Hạn chế của công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 120 - 122)

I .3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.1.2.Hạn chế của công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán

Về phương pháp tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền nói riêng:

- Công ty AFA đã thiết kế sẵn GLV Mẫu 0350.MPQ và GLV Mẫu 351 để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và chu trình doanh thu của khách hàng thông qua Bảng câu hỏi được Công ty xây dựng chung cho mọi khách hàng và áp dụng hầu hết đối với mọi lĩnh vực kinh doanh (xét các khách hàng có cùng quy mô công ty tiêu chuẩn/nhỏ/siêu nhỏ và áp dụng cùng một loại mẫu GLV). Việc sử dụng này, mặc dù giúp KTV tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nhưng lại biểu hiện những mặt hạn

chế như: KTV khó khăn trong việc phân tích, đánh giá đối với các doanh nghiệp đặc

thù; giảm đi tính linh hoạt của cuộc kiểm toán; và hạn chế khả năng phân tích, xét đoán chuyên môn của KTV.

- Công ty AFA chỉ thiết kế GLV bằng Bảng câu hỏi và yêu cầu KTV mô tả bằng văn bản (sử dụng Bảng tường thuật) từ quá trình phỏng vấn, trao đổi với khách hàng.

bằng lời nói và diễn đạt lại bằng ngôn ngữ khoa học để thể hiện thông tin đã thu thập được trên GLV. Hạn chế của thủ tục này là phụ thuộc nhiều vào năng lực của KTV,

sai sót trong cách diễn đạt, không phản ánh đầy đủ nội dung, đôi khi dài dòng và khó hiểu.

Về việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơnvị khách hàng, KTV thực

hiện đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát để quyết định thiết kế và thực hiện các thử

nghiệm kiểm soát. Tuy vậy, thực tế do hạn chế về mặt thời gian kết hợp với thủ tục

tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả nên KTV ít thực hiện

thử nghiệm kiểm soát mà gia tăng số lượng thử nghiệm cơ bản. Điều này vẫn đảm bảo

nguyên tắc thận trọng nhưng tồn tại những hạn chế sau:

- Vì quá thận trọng mà KTV bỏ qua lợi ích của thử nghiệm kiểm soát nếu được

thực hiện trong các trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ thực sự hữu hiệu và hiệu

quả, rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp (hoặc trung bình), giúp giảm số lượng thử

nghiệm cơ bản, tiết kiệm được thời gian và chi phí cuộc kiểm toán. Bởi lẽ việc thiết kế

và thực hiện thử nghiệm kiểm soát không quá mất nhiều thời gian và công sức.

- Đối với những khách hàng là Tổng Công ty, các Tập đoàn…quy mô lớn, có số lượng nghiệp vụ phát sinh trong năm rất nhiều, chỉ thực hiện thử nghiệm cơ bản sẽ không giúp KTV bao quát được các nghiệp vụ, đôi khivẫn tồn tại những rủi ro (trong

khi những khách hàng như vậy, để có thể hoạt động vững mạnh trên thị trường tất yếu

phải duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả).

- Rủi ro khi những thử nghiệm cơ bản không thể cung cấp đầy đủ các bằng chứng

kiểm toán thích hợp.

Về việc thực hiện thủ tục phân tích cơ bản:

Trong quá trình thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng, thủ tục phân tích cơ

bản không được KTV chú trọng thực hiện. KTV chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích đơn giản như: phân tích tỷ số và phân tích biến động giữa các năm, mà phương pháp này đãđược thực hiện ở giai đoạn tiền kế hoạch khi KTV phân tích sơ bộ BCTC.

Vì vậy, việc lặp lại phương pháp này ở giai đoạn thực hiện kiểm toán không mang lại

hiệu quả cao. Điều này, vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng khi KTV không dựa vào kết quả của thủ tục phân tích cơ bản nhưng vô hình dung KTV đã bỏ qua ý nghĩa của

thủ tục này là giúp KTV phát hiện ra sai sót trọng yếu từ việc nhận diện những bất thường.

Về việc thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KTV không thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu và nghiệp vụ thanh toán của các đối tượng công nợ phải thu trong kỳ. Điều này, xét về

tổng thể cuộc kiểm toán, KTV vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng, khi thủ tục này

được thực hiện bởi KTV đảm nhận kiểm toán khoản mục doanh thu. Tuy vậy, đối với

những công ty khách hàng có quy mô lớn, số lượng nghiệp vụ bán chịu trong năm

chiếm tỷ lệ cao, thì việc chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ bán hàng khi kiểm toán doanh

thu vẫn tồn tại rủi ro sai sót có thể trọng yếu. Mặt khác, trường hợp KTV không nhận được phản hồi thư xác nhận công nợ phải thu, thì thủ tục thay thế - tiếp cận chứng từ

gốc minh chứng nghiệp vụ ghi nhận công nợ không được thực hiện, trong khi đây là thủ tục có độ tin cậy cao hơn so với Biên bản đối chiếu công nợ của khách hàng tại

thời điểm cuối kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 120 - 122)