Các nhóm đối tượng được khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học tại trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh nam định (Trang 66 - 80)

TT Đối tƣợng đƣợc khảo sát Số lƣợng

1

Một số cán bộ lãnh đạo, trƣởng phòng ban chuyên môn sở GD& ĐT và sở ban ngành hữu quan của tỉnh

17

2 BGĐ và một số cán bộ, giáo viên của các trung tâm

GDTX trong tỉnh 37

3

Lãnh đạo trƣờng, lãnh đạo khoa phụ trách công tác đào tạo tại chức của đơn vị liên kết đào tạo, giảng viên đại học tham gia giảng dạy các lớp liên kết ở trung tâm

25

4

BGĐ, Lãnh đạo các phòng, cán bộ giáo viên làm công tác giảng dạy và trục tiếp quản lý các lớp tại trung tâm

21

5 Học viên đã tốt nghiệp và đang học tập tại trung

tâm 100

Mức cho điểm đánh giá các phiếu khảo sát theo thang bậc 5 đƣợc mô tả: - Mức 1: đƣợc đánh giá là Kém;

- Mức 2: đƣợc đánh giá là Yếu;

- Mức 3: đƣợc đánh giá là Trung bình; - Mức 4 đƣợc đánh giá là Khá;

- Mức 5: đƣợc đánh giá là Tốt. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.12: Kết quả điều tra về thực trạng quản lý hoạt động LKĐTđại học hệ VLVH của Trung tâm ĐTBDTC tỉnh Nam Định

TT

Ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo VLVH của Trung tâm ĐTBDTC

Số lƣợng ngƣời đánh giá

theo từng tiêu chí Điểm TB 1 2 3 4 5

1 Chất lượng, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo

viên và nhân viên trung tâm ĐTBDTC tỉnh. 0 1 12 70 117 4,515

2 Quy mơ phát triển các hình thức liên kết đào

tạo 0 19 20 120 41 3,915

3 Quy mô liên kết đào tạo VLVH từ năm 2005

đến 2010. 0 20 17 120 44 3,935

4

Quản lý công tác tuyển sinh: ( theo quy trình tuyển sinh liên kết đào tạoVLVH tại trung tâmĐTBDTC)

7 9 21 119 44 3,92

5 Quản lý chương trình và kế hoạch đào tạo.

7 8 20 160 5 3,74

6 Quản lý quá trình dạy và học.

0 3 7 10 180 4,84

7 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy

học và tài chính. 0 2 5 11 182 4,87

Bảng 2.13: Kết quả điều tra thực trạng quản lý hoạt động LKĐT đại học hệ VLVH của Trung tâm ĐTBDTC tỉnh Nam Định

TT

Ý kiến đánh giá về thực trạng

quản lý hoạt động liên kết đào tạo VLVH của Trung tâm ĐTBDTC

Số lƣợng ngƣời đánh giá

theo từng tiêu chí Điểm TB 1 2 3 4 5

1

- Lập kế hoạch liên kết đào tạo: (xác

định nhu cầu ĐTBD, xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch.Kiểm tra đánh giá)

0 5 21 117 57 4,13

2

- Tổ chức thực hiện hoạt động liên kết đào tạo:Tổ chức quán triệt, hướng

dẫn các tổ chức cá nhân liên quan.Phối hợp các trường liên kết thực hiện hợp đồng đào tạo. Kiểm tra giám sát thực hiện.)

1 3 17 118 61 4,175

3

- Chỉ đạo hoạt động liên kết đào tạo:

(Xử lý các văn bản.Thực hiện và vận dụng quy chế liên kết đào tạo. Phối hợp các trường Đại học, các bộ phận liên quan để chỉ đạo thực hiện hợp đồng liên kết).

0 5 23 109 63 4,15

4

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động liên kết đào tạo:( quá trình thực hiện kế

hoạch đào tạo bồi dưỡng)

