiểm tốn viên đánh giá về tính chính trực của đơn vị: Các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng hạn như: website, các tạp chí kinh doanh hoặc chuyên ngành...; Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến đơn vị như ngân hàng, luật sư, tư vấn pháp lý, các kiểm toán viên khác...; Tiếp xúc với Ủy ban Kiểm toán của khách hàng; Phỏng vấn sơ bộ Ban giám đốc, Ban quản trị;

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp yêu cầu kiểm toán viên chỉ được phép nhận làm những công việc khi đã có đủ trình độ nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, trước khi chấp nhận hợp đồng, doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét năng lực chuyên

môn (không chỉ bao gồm kiến thức, kinh nghiệm mà còn bao gồm cả thời gian và nguồn lực cần thiết) của nhóm kiểm tốn sẽ được giao thực hiện có đảm bảo hay khơng.

Trong một cuộc kiểm tốn cụ thể, vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viênthường phải xem xét và đánh giá một cách cẩn trọng là tính độc

lập của kiểm tốn viên với các nguy cơ chính như: Nguy cơ do tư lợi có thể xảy ra do việc người làm kiểm tốn hoặc thành viên trong quan hệ gia đình ruột thịt hay quan hệ

gia đình trực tiếp của họ có các lợi ích tài chính hay lợi ích khác; Nguy cơ tự kiểm tra

xảy ra khi người làm kiểm toán phải xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịu trách nhiệm; Nguy cơ về sự bào chữa có thể xảy ra khi người làm kiểm toán ủng hộ một quan điểm hay ý kiến tới mức độ mà tính khách quan có thể bị ảnh hưởng; Nguy

cơ từ sự quen thuộc do các mối quan hệ quen thuộc mà người làm kiểm toán trở nên quá đồng tìnhđối với lợi ích của những người khác; Và nguy cơ bị đe dọa có thể xảy ra khi người làm kiểm tốn có thể bị ngăn cản khơng được hành động một cách khách quan do các đe dọa.

Doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước, nhận diện các trường hợp đặc biệt, những rủi ro bất thường và những vấn đề khác ảnh hưởng đối với việc duy trì khách hàng,

như: Tính độc lập của Ban kiểm sốt và Hội đồng quản trị của đơn vị; Hoạt động đánh

giá và quản trị rủi ro của Ban giám đốc; Các yêu cầu về việc lập báo cáo tài chính và

quy định pháp luật; Tình hình tài chính của đơn vị; Vấn đề về pháp luật: tranh chấp,

kiện tụng, hành động dân sự, hình sự; Vấn đề khác như: giao dịch với bên liên quan, các hoạt động kinh doanh hoặc tài chính phức tạp, thay đổi cán bộ chủ chốt...

b. Nhận diện lý do kiểm tốn của Cơng ty khách hàng

Khi tiến hành kiểm toán cần xác định đối tượng và mục đích sử dụng báo cáo tài chính. Nhận diện lý do kiểm toán ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập, mức độ chính xác của ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Các lý do kiểm tốn báo cáo tài chính có thể là: đáp ứng u cầu cơng khai tài chính hàng

năm, phục vụ cho nhà quản lý doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng hoặc đấu thầu;

kiểm toán trước khi cổ phần hoá; kiểm toán trước khi giải thể, phá sản hoặc sát nhập; kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên hay pháp luật; kiểm tốn để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

c. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện cơng việc kiểm tốn

Sau khi đã xem xét khả năng chấp nhận khách hàng, doanh nghiệp kiểm tốn cần ước lượng quy mơ phức tạp của cuộc kiểm tốn, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểm tốn. Lư: bố trí những kiểm tốn viên có đầy đủ kỹ năng, năng lực chun mơn và khả năng giám sát, tổ chức cuộc kiểm toán; Hạn chế việc thường xuyên thay đổi kiểm toán viên đối với khách hàng lâu năm; Phải có chính sách ln chuyển kiểm tốn viên thích hợp; Phân cơng kiểm tốn viên có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng;...

d. Thống nhất các nội dung và ký Hợp đồng kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về “Hợp đồng kiểm toán” yêu cầu

“kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm tốn,

thơng qua việc:

(a) Thiết lập được cáctiền đề của một cuộc kiểm toán;

(b) Xác nhận rằng kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc, Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thống nhất được các

điều khoản của hợp đồng kiểm toán.”

