II. Tài sản dài hạn
1. Bánh nhân thuỷ sản
Đơn vị: Triệu đồng
Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
D.thu % D.thu % D. thu %
1. Bánh nhân thuỷsản sản 74.650 57,98% 85.530 54,14% 89.672 52,4% 2. Bạch tuộc thái miếng 40.156 31,18% 50.380 31,9% 55.290 32,3%
3.Cá hồi phi lê 8.634 6,7% 12.390 7,84% 15.634 9,1%
4. Các loại khác 5.315 4,14% 9.369 6,12% 10.379 6,2%
Tổng cộng 128.755 100% 157.969 100% 170.975 100%
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Qua biểu đồ 2.1 ta nhận thấy trong các năm qua doanh thu xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản của các mặt hàng đều tăng lên đáng kể, đặc biệt bánh
nhân thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện vai trị chính của mặt hàng này trong tổng doanh thu của cơng ty.
• Đặc điểm hành vi và xu hướng tiêu dùng thuỷ sản trong tương lai
- Đặc điểm của thị trường Nhật Bản đòi hỏi quan tâm đến mức độ tiện ích của sản phẩm, khắt khe về chất lượng sản phẩm bao gồm cả về vấn đề vệ sinh, hình thức và dịch vụ hậu mãi.
- Ở thị trường Nhật Bản, người phụ nữ đảm nhiệm công việc nội trợ nên rất hay chú ý đến mẫu mã hàng hoá và sự thay đổi của giá cả, tuy vậy tâm lý thích hàng xịn, đồ hiệu cho dù với giá rất cao vẫn không thay đổi. Do vậy, muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản các sản phẩm phải đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc và có chiến lược giá cả thích hợp đặc biệt người Nhật quan tâm rất nhiều đến vấn đề môi trường và nguồn gốc của sản phẩm. - Thị hiếu của người Nhật rất đa dạng nhưng rất tinh tế, vừa mang đậm nét văn hố Á Đơng có truyền thống lâu đời, vừa có tính đơ thị hiện đại nên họ đặt ra các tiêu chuẩn cao về hình thức sản phẩm kèm theo những quy định ngặt nghèo về chất lượng sản phẩm, kích cỡ, cách đóng gói, hình thức bao bì; người Nhật rất nhạy cảm với giá tiêu dùng hàng ngày; sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối những năm đầu của thập kỷ 90, người Nhật không chỉ quan tâm đến vấn đề chất lượng mà còn quan tâm đến vấn đề giá cả. Các mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất lần lượt là cá ngừ, tôm, mực ống, cá tráp và cá hồi. - Xét về lượng hàng tiêu thụ, xu hướng nghiêng về các sản phẩm hải sản, nhất là cá biển (cá nổi), tiếp đến là nhuyễn thể có vỏ, cá đáy, giáp xác và cá biển khác. Loại sản phẩm được tiêu thụ mạnh hơn cả là các sản phẩm cá chế biến và cá tươi, các sản phẩm đơng lạnh có mức tiêu thụ thấp hơn. Một số mặt hàng truyền thống của người Nhật được tiêu thụ mạnh và phải dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu vì cung cấp trong nước khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao như sản phẩm “Sashimi” và “Sushi” từ cá ngừ, cá chình, cá song
hay tơm, mực, bạch tuộc. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm
“shushi” và cá ngừ “sashimi” lớn nhất thế giới. Sushi và Sashimi là các món
ăn truyền thống được ưa thích nhất của người dân Nhật Bản, thường được tiêu thụ nhiều vào dịp cuối năm và những ngày Tết, hay dịp Tuần lễ Vàng cuối tháng 4, đầu tháng 5 – mùa hoa Anh Đào nở và dịp lễ hội Bon trong tháng 8. Ngồi ra, sản phẩm truyền thống được ưa thích ở Nhật Bản cịn phải kể đến là
“surimi” và các sản phẩm chế biến từ “surimi”, cũng được tiêu thụ với khối
lượng rất lớn. Đây là các sản phẩm được chế biến từ thịt cá xay hoặc thịt tôm xay làm thành các mặt hàng như giả tôm, giả cua, chả cá hay các loại bánh cá khác….
- Mức tiêu thụ thuỷ sản bình qn theo đầu người của Nhật Bản ln đứng đầu thế giới. Năm 1993, mức tiêu thụ tính theo đầu người về thuỷ sản là 67,8 kg, gấp 5 lần mức trung bình của thế giới (13,4 kg/người.năm). Hằng năm, mỗi hộ gia đình Nhật Bản chi tiêu khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thuỷ sản, chiếm khoảng 13% tổng tiêu cho thực phẩm. Trong giai đoạn 1995 -1998, tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của Nhật Bản đạt mức cao nhất là 70,4 kg/người.năm, lớn hơn nhiều so với Mỹ (20,9 kg/người.năm). Tuy nhiên, từ năm 1998 trở lại đây mức tiêu thụ thuỷ sản Nhật Bản đã giảm một cách rõ rệt, một phần do nền kinh tế suy yếu, thu nhập của các hộ gia đình người Nhật giảm, phần khác sản lượng trong nước bị hạn chế bởi sự thu hẹp phạm vi và quy mô hoạt động của các nghề khai thác thuỷ sản.
2.3.2.2 Thị trường Mỹ
Đây là một thị trường đem lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty nói riêng, tuy nhiên cơng ty lại chưa khai thác hết các cơ hội thị trường và gần như bỏ ngỏ chỉ xuất khẩu một khối lượng nhỏ các loại mặt hàng không phải những sản phẩm thế mạnh của cơng ty. Ngun nhân chính là chưa hiểu hết nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ, chưa có sự đầu tư
hợp tác với đối tác Hoa Kỳ về công nghệ chế biến thuỷ sản hay các sản phẩm giá trị gia tăng như công ty đã làm với đối tác Nhật Bản.
