Giai đoạn tiền kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 35 - 39)

I .3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.5.1.1. Giai đoạn tiền kế hoạch

Đây là quá trình thực hiện các thủ tục ban đầu của kiểm toán viên. Kiểm toán

viên cần xem xét việc chấp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ, nhận diện

lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhận viên thực hiện công việc kiểm toán, xem xét

các vấn đề về đạo đức nghề nghiệp…để đi đến thống nhất các nội dung và ký kết hợp đồng kiểm toán.

a. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 về “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” quy định: “Doanh nghiệp kiểm toán phải thu thập các thông tin cần

thiết trong từng tình huống cụ thể trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc khi

quyết định việc tiếptục duy trì quan hệ khách hàng hiện tại và khi cân nhắc việc chấp

nhận cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại. Những thông tin sau hỗ trợ thành

viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán khi quyết định chấp nhận, duy

trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán:

(1) Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị;

(2)Năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện

cuộc kiểm toán (bao gồm thời gian, nguồn lực...);

(3) Khả năng củadoanh nghiệp kiểm toán và nhóm kiểm toán trong việc tuân thủ

chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;

(4) Các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước và những ảnh hưởng đối với việc duy trì quan hệkhách hàng.”

Việc tìm hiểu thông tin về tính chính trực của các đối tượng trên có thể thực hiện

qua các thủ tục hoặc nguồn thông tin sau:

- Tiếp xúc với kiểm toán viên tiền nhiệm thông qua việc trao đổi với kiểm toán viên đã kiểm toán cho đơn vị năm trước có thể giúp kiểm toán viên có thông tin để

quyết định có chấp nhận hợp đồng hay không (đối với khách hàng mới).

- Kinh nghiệm của kỳ kiểm toán trước: Trong việc xem xét có tiếp tục kiểm toán

cho một khách hàng đã kiểm toán năm trước hay không, kiểm toán viên có thể dựa vào

kinh nghiệm đã trải qua để đánh giá Ban Giám đốc, Ban quản trị của công ty khách hàng (đối với khách hàng cũ).

- Nhiều nguồn thông tin khác có thể giúp kiểm toán viên đánh giá về tính chính

trực của đơn vị: Các phương tiện thông tin đại chúng, chẳng hạn như: website, các tạp

chí kinh doanh hoặc chuyên ngành...; Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến đơn vị như

ngân hàng, luật sư, tư vấn pháp lý, các kiểm toán viên khác...; Tiếp xúc với Ủy ban

Kiểm toán của khách hàng; Phỏng vấn sơ bộ Ban giám đốc, Ban quản trị;

Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp yêu cầu kiểm toán viên chỉ được phép nhận làm những công việc khi đã có đủ trình độ nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, trước khi chấp nhận hợp đồng, doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét năng lực chuyên môn (không chỉ bao gồm kiến thức, kinh nghiệm mà còn bao gồm cả thời gian và nguồn lực cần thiết) của nhóm kiểm toán sẽ được giao thực hiện có đảm bảo hay

không.

Trong một cuộc kiểm toán cụ thể, vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp kiểm

toán và kiểm toán viênthường phải xem xét và đánh giá một cách cẩn trọng là tính độc

lập của kiểm toán viên với các nguy cơ chính như: Nguy cơ do tư lợi có thể xảy ra do

việc người làm kiểm toán hoặc thành viên trong quan hệ gia đình ruột thịt hay quan hệ gia đình trực tiếp của họ có các lợi ích tài chính hay lợi ích khác; Nguy cơ tự kiểm tra

xảy ra khi người làm kiểm toán phải xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịu

trách nhiệm; Nguy cơ về sự bào chữa có thể xảy ra khi người làm kiểm toán ủng hộ

một quan điểm hay ý kiến tới mức độ mà tính khách quan có thể bị ảnh hưởng; Nguy cơ từ sự quen thuộc do các mối quan hệ quen thuộc mà người làm kiểm toán trở nên

quá đồng tìnhđối với lợi ích của những người khác; Và nguy cơ bị đe dọa có thể xảy ra khi người làm kiểm toán có thể bị ngăn cản không được hành động một cách khách quan do các đe dọa.

Doanh nghiệp kiểm toán cần xem xét các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc

kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước, nhận diện các trường hợp đặc biệt, những

rủi ro bất thường và những vấn đề khác ảnh hưởng đối với việc duy trì khách hàng,

như: Tính độc lập của Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị của đơn vị; Hoạt động đánh

giá và quản trị rủi ro của Ban giám đốc; Các yêu cầu về việc lập báo cáo tài chính và

quy định pháp luật; Tình hình tài chính của đơn vị; Vấn đề về pháp luật: tranh chấp,

kiện tụng, hành động dân sự, hình sự; Vấn đề khác như: giao dịch với bên liên quan, các hoạt động kinh doanh hoặc tài chính phức tạp, thay đổi cán bộ chủ chốt...

b. Nhận diện lý do kiểm toán của Công ty khách hàng

Khi tiến hành kiểm toán cần xác định đối tượng và mục đích sử dụng báo cáo tài chính. Nhận diện lý do kiểm toán ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập,

mức độ chính xác của ý kiến mà kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Các

lý do kiểm toán báo cáo tài chính có thể là: đáp ứng yêu cầu công khai tài chính hàng

năm, phục vụ cho nhà quản lý doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng hoặc đấu thầu;

kiểm toán trước khi cổ phần hoá; kiểm toán trước khi giải thể, phá sản hoặc sát nhập;

kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên hay pháp luật; kiểm toán để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

c. Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện công việc kiểm toán

Sau khi đã xem xét khả năng chấp nhận khách hàng, doanh nghiệp kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Lưuý: bố trí những kiểm toán viên có đầy đủ

kỹ năng, năng lực chuyên môn và khả năng giám sát, tổ chức cuộc kiểm toán; Hạn chế

việc thường xuyên thay đổi kiểm toán viên đối với khách hàng lâu năm; Phải có chính

sách luân chuyển kiểm toán viên thích hợp; Phân công kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng;...

d. Thống nhất các nội dung và ký Hợp đồng kiểm toán

Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về “Hợp đồng kiểm toán” yêu cầu “kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán chỉ chấp nhận hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện hợp đồng kiểm toán,

thông qua việc:

(a) Thiết lập được cáctiền đề của một cuộc kiểm toán;

(b) Xác nhận rằng kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc,

Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thống nhất được các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.”

Trước khi đi đến ký kết Hợp đồng kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán phải thỏa

thuận về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán, bao gồm: Mục đích và phạm vi của

cuộc kiểm toán BCTC; Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán; Xác định khuôn khổ về lập và trình bày BCTC mà đơn vị áp dụng cho việc lập và trình bày BCTC; Dự kiến về báo cáo mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sẽ phát

hành; Hình thức thông báo kết quả kiểm toán; Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán; Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toánvà hình thức thanh toán;…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 35 - 39)