Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 122)

I .3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2.Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng

khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

Dựa trên những mặt hạn chế còn tồn tại trong quá trình tìm hiểu công tác kiểm

toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện, một số giải pháp góp phần khắc phục

những hạn chế trên, cụ thể như sau:

Đối với phương pháp tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và tìm hiểu chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền nói riêng:

- Tổ chức thực hiện việc tổng hợp, thống kê và phân nhóm các đơn vị khách

nhiệm kiểm toán tiến hành phân công, thiết kế bổ sung Bảng câu hỏi phù hợp với hệ

thống kiểm soát nội bộ của từng nhóm lĩnh vực kinh doanh và Ban Soát xét chịu trách

nhiệm đánh giá, bổ sung và giám sát việc thực hiện.

- Bên cạnh thiết kế Bảng câu hỏi thông thường, Công ty nên thực hiện thiết kế

Bảng câu hỏi “Có/Không/Không thực hiện” bổ sung vào GLV mẫu. Việc kết hợp giữa

các hình thức khác nhau giúp KTV có thể vận dụng linh hoạt trong việc tìm hiểu và

đánh giá hệ thống kiểm soát nộibộ, mang lại hiệu quả cao hơn, là cơ sở ra quyết định

việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát.

Đối với việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

- Với giải pháp thiết kế bổ sung Bảng câu hỏi phù hợp với từng nhóm lĩnh vực

kinh doanh và vận dụng linh hoạt các hình thức khác (như đã đề cập ở trên) hỗ trợ

KTV trong việc tìm hiểu và đánh giá đúng về rủi ro kiểm soát. Từ đó, KTV dễ dàng trong việc quyết định có thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không?

- Thành viên Ban soát xét phụ trách cuộc kiểm toán thực hiện giám sát thủ tục

tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng để khuyến

khích KTV thực hiện thử nghiệm kiểm soát (theo nhận định và ý kiến khách quan của

Ban soát xét) dựa trên cân đối giữa hiệu quả thu được và chi phí bỏ ra cho từng trường

hợp cụ thể.

Đối với việc thực hiện thủ tục phân tích cơ bản:

- Vì hiệu quả của thủ tục phân tích cơ bản mang lại, KTV nên chú trọng thực

hiện đầy đủ các thủ tục phân tích được thiết kế trên GLV bên cạnh thực hiện các thủ

tục phân tích cơ bản như: phân tích tỷ số và phân tích xu hướng…

- Trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm khuyến khích, kiểm tra GLV về thủ

tục phân tích của các thành viên. Mọi thủ tục không áp dụng cần được giải trình cụ

thể.

Đối với việc thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KTV khi thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng nên bổ sung thủ tục kiểm

tra chi tiết nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ thanh toán của các đối tượng công nợ phải thu, cụ thể:

- Căn cứ vào Sổ chi tiết phải thu khách hàng, KTV tiến hành chọn mẫu (chọn

mẫu ngẫu nhiên hoặc chọn mẫu theo xét đoán) các nghiệp vụ ghi nhận nợ phải thu

khách hàng. Từ đó, KTV tiến hành kiểm tra Hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan.

- Sau khi thực hiện thủ tục chọn mẫu đối tượng công nợ phải thu để gửi thư xác

nhận, đối chiếu với Sổ chi tiết phải thu khách hàng, KTV tiến hành kiểm tra nghiệp vụ

ghi nhận nợ phải thu của các đối tượng này bằng cách tiếp cận với chứng từ gốc như Hóa đơn GTGT, Hợp đồng kinh tế và các chứng từ khác liên quan. KTV thực hiện thu

thập những bằng chứng kiểm toán này làm cơ sở để thực hiện thủ tục thay thế trong trường hợp không nhận được phản hồi thư xác nhận và không có nghiệp vụ thanh toán

khoản nợ tính đến thời điểm kiểm toán.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định AFA, được

sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị kiểm toán viên, cùng với mong muốn được

nghiên cứu và tìm hiểu về quy trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thực tế tại đơn vị khách hàng, từ đó kết hợp giữa kiến thức lý thuyết được học với kinh nghiệm

thực tiễn thu được để thực hiện khóa luận cuối khóa của mình. Nhận thức được tầm

quan trọng của kiểm toán nợ phải thu khách hàng đối với mỗi cuộc kiểm toán nên tôi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA”

để thực hiện và ghi nhận quá trình nghiên cứu của mình.

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng công tác kiểm toán nợ phải thu khách

đối chiếu với cơ sở lý luận, từ đó phân tích, nhận xét và đề xuất các giải pháp góp

phần hoàn thiện công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Kiểm

toán và Thẩm định giá AFA. Để thực hiện hóa mục tiêu, tôi chọn đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo

tài chính tại Tổng Công ty Cổ phần ABC, bằng phương pháp nghiên cứu như: thu thập

dữ liệu thông tin từ hồ sơ kiểm toán năm tài chính 2019 (từ 01/01/2019 đến

31/12/2019); phân tích xử lý số liệu; quan sát, phỏng vấn…và trực tiếp tham gia thực

hiện kiểm toán với vai trò Trợ lý kiểm toán viên, hỗ trợ các anh chị Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Vì vậy, đề tài này đã phản ánh một cách đầy đủ và chính xác về công tác kiểm toán nợ phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện tại Tổng Công ty Cổ phần ABC, dưới góc độ của một thực tậpsinh và là một sinh viên như tôi.

Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung, kiểm toán nợ phải thu khách hàng nói riêng, dựa trên: Chuẩn mực kiểm toán

Việt Nam; Chế độ kế toán hiện hành – Thông tư 200/2014/TT-BCT; Thông tư

48/2019/TT-BTC; Giáo trình Kiểm toán (Tập 1 & 2) của Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh… khái quát nội dung, đặc điểm, nguyên tắc, phương pháp kế toán của tài khoản Phải thu của khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi, kiểm soát nội bộ đối với

các khoản mợ phải thu khách hàng và quy trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính (theo hướng dẫn của VACPA) để đáp ứng các mục

tiêu kiểm toán đặt ra. Đồng thời, đề tài đã giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toán và Thẩm định giá AFA và thực trạng công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, trải qua năm giai đoạn: từ giai đoạn Đánh

giá và chấp nhận khách hàng; Tiền kế hoạch (nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro);

Lập kế hoạch (xác định mức trọng yếu, xây dựng chiến lược và chương trình kiểm toán); đến Thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng; cuối cùng là Hoàn thành kiểm

toán và phát hành Báo cáo kiểm toán. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra những nhận xét

chủ quan về ưu điểm và hạn chế của công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng và đề

xuất giải pháp góp phần hoàn thiện, khắc phục những hạn chế đã nêu ra.

Tuy vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung kiểm toán các khoản mục liên

quan đến nợ phải thu khách hàng, không tiến hành nghiên cứu toàn bộ quy trình kiểm

toán báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, chỉ thực

hiện tại một đơn vị khách hàng cụ thể, chưa thể nghiên cứu những đơn vị khách hàng có lĩnh vực kinh doanh và quy mô khác nhau. Vì vậy, cách nhìn nhận về những ưu điểm, nhược điểm chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, trên cở sở tìm hiểu một đơn

vị khách hàng. Xét về tổng thể cuộc kiểm toán, các thủ tục kiểm toán những khoản

mục khác có thể khắc phục những hạn chế mà tôi đề ra.

Tính mới của đề tài là việc lực chọn đơn vị khách hàng để nghiên cứu về công

tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty

TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Cụ thể, đơn vị khách hàng được nghiên cứu

là Tổng Công ty Cổ phần ABC, đây là công ty có quy mô lớn và khoản mục nợ phải

thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, đối chiếu với mức trọng yếu của cuộc kiểm toán là trọng yếu. Để kiểm toán khoản mục này, kiểm toán viên đã thực hiện đầy đủ các thủ

tục kiểm toán đãđược thiết kế, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt là thủ tục lấy mẫu kiểm toán để chọn ra đối tượng gửi thư xác nhận

công nợ phải thu khách hàng tại thời điểm cuối kỳ. Trong đó, kiểm toán viên đã thực

hiện thủ tục chọn mẫu “Scoping” – việc chạy mẫu dựa vào tỷ trọng lũy tiến của các

phần tử mẫu trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé (trình bày chi tiết trong đề

tài).

Đề tài ghi nhận toàn bộ quá trình tìm hiểu và nghiên cứu của tôi trong thời gian

thực tập tại Công ty TNHH Kiểmtoán và Thẩm định giá AFA. Về bản thân, tôi đã cố

gắng tìm hiểu và phản ánh đầy đủ nội dung và kinh nghiệm thực tế thu được, kếp hợp

với những kiến thức thực tế được học để đề xuất những giải pháp. Tuy nhiên, do kiến

thức còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập có hạn nên đề

tài không tránh khỏi thiếu sót. Nếu có cơ hội được tiếp tục phát triển đề tài, tôi sẽ trau

dồi kiến thức chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để tham gia thực hiện kiểm

toán toàn bộ quy trình kiểm toán báo cáo tài chính với góc nhìn tổng thể và hoàn thiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kiến nghị

Quá trình thực tập nghề nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA đem lại cho tôi nhiều kinh nghiệm thực tế bổ ích, tuy nhiên để mỗi mùa thực tập được diễn ra thành công hơn,tôi xin trình bày một số kiến nghị như sau:

- Nhà trường cần chú trọng chính sách liên kết với các doanh nghiệp kiểm toán để tổ chức buổi định hướng nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Kế toán kiểm toán (đặc biệt là chuyên ngành Kiểm toán) ngay từ đầu năm 1 (hay đầu năm 2). Bởi

các lí do sau:

+ Đa số sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành Kiểm toán đều không hình dung về

ngành mình học là gì? (nếu có thì chỉ hiểu đơn giản “Kiểm toán là kiểm tra công việc

kế toán”). Trong khi đó, Kiểm toán là một ngành đòi hỏikiến thức chuyên ngành về kế

toán, tài chính, thuế…rất cao và cần một quá trình để tích lũy. Cụ thể, tại Công ty

TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA và những công ty kiểm toán lớn khác đều tổ

chức thi tuyển thực tập sinh.

+ Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chưa có công ty Kiểm toán (nếu có, chỉ là

chi nhánh Công ty) nên cơ hội được tìm hiểu thực tế và thực tập cuối khóa tại công ty

kiểm toán không cao.

- Nhà trường nên quyết định học phần “Phân tích báo cáo tài chính” trở thành học phần bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Kiểm toán. Bởi vì:

+ Thủ tục phân tích cơ bản là một trong các thủ tục kiểm toán có vai trò quan trọng, đặc biệt là quá trình phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, giúp KTV nhận diện rủi

ro từ những biến động bất thường.

+ Kỹ năng phân tích báo cáo tài chính là kỹ năng bắt buộc của mỗi KTV.

- Nhà trường nên bổ sung riêng học phần “Thực hành kiểm toán” kết hợp với kỹ năng tin học cơ bản thông qua việc thực hành kiểm toán các phần hành trên GLV mẫu

của VACPA và sử dụng phần mềm Excel để hoàn thành GLV. Như vậy, các bạn sinh

viên có thể tiếp cận với một số kỹ năng Excel dùng trong kiểm toán (Ví dụ: sử dụng

công cụ PivotTable trên Excel để phát hiện quỹ tiền mặt của doanh nghiệp bị âm thời điểm).

- Trong quá trình giảng dạy học phần chuyên ngành, các Thầy cô nên lồng ghép

sử dụng thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành về kế toán, kiểm toán. Đồng thời, Nhà

trường nên bổ sung học phần tự chọn “Tiếng anh chuyên ngành kế toán, kiểm toán”. Như vậy, các bạn sinh viên kế toán, kiểm toán (không phải chất lượng cao) có thể tiếp

cận trước. Lí do cụ thể:

+ Các doanh nghiệp kiểm toán lớn (như: Delloitte, KPMG...) và tại Công ty

TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA sử dụng GLV mẫu bằng tiếng anh. Thực tế,

trong quá trình kiểm toán, các anh chị KTV đều sử dụng thuật ngữ chuyên ngành tiếng anh để chỉ về vấn đề (ví dụ: thủ tục “cut off” chỉ về thủ tục kiểm tra cơ sở dẫn liệu đúng kỳ).

+ Theo Quyết định số 345/QĐ-BTC ngày 16/03/2020 của Bộ Tài chính, phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam, đưa IFRS – Chuẩn mực BCTC quốc tế áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC tại Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ áp

dụng tự nguyện từ năm 2020. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Hội,Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12ngày 29/03/2011.

2. Bộ tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTCngày 22/12/2014,hướng dẫn Chế độ kế

toán doanh nghiệp.

3. Bộ tài chính,Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/08/2019, hướng dẫn việc trích

lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ

phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại

doanh nghiệp.

4. Bộ tài chính, Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo

Thông tư số 214/2012/TT-BTCBan hành Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ngày

5. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán –Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh (2014).Kiểm toán (Tập 1 & 2).Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản kinh tế.

6. Bộ môn Kiểm toán, Khoa Kế toán –Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh (2016).Kiểm soát nội bộ. HồChí Minh: Nhà xuất bản kinh tế.

7. Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA,Website: www.afac.com.vn 8. Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (2019).Hồ sơ kiểm toán.

Phụ lục02 Mẫu 0220.MPQ –Bảng câu hỏi về tính độc lập

Phụ lục03 Mẫu 0225.MPQ –Ký xác nhận tính độc lập

Phụ lục04 Mẫu 0230.MPQ –Tiếp tục khách hàng thường niên

Phụ lục05 Mẫu 0320.MO – Đánh giá rủi ro gian lận

Phụ lục06 Mẫu 0321.MO – Đánh giá rủi ro gian lận –Phỏng vấn khách hàng

Phụ lục07 Mẫu 0322.MO – Đánh giá rủi ro gian lận –Kiểm tra bút toán ghi sổ

Phụ lục08 Mẫu 0330.MO – Đánh giá rủi ro kinh doanh

Phụ lục09 Mẫu 0340.MO –Thủ tục phân tích sơ bộ

Phụ lục 10 Mẫu 0345.10 MP –Z Score–Công ty niêm yết

Phụ lục 11 Mẫu 0345.MO – Sơ bộ về khả năng hoạt động liên tục

Phụ lục 12 Mẫu 0350.MPQ –Mức độkiểm soát của công ty

Phụ lục 13 Mẫu 351.400 –Walkthroughs

Phụ lục 14 Mẫu 0360.MO – Đánh giá rủi ro kế toán

Phụ lục 15 Mẫu 0395.MO –Báo cáo rủi ro

Phụ lục 16 Mẫu 0420.MPQ – Xác định mức trọng yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phụ lục 17 Mẫu 0430.MPQ –Cách làm việc với các khoản mục trên BCTC

Phụ lục 18 Mẫu 5330 – Chương trình kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 122)