Học sinh có thể viết bài theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Mở bài: dẫn dắt, nêu vấn đề và giới hạn. 0,5
* Giải thích “tiếng lịng”: là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm… Trong hai bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung của Bác.
* Chứng minh:
- Hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ.
- Là tình yêu thiên nhiên thiết tha, phong thái ung dung của Bác:
+ Trong bài thơ “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo. Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người. Bài thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ “lồng” được nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ…
+ Trong bài thơ “Rằm tháng giêng”, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dịng sơng xuân mênh mang của đêm ngun tiêu. Bầu trời, vầng trăng và dịng sơng tưởng như khơng có giới hạn. Điệp từ “xuân” được nhắc đi nhắc lại ba lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thủy, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng, rực rỡ, tràn đầy sức sống của vạn vật, con người…
- Là tình yêu nước sâu sắc của Bác:
+ Trong bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” khơng phải chỉ vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà cịn vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc…
+ Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trong huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nước, Người vẫn vừa đắm say tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho vận mệnh dân tộc…
0,5
* Đặc sắc về nghệ thuật: Hai bài thơ có nhiều hình ảnh thiên nhiên đẹp, màu sắc cổ điển mà bình dị tự nhiên; sử dụng hiệu quả phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lịng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
0,5
c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề, liên hệ hoặc bộc lộ cảm xúc. 0,5
Điểm toàn bài (20
điểm)
---------------------
ĐỀ 06I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Tự nhiên lại gọi tên làng Như là đứa trẻ lạc đường gọi cha
Giật mình như vạc ăn xa Qua đêm mới kịp nhận ra chân trời
Bàn chân nhẵn bắc, nam rồi Thương về cái cổng cóc ngồi dầm mưa
Miếng cà nhai tự ngày xưa Bây giờ nghe lại vẫn chưa hết giòn
(Dấu quê, Nguyễn Minh Châu, Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ văn lớp 7,
NXB Giáo dục, 2004, tr.46)
Câu 1. (1,0 điểm): Xác định thể thơ
Câu 2. (1,0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
Câu 3. (1,0 điểm): Xa quê hương, nhân vật trữ tình nhớ về những hình ảnh nào ? Câu 4. (1,0 điểm): Từ ý nghĩa đoạn thơ trên, hãy liên hệ tình yêu quê hương trong bản thân em ? (trình bày từ 6 đến 8 dịng)