Trước khi đi đến ký kết Hợp đồng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải thỏa

thuận về các điều khoản của hợp đồng kiểm tốn, bao gồm: Mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán BCTC; Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm tốn; Xác

định khn khổ về lập và trình bày BCTC mà đơn vị áp dụng cho việc lập và trình bày

BCTC; Dự kiến về báo cáo mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm tốn sẽ phát hành; Hình thức thông báo kết quả kiểm toán; Thời gian tiến hành cuộc kiểm tốn;

Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm tốnvà hình thức thanh tốn;…

1.5.1.2.Giai đoạn lậpkế hoạch

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 về “Lập kế hoạch kiểm toán” quy

định: “Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: (1) Chiến lược kiểm toán tổng

thể và (2) Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ

đem lại lợi ích cho việc kiểm tốn báo cáo tài chính.”

(1) Xây dựng chiến lược kiểm tốn tổng thể thường bao gồm các cơng việc:

Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán nhằm xác định phạm vi kiểm toán; Xác định

mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trình kiểm tốn và u cầu

trao đổi thông tin; Xem xét các yếu tố quan trọng theo đánh giá nghề nghiệp của kiểm toán viên trong việc xác định cơng việc trọng tâm của nhóm kiểm tốn.

(2) Xây dựng kế hoạch kiểm toán, bao gồm: Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro; Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ sở dẫn liệu; Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Thủ tục đánh giá rủi ro

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 về “Xác định đánh giá rủi ro” định nghĩa: “Thủ tục đánh giá rủi ro: Là thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập các

hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và mơi trường của đơn vị, trong đó có kiểm sốt

nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu”bao gồm các thủ tục cụ thể

như sau:

a. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh

Việc hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán và các rủi ro liên quan giúp kiểm toán viên nhận dạng rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính và từ đó thiết lập các thủ tục kiểm toán phù hợp. Các nội dung tìm hiểu bao gồm:

- Hiểu biếtchung về nền kinh tế như: thực trạng nền kinh tế, tỷ lệ lãi suất và khả

năng tài chính, mức độ lạm phát và giá trị tiền tệ, chính sách của Chính phủ, biến động

thị trường chứng khốn,…

- Hiểu biết về mơi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vịkhách hàng: tình hình thị trường và cạnh tranh, đặc điểm hoạt động ngành nghề kinh doanh, sự thay đổi trong công nghệ sản xuất và kinh doanh của đơn vị,rủi ro kinh doanh (thị hiếu của thị

trường,…), những điều kiện bất lợi (cung, cầu giảm,…), chuẩn mực và chế độ kế toán của đơn vị, quy địnhcủa pháp luật liên quan đến ngành nghề,…

- Hiểu biết về các nhân tố nội tại của đơn vị:các đặc điểmquan trọng về sở hữu và quản lý (số lượng thành viên Hội đồng quản trị, uy tín, kinh nghiệm ban giám đốc, loại hình và đặc điểm sở hữu của doanh nghiệp, lĩnh vực, phạm vi và đối tượng được

phép kinh doanh,…), tình hình kinh doanh của đơn vị (sản phẩm, thị trường, các nhà cung cấp, chi phí,…), khả năng tài chính (các tỷ suất và số liệu thống kê về hoạt động

kinh doanh, xu hướng biến động của kết quả tài chính),…

Để tìm hiểu được những nội dung trên, KTV cần phỏng vấn, thu thập và nghiên cứu tài liệu về tình hình kinh doanh của đơn vị như: Điều lệ công ty và giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Báo cáo tài chính, Báo cáo kiểm tốn, Biên bản thanh tra hay kiểm tra Thuế, Kiểm toán Nhà nước của năm hiện hành và năm trước; Các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc; Các hợp

đồng hoặc cam kết quan trọng; Các nội quy, quy chế tài chính, thỏa ước lao động tập thể và chính sách của cơng ty khách hàng; Các tài liệu khác…

b. Tìm hiểu các quy trình kinh doanh chủ yếu nói chung và chu trình bán hàng - phải thu - thu tiền nói riêng

Đây là bước nghiên cứu sâu hơn về hoạt động kinh doanh để nhận dạng rủi ro, trong đó chu trình bán hàng - phải thu - thu tiền là một trong những quy trình kinh doanh chủ yếu của một doanh nghiệp. Thất bại trong kiểm soát chu trình bán hàng nói chung và các khoản nợ phải thu khách hàng nói riêng, có thể tác động đến rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính. Để tìm hiểu vấn đề này, kiểm toán viên thường thực hiện thủ tục sau:

- Phỏng vấn người quản lý: u cầu người có thẩm quyền trình bày về tình hình của đơn vị, về hệ thống kiểm soát nội bộ, chính sách kinh doanh và quy trình luân chuyển chứng từ đối với chu trình bán hàng - phải thu - thu tiền nói riêng, cơ cấu tổ chức nhân sự…; Trao đổi với cán bộ chủ chốt tại các bộ phận;…

- Quan sát, tham quan đơn vị: Tham quan nhà xưởng, kho, văn phòng…; Tiếp

cận và quan sát thực tếvề việcthiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 34)