1 6 22 109 62 4,125

5

Nhận xét: Kết quả điều tra ở các bảng trên cho thấy hầu hết các hoạt

động quản lý LKĐT ở trung tâm đƣợc đánh giá ở mức khá. Hoạt động đƣợc đánh giá ở mức thấp nhất là quản lý chƣơng trình và kế hoạch đào tạo. Đây là vấn đề mà trong thực tiễn quản lý tại trung tâm đang gặp những khó khăn nhất định. Vì thực tế chƣơng trình và kế hoạch là do các trƣờng ĐH chủ động phối hợp với trung tâm xây dựng và trực tiếp điều hành. Trung tâm chỉ có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch, phản hồi các bất cập trong quá trình thực hiện và đề xuất xử lý. Chính vì vậy vẫn tồn tại nhiều bất cập ở hoạt động này. Các ý kiến đánh giá về quy trình quản lý LKĐT( lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá) đều ở mức khá. Tuy nhiên cũng còn nhiều ý kiến cho rằng cơng tác này cịn ở mức yếu. Trong thực tiễn việc xây dựng kế hoạch , triển khai chỉ đạo và kiểm tra đánh giá cịn có vấn đề chƣa ăn khớp, xử lý còn gặp nhiều vƣớng mắc. Cần quan tâm và khắc phục nhiều. Xử lý thực hiện quy trình tốt thì quản lý LKĐT mới thu đƣợc hiệu quả cao.

2.4.1. Những mặt mạnh

2.4.1.1. Nội lực Trung tâm

- Trung tâm ĐT-BD tại chức tỉnh Nam Định trải qua 36 năm xây dựng, phát triển, trƣởng thành đã và đang liên kết đào tạo với 12 trƣờng đại học, trong đó có nhiều trƣờng có danh tiếng, trƣờng trọng điểm của đất nƣớc.

- Trung tâm có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề.

- Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ giảng dạy và học tập tốt

2.4.1.2. Trường đại học

Có sự phối hợp, tổ chức, quản lý hoạt động LKĐT giữa Trung tâm và các trƣờng đại học (trực tiếp là khoa đào tạo và khoa giáo dục khơng chính quy của các trƣờng đại học rất tốt, đặc biệt là trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, Đại học Hà nội, Đại học Thƣơng mại, Đại học Luật, Viện Đại học mở Hà nội gồm các ngành GD tiểu học, GD mầm non, các khoa Văn, Toán, Lý, Hoá, Sử, Địa, Tin …) và các trƣờng: Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông

vận tải, Đại học thƣơng mại, nhiều hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, lãnh đạo khoa, lãnh đạo phòng đào tạo trực tiếp cùng về phối hợp tổ chức quản lý, kiểm tra sự lien kết đào tạo, thúc đẩy nâng cao chất lƣợng giảng dạy, đào tạo.

- Kế hoạch đào tạo, chƣơng trình đào tạo và học liệu đào tạo phục vụ tƣơng đối đúng, đủ, kịp thời cho học viên nghiên cứu, học tập.

- Quy chế học tập, thi cử đảm bảo đúng quy chế của Bộ GD-ĐT.

2.4.1.3. Học viên

- Khoảng 80% tổng số học viên học tập tại Trung tâm là cán bộ, công chức Nhà nƣớc, sự nghiệp, huyện, thành phố, xã, phƣờng, thị trấn, các doanh nghiệp, nhiều đồng chí học văn bằng 2, văn bằng 3. Khoảng 20% tổng số học viên là con em nhân dân lao động.

Mục đích đi đào tạo để trang bị kiến thức về lý luận chính trị, chun mơn, kỹ năng quản lý nhà nƣớc, kiến thức ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất chính trị tốt, tận tuỵ phục vụ đất nƣớc, phục vụ nhân dân và cơ quan, đơn vị.

Tinh thần, ý thức học tập, rèn luyện của học viên tốt. Tinh thần tự quản tốt, cùng chủ nhiệm lớp quản lý lớp học chặt chẽ (sổ kiểm diện, sổ đầu bài, theo dõi kết quả học tập, thi cử …)

2.4.1.4. Địa phương:

- Có sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của Sở GD-ĐT, UBND tỉnh, Sở tài chính, Sở kế hoạch- Đầu tƣ, Sở nội vụ … về đầu tƣ kinh phí, kế hoạch đào tạo, điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

- Nhiều lớp đƣợc tỉnh đầu tƣ kinh phí đào tạo từ nguồn ngân sách, chƣơng trình mục tiêu.

2.4.1.5. Kết quả học tập

Kết quả học tập, thi tốt nghiệp của học viên mỗi năm một nâng cao, là nguồn động lực thúc đẩy các lớp khoá sau thi đua và tin tƣởng học tập tốt, rèn luyện tốt, tạo niềm tin đối với ngƣời học và xã hội, cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.14: Kết quả học tập, thi tốt nghiệp của học viên từ năm 2005 đến năm 2010 Đơn vị : (%) Năm học Loại 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010 Giỏi 5 5,7 6,2 5,5 6,5 Khá 54,5 59 61 68 70 Trung bình 39 34 32 26 23 Không đạt 1,5 1,3 0,8 0,5 0,5

(Nguồn: trung tâm ĐTBDTC Nam Định)

2.4.2 Những mặt yếu

- Cơng tác điều tra nhu cầu ngƣời học cịn yếu chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch phát triển liên kết đào tạo VLVH có tính chất lâu dài.

