Thực trạng chính sách giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 69 - 70)

II. Tài sản dài hạn

1. Bạch tuộc đông lạnh

2.3.3.3. Thực trạng chính sách giá

Theo tiến trình định giá trong Marketing thì quá trình định giá của công ty tương đối đơn giản hơn: công ty sử dụng giá cả là cơng cụ chính để thể hiện khả năng cạnh tranh của mình, song giá cả ở đây chưa được coi là công cụ để khẳng định ưu thế của cơng ty trên thị trường. Trong chính sách giá công ty đang áp dụng được chia làm hai phần: phần thứ nhất là chính sách giá cho sản phẩm xuất khẩu và phần thứ hai là chính sách giá cho hàng tiêu dùng nội địa.

Chính sách giá cho sản phẩm xuất khẩu được chia ra làm hai phần: phần thứ nhất là đối với bánh nhân thuỷ sản thì giá xuất khẩu được phía đối tác đưa ra mức giá cho cơng ty, phụ thuộc hồn tồn vào cung cầu trên thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Toàn bộ các khâu định giá và phân phối hay các hoạt động khác trên thị trường đều do phía trung gian nhập khẩu thực hiện nên cơng ty hồn tồn thiếu thơng tin về thị trường để định giá mức cụ thể

cho từng sản phẩm; phần thứ hai của chính sách giá xuất khẩu là giá bán bạch tuộc thái miếng đơng lạnh có phần khả quan hơn: ít bị các doanh nghiệp nhập khẩu ép giá, giá cả do thị trường của nước nhập khẩu quyết định. Công ty định giá bán sản phẩm bằng phương pháp cộng lãi vào chi phí: trong kết cấu của giá bán thường được tính bằng cơng thức mức tỷ lệ phần trăm lợi nhuận mong muốn trong giá bán:

Giá bán dự kiến = 1 – Tỷ lệ % lợi nhuận mong muốn trên giá bánGiá thành sản xuất sản phẩm

Cách tính giá này hoàn toàn chưa xác định được các yếu tố tham gia vào quá trình định giá, bỏ qua các yếu tố của cầu thị trường, hồn tồn theo cảm tính nên giá của sản phẩm thường gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trong quá trình xuất khẩu; một nhược điểm khác là mức độ linh hoạt khi điều chỉnh giá khi nhu cầu thay đổi kém, khả năng tạo ưu thế về giá của công ty với các doanh nghiệp chế biến khác trong miền Nam cùng sản xuất loại sản phẩm này là thấp.

Trong quá trình thanh tốn quốc tế, cơng ty thực hiện chính sách thanh tốn chủ yếu thơng qua L/C trả chậm 30 ngày, chính sách thanh tốn này cũng có những ưu thế đặc biệt là cơng ty có thể chiếm dụng và quay vịng vốn nhanh, đồng thời công ty cũng bị phía đối tác chiếm dụng vốn; tuy nhiên, phương thức thanh toán này cũng tạo được những thuận lợi nhất định khi thâm nhập vào các thị trường mới đặc biệt trên thị trường Mỹ.

Đối với sản phẩm tiêu dùng nội địa, chính sách giá tương đối linh hoạt để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn: giá cả được công ty sử dụng để cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của các doanh nghiệp; phương thức định giá bán của sản phẩm nội địa được tính bằng giá thành sản xuất cộng tồn bộ các chi phí có liên quan đến q trình tiêu thụ và cộng lợi nhuận mong muốn.

Giá bán dự kiến = Giá thành toàn bộ + Lợi nhuận mong muốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w