Đánh giá tổng thể trước khi lập báo cáo kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 51 - 52)

I .3.1 Đối tượng nghiên cứu

1.5.3.1. Đánh giá tổng thể trước khi lập báo cáo kiểm toán

- Xem xét các khoản nợ tiềm tàng:

Các khoản nợ ngoài ý muốn có thể phát sinh làm ảnh hưởng đến báo cáo tài

chính như các khoản tiền có thể bị phạt bồi thường do kiện tụng, những tranh chấp về

thuế với cơ quan thuế, các bảo lãnh về công nợ của người khác, các cam kết đặc biệt... - Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính:

Đối với những sự kiện cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính: là những sự kiện

phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, cung cấp các bằng chứng về các sự việc đã tồn tại trong năm tài chính. KTV phải điều chỉnh các khoản mục đã ghi nhận hoặc

ghi nhậnnhững khoản mục chưa được ghi nhận.

Đối với các sự kiện không cần phải điều chỉnh báo cáo tài chính: là các sự kiện

cung cấp dấu hiệu về các sự việc phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính. Nếu vấn đề là trọng yếu và có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng

báo cáo tài chính thì cần phải công bố trong Thuyết minh báo cáo tài chính (nội dung,

số liệu của sự kiện, ước tính ảnh hưởng tài chính hoặc lý do không thể ước tính được).

- Xem xét về giả định hoạt động liên tục của khách hàng:

Khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu doanh

nghiệp) cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần,

nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động

hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. - Đánh giá tổng quát kết quả kiểm toán:

Đánh giá tổng quát về các kết quả thu thập được, sau đó soát xét lại toàn bộ quá

trình kiểmtoán, kết quả thu được và cân nhắc các cơ sở để đưa raý kiến về báo cáo tài chính, bao gồm các thủ tục kiểm toán sau:

+ Áp dụng các thủ tục phân tích.

+ Đánh giá về sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: kiểm toán viên tiến hành kiểm tra lại kế hoạch kiểm toán để đảm bảo rằng mọi công việc đã được hoàn thành

đúng đắn và hồ sơ kiểm toán đãđược lập đầy đủ.

+ Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh: bao gồm sai sót đã phát hiện

trong quá trình kiểm toán nhưng chưa được điều chỉnh; các sai sót dự đoán được ước

tính từ kết quả kiểm tra mẫu; và các sai sót được ước tính từ thủ tục phân tích hoặc

những thủ tục kiểm toán khác.

+ Rà soát lại hồ sơ kiểm toán.

+ Yêu cầu đơn vị cung cấp Thư giải trình của Giám đốc.

+ Kiểm tra các công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính.

+ Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu công tác kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và thẩm định giá afa (Trang 51 - 52)