Số liệu thống kê từ năm 2005 đến năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học tại trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh nam định (Trang 48 - 52)

STT Trƣờng liên kết Số lớp Sốhọc viên Số HV đã tốt nghiệp Tỷ lệ% 1 ĐH Sƣ phạm HN 21 1440 1218 100 2 ĐH Khoa học TN 3 175 175 100 3 ĐH Hà Nội 7 392 335 100 4 Học viện Tài chính 2 116 62 96 5 ĐH Kinh tế QD 10 693 574 98 6 ĐH Xây dựng 7 413 182 92 7 ĐH Giao thông 3 128 50 94 8 ĐH Nông nghiệp 2 156 59 100 9 ĐH Luật 5 402 349 100 10 ĐH Thƣơng mại 4 254 157 96 11 ĐH Lao động XH 2 180 150 100 Tổng cộng 66 4349 3284

Qua số liệu thống kê ở các bảng trên, ta có thể nhận thấy quy mơ liên kết đào tạo tại chức của trung tâm từ 2005 đến nay tƣơng đối ổn định. Số lƣợng học viên chuyên ngành đào tạo và số đơn vị liên kết duy trì tốt. Mức độ tăng giảm khơng đáng kể. Nhìn chung Trung tâm vẫn phát huy đƣợc thế mạnh là đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong công tác đào tạo bồi dƣỡng của tỉnh Nam Định, đƣợc ngƣời học tin cậy. Tuy nhiên trong những năm tới do cơ chế thị trƣờng nhiều trƣờng Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh mặc dù theo quy định khơng có chức năng đào tạo bồi dƣỡng nhƣng vì nhiều lý do

vẫn mở loại hình đào tạo VLVH trong trƣờng nên việc tuyển sinh của Trung tâm ĐTBDTC sẽ gặp khó khăn.

Kế hoạch năm học 2010 - 2011 và những năm tiếp theo trung tâm sẽ mở rộng liên kết với các trƣờng Đại học. Duy trì quy mơ đào tạo, trên cơ sở phát triển các ngành đáp ứng và phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Nam Định.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động LKĐT đại học hệ VLVH tại Trung tâmĐTBDTCtỉnh Nam Định

Công tác quản lý hoạt động LKĐT khi tham gia liên kết với các trƣờng

Đại học, trung tâm trực tiếp quản lý, tham gia các công việc sau:

Quản lý kế hoạch Đào tạo (Kế hoạch đƣợc Sở GD-ĐT, UBND tỉnh duyệt và trình các trƣờng Đại học duyệt chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm).

Tham gia tổ chức bán hồ sơ tuyển sinh, tổ chức ôn tập thi tuyển đầu vào. Tham gia Hội đồng xét duyệt trúng tuyển đầu vào; xét học viên đủ điều kiện đƣợc làm luận án, đồ án tốt nghiệp, thi tốt nghiệp (Trƣờng Đại học Luật; Trƣờng Đại học Xây dựng ...)

Tham gia với các trƣờng Đại học quản lý thực hiện chƣơng trình Đào tạo (Quản lý giấy báo giảng của các trƣờng, xác nhận giảng dạy cho giảng viên, ghi nhận thanh toán kinh phí cho giáo viên các trƣờng ...)

Tham gia quản lý thi và tham gia coi thi học phần, thi tốt nghiệp, thi lại Tham gia trực tiếp làm công tác chủ nhiệm (hoặc đồng chủ nhiệm lớp) Tham gia đánh giá, xét duyệt khen thƣởng, kỷ luật đối với học viên. Đánh giá chung: Phối hợp quản lý chặt chẽ, có hiệu lực, hiệu quả; hai bên tôn trọng lẫn nhau, tạo điều kiện để việc liên kết đào tạo phát triển tốt đẹp.

Thực tế công tác quản lý LKĐT tại trung tâm đã đƣợc triển khai cụ thể ở các hoạt động chính sau:

2.3.2.1. Quản lý cơng tác tuyển sinh

Căn cứ quyết định số 01/2001/QĐ - BGD & ĐT, ngày 29 tháng 01 năm 2001 của Bộ trƣởng Bộ GD-ĐT về việc tuyển sinh vào các trƣờng đại học, cao đẳng với hình thức VLVH thuộc phƣơng thức giáo dục khơng chính quy.

Việc tuyển sinh mở lớp LKĐT tại chức thƣờng đƣợc tiến hành nhƣ sau: - Tổ chức họp hội nghị cán bộ chủ chốt của trung tâm nhằm xác định, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác LKĐT tại chức, công tác tuyển sinh, phân cơng cho phịng đào tạo bồi dƣỡng làm công tác tuyên truyền thông báo tuyển sinh, tổ chức tiếp nhận hồ sơ.

- Tổ chức tuyên truyền và thông báo tuyển sinh, đây là việc rất quan trọng quyết định thắng lợi của công tác tuyển sinh. Vì vậy ban giám đốc duyệt nội dung thông báo tuyển sinh, quyết định quảng cáo bằng phƣơng tiện gì và giao cho phịng đào tạo thực hiện.

- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký và thu lệ phí đăng ký đƣợc thực hiện theo quy chế và các chế độ tài chính hiện hành, BGĐ trung tâm chỉ đạo phòng đào tạo thƣờng trực nhận hồ sơ liên tục từ 7 giờ đến 17 giờ các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và chủ nhật.

- Phối hợp tổ chức ôn thi và thi tuyển: BGĐ yêu cầu phòng đào tạo thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật xử lý thông tin theo chƣơng trình của Bộ GD&ĐT, đảm bảo các yêu cầu đã đề ra trong quy chế ( phòng thi, làm thẻ dự thi, giấy báo thi kịp thời).

Quá trình tổ chức thi tuyển: Trung tâm chuẩn bị mọi điều kiện về cơ sở vật chất, hồ sơ liên quan. Tham gia tổ chức thi tuyển dƣới sự chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng tuyển sinh các trƣờng đại học LKĐT. Qua nhiều năm trung tâm ĐTBDTC tỉnh đã phối hợp cùng với các trƣờng đại học làm công tác tuyển sinh, các cán bộ quản lý của trung tâm đã tích luỹ đƣợc các kinh nghiệm tổ chức thi tuyển sinh. Vì vậy các đợt thanh tra của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT đều xác nhận sự nghiêm túc trong tổ chức thi tuyển sinh của trung tâm.

- Phối hợp tổ chức khai giảng đón học viên nhập học: Khâu này có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo cảm giác ban đầu, tạo khơng khí vui tƣơi phấn khởi cho học viên trong ngày nhập trƣờng và an tâm học tập về sau. Ban giám đốc trung tâm phân công các bộ phận tổ chức tiếp nhận hồ sơ, thu các loại học phí, lệ phí, thơng báo lịch học...

- Tổ chức sinh hoạt đầu khoá học: Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo việc tổ chức sinh hoạt đầu khoá học nhằm đảm bảo những nội dung thiết thực nhƣ phổ biến quy chế, phổ biến các chế độ chính sách đối với học viên, những quy định về học tập, thi cử, kiểm tra trong suốt khố học

Nhƣ vậy trong suốt q trình thực hiện cơng tác tuyển sinh vai trị của các cán bộ quản lý trung tâm đã thể hiện đầy đủ thông qua việc lập kế hoạch, phân công điều hành, giám sát kiểm tra toàn diện. Cuối cùng cán bộ quản lý của trung tâm bao giờ cũng xem xét đánh giá lại kết quả tuyển sinh và rút kinh nghiệm cho cơng tác tuyển sinh các lớp năm sau.

Trình tự tuyển sinh theo các bƣớc sau:

1. Xây dựng kế hoạch: Trung tâm xây dựng kế hoạch tuyển sinh các lớp

LKĐT tại chức (số lƣợng, chuyên ngành, trƣờng đào tạo) gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở ban ngành chức năng của tỉnh (Kế hoạch - Đầu tƣ; Tài chính, Sở Nội Vụ) đƣợc UBND tỉnh quyết định. Để thực hiện đƣợc bƣớc này, trung tâm phải tiến hành điều tra nhu cầu ngƣời học, kết hợp với yêu cầu đào tạo nhân lực của các cơ quan, xí nghiệp, cơng ty và các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện trong tháng 7 và tháng 8 hàng năm.

2. Thẩm định kế hoạch: Khoảng tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm đại

diện các sở, ban, ngành chức năng tỉnh (Sở kế hoạch - Đầu tƣ ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tài chính; Sở Nội Vụ) nghe trung tâm báo cáo, thẩm định điều kiện sau đó thống nhất ý kiến về số lƣợng lớp, số ngành đào tạo, chỉ tiêu số lƣợng học viên đào tạo ở mỗi lớp trình UBND tỉnh ra quyết định giao chỉ tiêu.

3. Ký quyết định UBND tỉnh ban hành giao chỉ tiêu kế hoạch mở lớp:

Khoảng tháng 01 (hoặc tháng 02) hàng năm, căn cứ tờ trình của Sở GD-ĐT, UBND tỉnh ban hành văn bản, giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo cho các đơn vị có chức năng đào tạo trong tồn tỉnh.

4. Gửi công văn xin liên kết mở lớp: Sau khi có quyết định giao chỉ tiêu

trƣờng (kèm theo quyết định giao chỉ tiêu của UBND tỉnh). Bƣớc này thƣờng thực hiện vào tháng 2 của năm sau.

Trong quá trình thực hiện, do phải qua các bƣớc nhƣ trên, mất nhiều thời gian, nên công văn của trung tâm gửi đến các đơn vị liên kết và Bộ GD- ĐT, thƣờng chậm (theo quy định là tháng 11 hàng năm, nhƣng thƣờng là tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau, trung tâm mới hoàn tất thủ tục).

Nhƣ vậy, công tác tuyển sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình liên kết đào tạo, nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan và khách quan. Ta có thể tóm tắt quy trình tuyển sinh ở bảng 2.9 dƣới đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học tại trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh nam định (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)