Trong những năm qua, cơng ty đã thăm dị thị trường Mỹ bằng một số mặt hàng không phải thế mạnh và đem lại một khoản doanh thu cho công ty, trong tương lai cơng ty sẽ phải có kế hoạch cụ thể để mở rộng và thâm nhập thị trường Mỹ.
Xuất khẩu sang thị trường Mỹ chủ yếu là tôm và mực đơng lạnh chưa có sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các sản phẩm xuất khẩu chỉ mang tính chất thăm dị qua trung gian nhập khẩu dưới tên nhãn của phía đối tác hoặc nhà uỷ thác nhập khẩu.
• Đặc điểm hành vi và xu hướng tiêu dùng thuỷ sản trong tương lai
- Thị trường Hoa kỳ yêu cầu rất cao về chất lượng, vệ sinh và hình thức, đặc biệt các quy định về nhãn sản phẩm: tại Mỹ quy định cụ thể cấm nhập khẩu những sản phẩm làm nhái những thương hiệu đã được đăng ký hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn. Đạo luật thuế quan cho phép cơ quan Hải quan cấm nhập khẩu các sản phẩm từ nước ngoài mang nhãn hiệu đã được các tổ chức, công dân Mỹ đã đăng ký tại Hoa Kỳ. Các quy định của Mỹ cũng cho phép các chủ sở hữu những đối tượng như nhãn hiệu hàng hoá và tác giả nộp đơn xin bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền và nộp phí theo quy định.
- Xu hướng tiêu thụ:
+ Tôm đông lạnh nhập khẩu được người Mỹ ưa thích cả về hình thức và kích cỡ phổ biến. Người tiêu dùng thường mua tôm với nhiều cỡ khác nhau, thông dụng nhất là cỡ 26-30 con/pound và 36-40 con/pound. Ngồi ra tơm sú, tôm hùm cũng là mặt hàng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ. Cá ngừ đóng hộp cũng là một trong những sản phẩm thuỷ sản ưa thích trong khi cá ngừ tươi mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong danh sách thuỷ sản nhập khẩu của Hoa Kỳ. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhập khẩu cá ngừ những năm qua cũng tăng
trưởng ổn định. Ước tính tiêu thụ cá ngừ tươi của Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn/năm và nhập khẩu đáp ứng trên 70% nhu cầu của người tiêu dùng. Loài nhập khẩu chủ yếu là cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài. Cá hồi được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng phi lê với nguồn nhập chủ yếu từ Canađa, Chi lê, Na Uy và Anh. Cá da trơn và cá rơ phi được đánh giá là có triển vọng về lượng tiêu thụ trong tương lai do 2 lồi này đang được ni ở Hoa Kỳ và người tiêu dùng đang ngày càng hướng vào sản phẩm sản xuất nội địa.
+ Mức tiêu thụ: Mức chi tiêu cho thuỷ sản tại các nhà hàng và cửa hàng bán lẻ năm 2003 của người tiêu dùng đạt 61,2 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2002- mức tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 1997. Năm 2002, người tiêu dùng Hoa Kỳ chi khoảng 55,1 tỷ USD cho thuỷ sản, trong đó 38,4 tỷ USD tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 16,4 tỷ USD tại các cơ sở bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) năm 2002 đạt 283,1 triệu USD. Theo Cục nghề cá biển Hoa Kỳ, năm 2003 người tiêu dùng Hoa Kỳ chi 42 tỷ USD cho thuỷ sản tại các cơ sở dịch vụ thực phẩm và 18,9 tỷ USD tại các cửa hàng bán lẻ. Doanh số bán sản phẩm GTGT đạt 290,4 triệu USD.
2.3.2.3 Thị trường EU
EU là thị trường lớn, sức tiêu thụ ổn định, hứa hẹn có những khởi sắc về kinh tế nên việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đang là một trong những trọng điểm của chính sách phát triển của ngành chế biến thủy sản Việt Nam nói chung và các ngành cơng nghiệp khác nói riêng.
Hiện nay cơng ty đã được EU cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn mà phía đối tác yêu cầu, đã được cấp tiêu chuẩn EU cho phân xưởng chế biến 2 và 3, đủ tiêu chuẩn HACCP, và ISO 9001:2000 do SGS cấp chứng nhận năm 2003. Do vậy, cơng ty có đủ điều kiện cần để xuất khẩu. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa khai thác được tốt tiềm năng thị trường EU: kinh doanh chủ yếu theo các
đơn đặt hàng nhỏ lẻ, không thường xuyên và chưa có kế hoạch cụ thể cho các đơn hàng. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU thể hiện trong bảng 2.5 và biểu đồ 2.2
Bảng 2.5: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU
Đơn vị: Triệu đồng
Sản phẩm Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
D. thu % D.thu % D. thu %
1. Bạch tuộc thái miếng 10.130 70,93% %
11.372 52,36% 20.922 52,1%2.Cá hồi phi lê - - 3.180 14.64% 12.179 30,2% 2.Cá hồi phi lê - - 3.180 14.64% 12.179 30,2% 3. Các loại khác 4.150 29,07% 7.165 33% 7.119 17,7%
Tổng cộng 14.280 100% 21.717 100% 40.220 100%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU
Thị trường EU nơi công ty nhập khẩu nguyên vật liệu cá hồi để chế biến cá hồi phi lê xuất khẩu, sản lượng cá hồi nguyên liệu được nhập hàng qua các năm thể hiện trong bảng 2.6