- Sự phối hợp giữa các đơn vị phòng tổ chuyên môn trong việc giải quyết công việc chƣa đồng bộ hiệu quả công tác chƣa cao.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học tuy đã đƣợc tăng cƣờng, song vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cần thiết để nâng cao chất lƣợng đào tạo.

- Công tác quản lý học viên còn nhiều bất cập, chƣa kiên quyết trong việc sử lý những trƣờng hợp vi phạm quy chế kiểm tra thi cử.

- Chất lƣợng đào tạo chƣa đồng đều, tỷ lệ học viên nghỉ học, thơi học vẫn cịn , kỷ cƣơng nền nếp học tập đôi khi bị buông lỏng.

- Mở rộng liên kết hợp tác giáo dục- đào tạo với nƣớc ngoài chƣa thực hiện đƣợc.

- Việc quản lý đầu ra chƣa đƣợc khảo sát, đánh giá mà đây là khâu vô cùng quan trọng là cơ sở thực tiễn để khẳng định mơ hình liên kết đào tạo VLVH tồn tại và phát triển.

2.4.3. Những thuận lợi

- Tập thể cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên đồn kết nhất trí, có ý thức tinh thần trách nhiệm trong công tác, mọi ngƣời nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ và quyền lợi công tác của mình, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong cơng tác, có tinh thần khắc phục khó khăn phấn đáu vƣơn lên hoàn thành nhiệm vụ đƣợc UBND tỉnh, Sở GD-ĐT và Trung tâm giao cho.

- Trung tâm luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo và tạo điều kiện giúp đỡ của UBND tỉnh Nam Định, Sở Giáo dục- Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch – Đàu tƣ.

- Trung tâm nhận đƣợc sự hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ đào tạo của 12 trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chun nghiệp. Do đó quy mơ đào tạo của Trung tâm ngày càng đƣợc mở rộng, có nhiều nghành đạo tạo mới phù hợp đáp ứng nhu cầu của ngƣời học.

- Trung tâm đƣợc trang bị và đầu tƣ thêm về cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy, học tập, nơi ăn ở, làm việc của cán bộ, giáo viên từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ công tác đào tạo trong giai đoạn đất nƣớc đổi mới.

2.4.4. Những khó khăn

2.4.4.1. Đối với các trường đại học

- Một số trƣờng đại học việc quản lý đào tạo do khoa tại chức đảm nhiệm ƣu điểm mang tính tập trung, có tính chun mơn hố cao nhƣng không phải trƣờng nào cũng có 1 khoa quản lý chuyên trách riêng, cũng có trƣờng lại giao việc quản lý đào tạo của mỗi tỉnh cho 1 khoa phụ trách ... cách quản lý này dẫn đến sự chồng chéo trách nhiệm, khó điều động giáo viên, mang tính thoả thuận giữa các khoa là những bộ phận đồng cấp ... Do vậy, dễ

tạo ra những tiêu cực trong giảng dạy và do tính khơng chun mơn quản lý lỏng lẻo, tạo kẽ hở trong quản lý đào tạo.

- Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần của một số trƣờng Đại học thƣờng chậm, dẫn đến việc dồn ép thi 1 đợt tới 5 đến 6 mơn. Hoặc thi lại dồn ép có đợt tới 6 đến 7 môn.

- Đặc thù VLVH nhƣng một số trƣờng có ngân hàng đề nhƣ học tập chính quy nên khi thi học viên làm bài kết quả thấp (có mơn tới 60% học viên phải thi lại).

- Có trƣờng chƣơng trình học tập q nặng, có trƣờng học cả mơn giáo dục quốc phịng không phù hợp với hệ VLVH.

2.4.4.2. Đối với Trung tâm

- Cán bộ quản lý có kinh nghiệm thay nhau về hƣu, cán bộ trẻ thay thế kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, mặt khác chƣa qua đào tạo làm công tác quản lý nên trong thực tiễn làm công tác quản lý, xử lý, giải quyết cơng việc cịn lúng túng.

