Thử nghiệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 47 - 51)

I .3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.5.2.2. Thử nghiệm cơ bản

Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản là thu thập bằng chứng về các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Các thử nghiệm cơ bản được

áp dụng trong kiểm toán nợ phải thu khách hàng, cụ thể như sau:

a. Thủ tục phân tích cơ bản

- Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu và so sánh với tỷ lệ của ngành hoặc của năm trước.

- Tính số vòng quay nợ phải thu khách hàng trên cơ sở doanh thu bán chịu chia

cho nợ phải thu khách hàng bình quân. Sauđó, so sánh tỷ số này với số liệu của ngành hoặc của năm trước.

- So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước.

- Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khách hàng và so sánh tỷ

số này với tỷ số năm trước.

b. Kiểm tra chi tiết Kiểm tra chi tiết số dư

- Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu số dư trên sổ

chi tiết với sổ cái tài khoản Nợ phải thu khách hàng và Dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Gửi thư xác nhận công nợ đến khách hàng và đối chiếu số xác nhận với số dư

khoản phải thu trên sổ cái, sổ tổng hợp chi tiết (hay sổ chi tiết khoản phải thu).

Thư xác nhận cung cấp bằng chứng đáng tin cậy về sự hiện hữu, quyền và việc

hạch toán đúng kỳ của khoản phải thu. Do đó, khi gửi thư xác nhận đến khách hàng, kiểm toán viên cần lưuý:

+ Đảm bảo rằng số tiền, tên và địa chỉ trên thư xác nhận phù hợp với tài liệu có

liên quan với tài khoản Phải thu của khách hàng.

+ Cần theo dõi chođến khi biết chắc rằng thư đãđược gửi đi. + Địa chỉ nhận thư phúc đáp phải là địa chỉ của kiểm toán viên.

+ Cần nhấn mạnh rằng thư phúc đápnên gửi trực tiếp cho kiểm toán viên.

Có hai cách thu thập xác nhận từ khách hàng là thư xác nhận dạng khẳng định và

thư xác nhận dạng phủ định.

Kiểm toán viên thực hiện chọn mẫu để lựa chọn khách hàng gửi thư xác nhận.

Thủ tục này yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ theo Chuẩn mực kiểm toán Việt

Nam số 530 về “Lấy mẫu kiểm toán”.

Trường hợp kiểm toán viên không nhận được thư trả lời, kiểm toán viên có thể

gửi thư xác nhận các lần tiếp theo (lần 2, 3…) khi chưa nhận được phản hồi cho thư

xác nhận trước trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu vẫn không được, kiểm toán

viên sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để thu thập đầy đủ các bằng chứng

kiểm toán thích hợp. Thủ tục thay thế thông thường là kiểm tra việc thu tiền nợ của

khách hàng sau ngày khóa sổ kế toán, kiểm tra vận đơn và doanh thu bán hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ…

Dựa trên kết quả của thư xác nhận và các thủ tục kiểm toán thay thế, kiểm toán

viên cần xem xét tính thích hợp và đầy đủ của bằng chứng thu thập được liên quan đến

nợ phải thu. Sau đó, kiểm toán viên tiến hành lập bảng tóm tắt để liệt kê các thư đã nhận được và tổng hợp kết quả chung, lưu vào hồ sơ kiểm toán.

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ

- Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi

Để xác định đơn vị có lập dự phòng đúng hay không, trước tiên kiểm toán viên tiến hành thu thập hay yêu cầu đơn vị lập bảng phân tích dự phòng phải thu khó đòi. Dựa trên bảng phân tích, kiểm toán viên kiểm tra tính hợp lý của mức dự phòng phải thu khó đòi.

Để xem xét tính hợp lý của mức dự phòng, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục

sauđây:

+ So sánh chi tiết các khoản nợ phải thu khách hàng phân theo nhóm tuổi của năm nay so với năm trước.

+ Xem xét các khoản bán chịu quá hạn và lớn bất thường.

+ Rà soát lại các thư xác nhận của khách hàng, đặc biệt là đối với các khoản công

nợ cònđangtranh chấp.

+ Tổng hợp tất cả những khoản nợ phải thu khách hàng có khả năng không thu

hồi,được ước tính dựa trên các thủ tục kiểm toán đã thực hiện.

+ Kiểm toán viên tiến hành phân tích tuổi nợ và tính ra khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi tương ứng theo đúng quy định hiện hành tại Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08 tháng 08 năm 2019 của Bộ tài chính. Sau đó, đối chiếu kết quả tính toán lại

với khoản dự phòng phải thu khó đòi màđơn vị đã trích lập.

- Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng và thu nợ

Đểkiểm tra việc ghi nhận đúng kỳ, kiểm toán viên lập bảng liệt kê các nghiệp vụ

bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và sau ngày khóa sổ để so sánh với hóa đơn

bán hàng và các chứng từ có liên quan.

Tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ thanh toán tiền hàng (ghi nhận bên Có tài khoản 131) sau ngày kết thúc niên độ, xem xét khoản thanh toán đó được chi trả cho đối tượng.

Kiểm toán viên cần chọn mẫu để so sánh giữa ngày ghi trên các chứng từ chuyển

hàng với ngày ghi trên hóa đơn bán hàng và sổ kê toán.

- Đánh giálại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ tại thời điểm kết thúc niên độ

Kiểm toán viên cần xem xét đơn vị có nghiệp vụ phát sinh công nợ phải thu bằng

ngoại tệ trong kỳ và còn số sư cuối kỳ hay không.

Tiến hành kiểm tra việc hạch toán trong kỳ theo tỷ giá nào, có hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo từng nghiệp vụ phát sinh hay không. Kiểm tra đơn vị có đánh

giá chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với các khoản phải thu khách hàng có số dư cuối kỳ

theoquy định hiện hành tạiĐiều 18, Chương 2, Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ tài chính.

- Xem xét các khoản phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp

Bằng chứng về sự cầm cố, thế chấp của các khoản phải thu khách hàng có thể được thu thập thông qua thư xác nhận. Việc phân tích chi phí lãi vay có thể giúp kiểm

toán viên phát hiện chi phí phải trả cho việc cầm cố, thế chấp từ đó lần ra các nghiệp

vụ cầm cố, thế chấp nợ phải thu khách hàng.

Đối với các khoản nợ phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp thì các ngân hàng hoặc các công ty tài chính sẽ ghi chú rõ trên các chứng từ liên quan như hợp đồng vay…Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra các hợp đồng vay tiền để gửi thư xin xác

nhận.

Kiểm tra thuyết minh

- Đánh giá chung về sự trình bày và thuyết minh Nợ phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính

Thông qua kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ, kiểm toán viên

Kiểm toán viên xem xét việc trình bày và thuyết minh khoản phải thu khách hàng trên BCTC có tuân thủ đúng các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 47 - 51)