- Cán bộ, giáo viên đƣợc điều động từ trƣờng phổ thông sang. Đặc biệt tuổi đời của giáo viên còn chênh lệch nhiều so với tuổi đời của học viên, và học viên nhiều đồng chí là lãnh đạo, học văn bằng 2 do vậy, trong quản lý đào tạo cũng gặp một số khó khăn nhất định.

- CSVC của trung tâm mặc dù đã đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ song so với yêu cầu đổi mới của sự nghiệp GD-ĐT địi hỏi trung tâm phải khơng ngừng đổi mới hơn nữa về mọi mặt mới đáp ứng đƣợc.

- Cơ cấu ngành nghề đào tạo tiếp tục đƣợc tiến hành khảo sát, nghiên cứu để phù hợp với nhu cầu ngƣời học, nhu cầu xã hội thờì kỳ kinh tế thị trƣờng, hội nhập Quốc tế...

2.4.4.3. Đối với học viên

- Do điều kiện vừa làm vừa học, cơng tác là chính, có một bộ phận học viên coi việc đi học là để hợp lý hố bằng cấp nên có tƣ tƣởng trung bình chủ nghĩa. Mặt khác tuổi đời của học viên quá chênh lệch nhau; có nhiều học

viên nghỉ học đã lâu kiến thức bị mai một ảnh hƣởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu bài mới kiến thức hiện đại.

- Thời gian đầu tƣ cho việc tự nghiên cứu bài học cịn ít, việc tổ chức trao đổi, hội thảo khoa học ít, nên kết quả học tập chƣa cao, tỷ lệ đỗ loại khá, giỏi không cao. Nặng lý thuyết, hạn chế năng lực thực hành, hạn chế tính tƣ duy, sáng tạo.

Có thể tóm tắt nhƣ sau:

Mạnh:

- Có bề dày truyền thống 36 năm xây dựng và phát triển.. Kinh nghiệm của nhiều năm hoạt động LKĐT tại chức. - Có mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh.

- Đội ngũ CBGV- CNV nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. Mơi trƣờng làm việc, giáo dục tốt.

Yếu:

- Trình độ năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo không đồng đều. - Công tác tuyên truyền nâng cao hiều biết về vai trò của trung tâm trong việc tạo cơ hội học suốt đời cho mọi ngƣời còn hạn chế.

- Thiết bị dạy học hiện đại đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lƣợng giáo dục chƣa đƣợc trang bị hiện đại.

- Chất lƣợng đầu vào không đồng đều. Hiệu quả chất lƣợng đầu ra chƣa đƣợc đánh giá sát thực.

Thuận lợi:

- Sự quan tâm chi đạo của các cấp lãnh đạo.

- Sự hợp tác liên kết của nhiều trƣờng Đại học. Quy mô đào tạo ngày càng đƣợc mở rộng. Các ngành đạo tạo phong phú phù hợp với nhu cầu ngƣời học.

- Nhu cầu về nguồn nhân lực của tỉnh, đang trong quá trình phát triển và hội nhập.

Khó khăn:

- Trong XH cịn có những nhận thức chƣa đúng về hình thức đào tạo VLVH - Các cơ quan, doanh nghiệp chƣa thực sự công bằng trong việc tuyển dụng lao động giữa ngƣời tốt nghiệp đại học theo hệ chính quy và ngƣời tốt nghiệp theo hệ VLVH ( do một số quy định của địa phƣơng).

Tiểu kết chƣơng 2

Đánh giá thực trạng quản lý đào tạo VLVH tại trung tâm ĐTBDTC Nam Định cho thấy:

- Ngành nghề đào tạo đa dạng nhiều cấp bậc, trình độ, chất lƣợng tuyển sinh đầu vào khơng đồng đều và nhìn chung cịn bất cập do mặt bằng chung và tính đa dạng, đặc biệt về động cơ, ý thức và tinh thần học tập, phƣơng pháp tiếp thu kiến thức của học viên còn nhiều bất cập và nhiều vấn đề phải quan tâm.

- Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên còn nhiều bất cập, hiệu quả và chất lƣợng đào tạo còn bộc lộ khá nhiều yếu tố cần phải bổ sung các giải pháp để tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả quản lý LKĐT của trung tâm. - Qua việc nghiên cứu thực trạng quản lý LKĐT hệ VLVH tại trung tâm, chúng tôi nhận thấy đã đến lúc phải tìm ra các giải pháp phù hợp để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động liên kết đào tạo đại học hệ vừa làm vừa học tại trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh nam định (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)